Bloomberg nói về giấc mơ vỡ nát ở VN
- Thứ Ba, 27 tháng Mười Một năm 2012 02:35
- Tác Giả: BBC
Nhân viên môi trường làm việc gần các tòa nhà ở Hà Nội hôm 4/10
Nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào bất động sản thay vì vào ngành nghề chính của họ
Hãng tin kinh doanh Bloomberg vừa có bài viết dài nói về các giấc mơ làm giàu từ bất động sản đã tan vỡ ở Việt Nam.
Bài viết mở đầu với vẻ ngoài bóng nhoáng của tòa tháp đôi thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN mà khi tới gần người ta sẽ thấy cửa vào ngổn ngang gạch đất trong khi nhiều cửa sổ chưa được lắp đặt.
Đây được xem là một trong những ví dụ về sự phát triển dựa vào tín dụng dễ dãi và đầu cơ bất động sản hiện đang treo trên đầu các ngân hàng.
Tác giả bài viết, Nick Heath, nói EVN bắt đầu xây dựng hai tòa tháp đôi, 33 và 29 tầng, từ năm 2007, năm mà mức tăng trưởng tín dụng 54% đã mang lại sự phát triển kinh tế nhanh nhất kể từ năm 1996.
Nhưng giờ kinh tế đã giảm tốc, các ngân hàng chật vật với số nợ xấu gia tăng trong khi các dự án bất động sản dở dang cùng các khu nhà văn phòng trống rỗng và giá cho thuê giảm đi càng làm cho nợ xấu lên cao.
"Các ngân hàng quá nôn nóng khi cho vay và một số dự án xây dựng không được tính toán kỹ," ông Stephen Wyatt, Giám đốc điều hành của công ty môi giới bất động sản Knight Frank Vietnam ở thành phố Hồ Chí Minh được dẫn lời nói.
Các số liệu mới nhất cho thấy kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 4,7% trong quý III năm nay so với mức trên 7% trong suốt giai đoạn từ 2002 tới hết quý I của năm 2008.
Bloomberg nói các nhà hoạch định chính sách đã tăng lãi suất trong năm 2010 và 2011 để hạn chế cho vay sau khi làn sóng tín dụng trong các năm trước đó khiến Việt Nam có mức lạm phát cao nhất Châu Á.
Và nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả và chuyển tiền sang phát triển bất động sản đã trở thành nạn nhân của đợt siết chặt tín dụng
Đầu tư bất động sản
Tác giả Nick Heath dẫn số liệu của cơ quan kiểm toán Việt Nam nói rằng các khoản đầu tư ngoài ngành nghề chính như vào bất động sản và cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước ở mức 12% vốn điều lệ.
Chính Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi tháng 10 đã kêu gọi chấm dứt những khoản đầu tư như vậy.
Bloomberg dẫn số liệu từ các nhà môi giới bất động sản quốc tế cho thấy giá thuê văn phòng và bán lẻ ở hai thành phố lớn nhất, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã giảm mạnh do nguồn cung tăng cao vào đúng lúc kinh tế chững lại.
Một nhà môi giới, hãng CBRE có trụ sở ở Los Angeles, nói lượng không gian văn phòng và bán lẻ tính từ đầu năm 2011 đã tăng bằng mức của bốn năm trước đó cộng lại.
Theo CBRE, giá thuê văn phòng ở khu đắt nhất Hà Nội hồi năm 2009 là 47 đôla Mỹ/m2/tháng hồi, hơn gấp đôi so với Bangkok và Kuala Lumpur vào cùng thời điểm.
Mức giá này đã giảm 11% xuống còn 42 đô la trong quý III năm nay.
Trong khi đó giá thuê văn phòng ở một số khu trung tâm khác ở Hà Nội đã giảm từ 22-39% kể từ quý I năm 2009.
Nợ xấu
Tình trạng bi đát trong lĩnh vực bất động sản tạo nguy cơ các nhà đầu tư rời bỏ dự án và ngân hàng gánh lấy khoản nợ khó đòi.
Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói tại Quốc hội hôm 31/10 rằng cho vay trong lĩnh vực bất động sản ở mức hơn 200.000 tỷ đồng, tức khoảng gần 10 tỷ đô la, tính tới 31/8/2012 và tỷ lệ nợ xấu là 6,6%.
Ông Dũng cũng được dẫn lời nói nếu tính tất cả các khoản vay có liên quan tới bất động sản, bao gồm cả vay thế chấp bất động sản thì tổng các khoản vay như vậy chiếm 57% tổng dư nợ, tức ở mức 1 triệu tỷ đồng (gần 49 tỷ đô la Mỹ).
Nhà bỏ không ở Hà Nội
Thị trường bất động sản co hẹp gây rủi ro chủ đầu tư bỏ dự án và ngân hàng gánh nợ xấu
Trong khi đó thị trường bất động sản sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn do nguồn cung vẫn tăng trong khi tăng trưởng kinh tế còn chậm.
Hãng môi giới bất động sản CBRE được dẫn lời nói khoảng 650.000 m2 không gian bán lẻ sẽ được bổ sung vào thị trường Hà Nội từ cuối quý III năm nay tới cuối năm 2013.
Hiện tại doanh số bán lẻ ở Việt Nam đã chậm lại ở mức hơn 17% trong tháng Mười so với cùng kỳ năm ngoái và đây là mức thấp nhất kể từ tháng Giêng năm 2005.
Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam có chỉ số tồi tệ nhất ở Châu Á trong năm 2011, giảm 23% kể từ mức cao nhất đạt được hôm 8/5.
Các nhà phân tích được Bloomberg dẫn lời nói nợ xấu ở Việt Nam có thể cao hơn nhiều so với mức 8,8% mà quan chức đưa ra.
Thậm chí Fitch Ratings nói hồi tháng Ba năm nay rằng con số thực tế có thể cao gấp ba hay bốn lần.
Cựu chuyên gia thống kê của Liên Hiệp Quốc Vũ Quang Việt tuần trước ước tính rằng tổng nợ công của Việt Nam ít nhất là 115 tỷ đô la Mỹ trong đó nợ xấu theo mức chính thức đã là hơn 10 tỷ đô la.
Tin mới
- Tàu hải quân Úc bị đột nhập, cướp súng - 02/12/2012 00:06
- Người gốc Á chiếm đa số trong ngành kỹ thuật Bắc California - 01/12/2012 02:38
- Tốn 8.2 triệu USD, hơn 22% công chức vẫn dốt - 30/11/2012 23:27
- Băng ở hai cực tan nhanh hơn do tác động biến đổi khí hậu - 30/11/2012 22:59
- Các nhà tài trợ thỏa thuận hỗ trợ Hy Lạp 44 tỉ euro - 29/11/2012 21:16
- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bị kiện - 29/11/2012 06:04
- Ðặc sứ Mỹ tại Pakistan và Afghanistan từ chức - 28/11/2012 21:27
- Gần 9 triệu người Việt Nam mắc bệnh tâm thần - 28/11/2012 21:16
- Chủ tịch Sang cảnh báo tồn vong chế độ - 28/11/2012 00:07
- Nữ Thủ tướng Thái Lan "hút hồn" nhiều chính khách - 27/11/2012 23:20
Các tin khác
- Việt-Nhật 'nhận thức chung về biển' - 27/11/2012 02:23
- Bộ Ngoại Giao Mỹ cháy, 3 bị thương trầm trọng - 27/11/2012 01:24
- LM Mai Khải Hoàn và LM Xuân Nguyên giã từ St. Barbara, giáo dân vẫn xôn xao - 26/11/2012 18:07
- Trung Quốc giúp Lào xây đường sắt 7 tỷ USD - 25/11/2012 03:42
- Đề Cử Phó Thị Trưởng Sj Madison Nguyễn Thêm 2 Năm - 24/11/2012 23:58
- Bắc Kinh bất lực trước làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng - 24/11/2012 21:43
- Phi hành gia có thể sinh sống trên sao Hỏa - 24/11/2012 06:57
- Israel bắn vào đám đông Palestine sát biên giới - 24/11/2012 06:07
- Trung Quốc khai thác mỏ tại Afghanistan - 24/11/2012 05:56
- Trung Quốc buộc phải xét lại chiến lược để duy trì ảnh hưởng ở Miến Điện - 23/11/2012 22:14