Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hội Đồng Nhân Quyền LHQ lập cơ quan điều tra tội ác tại Miến Điện

myanmar-rohingya-un


Người tị nạn Rohingya trên đường chạy lánh nạn sang Bangladesh. Ảnh chụp ngày 12/11/2017.
REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

Ngày 27/09/2018, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc quyết định lập nhóm phụ trách thu thập bằng chứng về các tội ác nghiêm trọng nhất xảy ra tại Miến Điện từ năm 2011, trong đó có các vụ liên quan đến người Hồi Giáo Rohingya bị truy bức.

Những bằng chứng này có thể sẽ được sử dụng tại các tòa án.

Nghị quyết về vấn đề này được Liên Hiệp Châu Âu và Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo đề xuất và đã được thông qua với 35 phiếu thuận trên tổng số 47 nước hiện là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền.

Ba nước bỏ phiếu chống là Trung Quốc, Philippines và Burundi.
 Hai nước không bỏ phiếu là Venezuela và Cuba.
 Bẩy thành viên khác vắng mặt.

Quyết định của Hội Đồng Nhân Quyền sẽ còn chờ Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.
Tuy nhiên, hai tổ chức Ân Xá Quốc Tế và Quan Sát Nhân Quyền đã lên tiếng hoan nghênh.
 Riêng Trung Quốc, thông qua ngoại trưởng Vương Nghị, cho rằng không nên « quốc tế hóa » giải pháp về vấn đề người tị nạn Rohingya.

Với ông Rolando Gomez, phát ngôn viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, khi trả lời AFP, đây là « lần đầu tiên, một cơ chế như vậy được Hội Đồng Nhân Quyền thành lập ».

Quyết định thành lập nhóm thu thập bằng chứng về các tội ác tại Miến Điện là bước tiếp theo sau khi một phái bộ của Liên Hiệp Quốc đặc trách về Miến Điện công bố một bản báo cáo vào cuối tháng 8/2018.

Trong đó, các nhà điều tra yêu cầu đưa nhiều tướng lĩnh quan trọng của quân đội Miến Điện ra Tòa án Công lý Quốc tế về « tội diệt chủng ở miền bắc bang Rakhine, cũng như các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh tại các bang Rakhine, Kachin và Shan ».
Cố vấn Nhà nước kiêm ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi vẫn giữ im lặng về các vụ truy bức người Hồi Giáo Rohingya.

Để phản đối thái độ của giải Nobel Hòa Bình, ngày 27/09/2018, các nghị sĩ Canada đã quyết định rút quốc tịch Canada danh dự được trao cho bà Aung San Suu Kyi vào năm 2007 khi bà còn bị quản thúc tại gia.

Switch mode views: