Tòa Án Hình Sự Quốc Tế điều tra về hồ sơ Rohingya
- Thứ Tư, 19 tháng Chín năm 2018 18:14
- Tác Giả: Thụy My
Ba thành viên của ủy ban quốc tế điều tra về Miến Điện họp báo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève ngày 18/09/2018.
Reuters
Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) hôm qua 18/09/2018 loan báo bắt đầu xem xét sơ khởi về cáo buộc Miến Điện xua đuổi người Rohingya sang Bangladesh.
Công tố viên Fatou Bensouda trong thông cáo cho biết đã quyết định như trên.
Đây là giai đoạn đầu tiên của tiến trình có thể dẫn đến một cuộc điều tra chính thức của tòa án quốc tế có trụ sở tại La Haye, và cuối cùng là kết án.
Theo bà Bensouda, « việc kiểm tra sơ khởi có thể tính đến một số hành động cưỡng bức khiến người Rohingya buộc lòng phải di tản, nhất là việc vi phạm các quyền căn bản, các vụ giết người, bắt cóc, bạo hành tình dục, phá hủy nhà cửa, cướp bóc ».
Bà nói : « Cơ quan chúng tôi cũng tìm cách xác định xem có các tội ác khác liên quan đến điều 7 Quy chế Roma hay không ».
Quy chế Roma xác định về các tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại mà ICC có thẩm quyền.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm nay hoan nghênh « việc Tòa Án Hình Sự Quốc Tế mở ra một con đường quan trọng để mang lại công lý cho người Rohingya ».
Theo HRW, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cần phải đưa tình hình Miến Điện ra trước ICC.
Cách đây hai tuần, ICC đã chấp nhận thụ lý điều tra về việc đày ải người thiểu số Rohingya, có thể coi là tội ác chống nhân loại.
Trong năm 2017, trên 700.000 người Rohingya theo đạo Hồi, bị quân đội và dân quân Phật giáo Miến Điện tấn công, đã phải chạy trốn sang Bangladesh.
Miến Điện kiên quyết bác bỏ các cáo buộc, cho rằng ICC không có thẩm quyền xét xử.
Tin mới
- Thượng đỉnh Liên Triều 3 : Tổng thống Hàn Quốc táo bạo hay ngây thơ ? - 21/09/2018 00:08
- Mỹ tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên về phi hạt nhân hóa - 20/09/2018 23:42
- Mỹ-Philippines thảo luận về hồ sơ Biển Đông - 20/09/2018 22:48
- Cựu thủ tướng Malaysia ra tòa, bị cáo buộc biển thủ 681 triệu đô la - 20/09/2018 22:38
- Châu Âu: Hồ sơ nhập cư và Brexit vẫn gây chia rẽ ở thượng đỉnh Salzbourg - 20/09/2018 20:47
- Vì sao Viktor Orban đặt dân Hungary trong nỗi sợ tứ bề thọ địch ? - 20/09/2018 20:35
- Phi cơ Nga bị bắn hạ ở Syria, Israel cử phái đoàn đến Matxcơva - 20/09/2018 15:52
- Ankara tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ - 20/09/2018 15:45
- Lãnh đạo Nam Bắc Triều Tiên viếng thăm đỉnh núi thiêng Paektu - 20/09/2018 15:35
- Tàu ngầm Nhật tập trận ở Biển Đông: Tokyo thách thức Bắc Kinh mạnh hơn - 19/09/2018 18:21
Các tin khác
- Mỹ buộc truyền thông Trung Quốc đăng ký như cơ quan nước ngoài - 19/09/2018 18:06
- Máy bay Nga bị bắn hạ tại Syria : Putin và Netanyahu đấu dịu - 19/09/2018 16:47
- Vì sao Nga bị cáo buộc « can thiệp » vào Macedonia ? - 19/09/2018 16:37
- Ba Lan sẵn sàng chi 2 tỉ đô la để có căn cứ quân sự Mỹ - 19/09/2018 16:28
- Đức : Angela Merkel cách chức lãnh đạo sở phản gián - 19/09/2018 16:21
- Ông Đinh Việt đứng đầu về pháp lý và chính sách cho Công ty Fox mới - 19/09/2018 02:18
- Mỹ: Trump chính thức áp thuế đợt 2 lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc. - 19/09/2018 02:06
- Phi hạt nhân hóa bế tắc nhưng quan hệ liên Triều tiếp tục cải thiện - 18/09/2018 22:58
- Trừng phạt Bình Nhưỡng: Mỹ, Nga đấu khẩu dữ dội tại Hội Đồng Bảo An - 18/09/2018 22:48
- Venezuela : Dân đói kém, tổng thống xài sang - 18/09/2018 20:26