Cuộc đọ sức Trump - Erdogan đi về đâu ?
- Thứ Sáu, 17 tháng Tám năm 2018 16:54
- Tác Giả: Tú Anh
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tại thượng đỉnh Nato, Bruxelles ngày 11/07/2018.
REUTERS/Kevin Lamarque
Với hai đấu thủ đều háo thắng, tổng thống Donald Trump nóng nảy như núi lửa và tổng thống Erdogan nhà độc tài tự ái, cuộc đọ sức giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hai đồng minh trong NATO, liệu sẽ kết thúc ra sao ?
Giới phân tích không dám phiêu lưu tiên đoán ai sẽ nhượng ai trước, nhưng cho rằng chính quyền Ankara sẽ bị thiệt hại nặng hơn Mỹ nếu hai bên đi đến cùng.
Vào lúc tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ lung lay, Washington, qua tuyên bố của bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đe dọa ban hành thêm các biện pháp trừng phạt mới, nếu Ankara không trả tự do cho Andrew Brunson, mục sư người Mỹ bị giam cầm từ 18 tháng nay nay với tội danh « khủng bố ».
Khủng hoảng giữa hai nước thành viên NATO đã khơi nguồn từ nhiều năm nay.
Lúc đầu Ankara đòi Mỹ cho dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen với tội danh cầm đầu đảo chính hụt vào tháng 7/2016.
Giáo sĩ Fethullah Gulen là một đồng minh chính trị của tổng thống Erdogan trước khi phải chạy sang Mỹ lưu vong vào năm 1999.
Thật ra, Hoa Kỳ không từ chối trục xuất giáo sĩ Fethullah Gulen, nhưng đòi Thổ Nhĩ Kỳ phải cung cấp chứng cớ buộc tội.
Nhốt mục sư Tin lành được lợi gì ?
Đến tháng 10/2016, ba tháng sau vụ đảo chính hụt, chính quyền Ankara bắt mục sư Mỹ Andrew Brunson và quy cho nhà truyền giáo Tin lành tham gia vào cuộc binh biến mà cũng không đưa ra chứng cớ.
Theo AFP, số phận của mục sư Mỹ đến nay vẫn chưa sáng tỏ.
Cho dù đích thân Phó tổng thống Mike Pence, một tín đồ Tin lành phúc âm, đòi hỏi, một toà án Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không bỏ lệnh quản thúc.
Trái lại, theo luật sư của bị cáo, một toà khác có thẩm quyền cao hơn sẽ quyết định trong tuần này.
Chỉ trong vòng vài hôm, hai đồng minh biến thành hai kẻ đối đầu.
Tổng thống Donald Trump tăng giá biểu áp thuế lên thép và nhôm Thổ Nhĩ Kỳ.
Lệnh trừng phạt cảnh cáo này đủ làm cho đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ, đã suy yếu từ gần một năm nay, lao dốc, đe dọa nền kinh tế mong manh vì lạm phát và nợ công.
Lập tức, tổng thống Erdogan lên án Mỹ phát động « âm mưu chính trị » kêu gọi dân chúng kháng cự.
Nếu biết rằng Washington và Ankara là hai đồng minh lâu đời, có quyền lợi quân sự tương đồng, có hiệp ước an ninh chung từ thời chiến tranh lạnh, chia sẻ nhau từ ô dù hạt nhân đến căn cứ quân sự, thì cuộc đấu khẩu hiện nay là chuyện hi hữu.
Trong bài « cuộc đọ sức hai bên đều thua thiệt », Le Monde ngày 17/08/2018 nêu lên ba mối nguy hại.
Về kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nạn nhân đầu tiên, nhưng các ngân hàng quốc tế, chủ nợ của Ankara sẽ bị tác động.
Hệ quả về ngoại giao cũng không kém nghiêm trọng. Tổng thống Erdogan dọa là sẽ tìm « đồng minh mới ».
Trong bối cảnh căng thẳng với Washington, nhà lãnh đạo mang ước mơ làm đại đế thời hoàng kim Ottoman hòa giải với châu Âu, thả hai quân nhân Hy Lạp giam cầm từ 5 tháng nay và người điều hành tổ chức Ân Xá Quốc Tế tại Thổ Nhĩ Kỳ Taner Kilic.
Dụng ý của ông Erdogan là tìm hậu thuẩn của châu Âu và sử dụng lá bài di dân để gây áp lực.
Tuy nhiên, trước thái độ dè dặt của Pháp và Đức, từ chối lời mời tham gia hội nghị « bốn bên » với Nga,Thổ về tình hình Syria, Matxcơva đã lao vào chổ trống ngoại giao, ngay tức khắc gửi Serguei Lavrov sang Ankara.
Trump-Erdogan dọn cỗ cho Putin ?
Trong nhất thời, tổng thống Nga Putin ghi nhiều bàn thắng, nhất là để làm suy yếu NATO, mục tiêu chiến lược của chủ nhân điện Kremlin.
Câu hỏi quan trọng là liệu Donald Trump và Recep Erdogan, trước khi thật sự lên võ đài có suy tính kỹ hậu quả hay chưa ? Có muốn cả hai cùng thua hay không ?
Mỹ sẽ thua vì mất đồng minh nặng ký trong khu vực Trung Cận Đông bất ổn.
Còn Thổ Nhĩ Kỳ thua đậm vì lọt vào miệng cọp Nga, theo nhận định của Le Monde.
Đã vậy, khi mất thị trường Mỹ, tiền tệ và kinh tế rối loạn, sự nghiệp chính trị của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đầy bất trắc, dân chúng có để yên cho ông hay không ?
Khi sửa đổi Hiến pháp, thâu tóm quyền lực đến trọn đời, tổng thống Erdogan đã lý giải với dân : tổng thống là người có trách nhiệm tất cả.
Hạ nhiệt ?
Có lẽ vì thế mà cho dù lớn tiếng đe dọa Mỹ, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng không để tình hình suy thoái thêm.
Thứ hai vừa qua, đại sứ Mỹ tại Washington Serdar Kilic đã đến gặp cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, diều hâu John Bolton.
Tin mới
- Putin dự đám cưới ngoại trưởng Áo, chính quyền Vienna bị lên án - 18/08/2018 15:46
- Syria : Merkel báo trước đối thoại với Putin sẽ phức tạp - 18/08/2018 15:39
- Hoa Kỳ : Các cựu giám đốc CIA lên án Trump - 18/08/2018 15:23
- Không tổ chức được tại Mỹ, Trump đi Paris xem duyệt binh - 18/08/2018 15:12
- Cựu tổng thư ký LHQ Kofi Annan qua đời - 18/08/2018 14:31
- Dân chúng Mỹ lạc quan về kinh tế, tăng mức mua sắm - 17/08/2018 20:04
- Canada ‘khủng hoảng’ vì di dân bất hợp pháp từ Mỹ tràn sang - 17/08/2018 19:39
- Mỹ : Không để Trung Quốc tung hoành ở Biển Đông - 17/08/2018 19:29
- Thủ tướng Malaysia công du Trung Quốc thương lượng giảm nợ - 17/08/2018 18:08
- Mỹ lập « Nhóm hành động » để theo dõi trừng phạt Iran - 17/08/2018 17:48
Các tin khác
- Venezuela phát hành tiền mới và lập sổ phân phối xăng dầu - 17/08/2018 16:38
- Hàng ngàn người Mỹ có thể bị tước quốc tịch vì gian lận hồ sơ - 16/08/2018 22:38
- Vụ ám sát Kim Jong Nam: Tòa án Malaysia tuyên đủ bằng chứng - 16/08/2018 20:07
- TT Hàn Quốc kêu gọi Quốc Hội phê chuẩn Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm - 16/08/2018 15:35
- Qatar hứa đầu tư 15 tỉ đô la vào Thổ Nhĩ Kỳ - 16/08/2018 15:12
- Tổng thống Trump tước đặc quyền tiếp cận tin mật của cựu giám đốc CIA - 16/08/2018 15:06
- Chiến tranh thương mại: Việt Nam sẽ là nơi Trung Quốc tuồn hàng sang Mỹ - 15/08/2018 23:05
- Moon Jae In: Thượng đỉnh Bình Nhưỡng là cơ hội đi tới hiệp định hòa bình. - 15/08/2018 18:51
- Nga tranh giành ảnh hưởng với châu Âu và Trung Quốc tại châu Phi - 15/08/2018 17:29
- Vụ sập cầu ở Ý: Lực lượng cứu hộ khẩn trương tìm người sống sót - 15/08/2018 17:19