Châu Âu và Canada ký hiệp định tự do mậu dịch – CETA
- Chúa Nhật, 30 tháng Mười năm 2016 20:33
- Tác Giả: RFI
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (giữa), chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (trái) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker trước khi ký hiệp định CETA tại Bruxelles ngày 30/10/2016.
REUTERS/Eric Vidal
Sau khi bị hoãn lại do Bỉ chưa sẵn sàng vì có sự phản đối của nghị viện vùng Wallonie, hôm nay, 30/10/2016, lễ ký kết hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Canada được tiến hành tại Bruxelles, với sự chứng kiến của thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Quy trình phê chuẩn văn bản này đòi hỏi nhiều thời gian, từ 18 đến 24 tháng.
Bởi vì sau khi được nghị viện của 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng như Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn, hai bên mới có thể tiếp tục đàm phán về cơ chế trọng tài khi xẩy ra tranh chấp, đặc biệt là kiện tụng giữa các công ty đa quốc gia và Nhà nước.
Nghị viện Canada và nghị viện các tỉnh cũng phải có ý kiến vì hiệp định này làm thay đổi một số quy định trong lĩnh vực đấu thầu các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước.
Từ Bruxelles, thông tín viên Quentin Dickinson cho biết thêm thông tin về quy trình phê chuẩn văn bản này :
Việc ký kết ngày hôm nay đánh dấu bước khởi động một giai đoạn phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch CETA, kéo dài trong nhiều tháng.
Do văn bản này không được coi là ưu tiên, nên tùy theo chương trình làm việc, nghị viện của từng nước sẽ quyết định thời điểm phê chuẩn và thời gian này có thể kéo dài khoảng hai năm.
Tuy nhiên, vẫn còn có hai vấn đề pháp lý chưa được giải quyết, đó là phán quyết cuối cùng của Tòa Bảo Hiến Liên bang Đức (tòa sẽ xem xét tính hợp hiến của CETA cũng như đòi phải có bảo đảm là Berlin được quyền rút khỏi hiệp định này) và ý kiến của Tòa Án Công Lý, sau khi Bỉ đề nghị xem xét CETA có phù hợp với luật pháp châu Âu hay không.
Các thẩm phán của Tòa Án Công Lý chắc chắn sẽ ra phán quyết nhanh hơn Tòa Bảo Hiến Liên Bang Đức, nhưng thời gian chuẩn bị, chờ phán quyết của tòa, rồi phê chuẩn, cũng mất ít nhất là 18 tháng.
Có ít nguy cơ xẩy ra chống đối CETA ở một số nghị viện, bởi vì, trừ trường hợp của Bỉ, hầu như tất cả các chính phủ ở châu Âu có đa số ủng hộ tại nghị viện.''
Tin mới
- Chủ tịch Trung Quốc gặp lãnh đạo Quốc Dân Đảng - 01/11/2016 18:31
- Malaysia ký hiệp định mua tàu chiến của Trung Quốc - 01/11/2016 18:25
- Thủ tướng Malaysia cũng « xoay trục » sang Trung Quốc ? - 01/11/2016 00:23
- Iran : Bộ trưởng Tư Pháp đề nghị sửa luật về tử hình - 31/10/2016 23:50
- Dân Maroc phẫn nộ về cái chết của một người bán cá - 31/10/2016 23:43
- Thổ Nhĩ Kỳ : tổng biên tập tờ báo đối lập chính bị bắt - 31/10/2016 23:37
- Quân đội Irak tiếp tục tiến về phía đông Mossoul - 31/10/2016 23:19
- Hàn Quốc : Tổng thống có nguy cơ bị gạt khỏi quyền lực - 31/10/2016 22:32
- Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc với trọng tâm là hợp tác quốc phòng - 31/10/2016 17:51
- Bị đe dọa khủng bố, Mỹ di tản gia đình nhân viên ngoại giao ở Istanbul - 31/10/2016 01:39
Các tin khác
- Memorial : Tù chính trị tại Nga tăng gấp đôi trong một năm - 30/10/2016 20:10
- Hàn Quốc : « Quân sư » của tổng thống Park Geun Hye đầu thú - 30/10/2016 20:03
- Ấn Độ - Pakistan : Xung đột biên giới gây lo ngại - 30/10/2016 19:56
- Hà Nội tăng trấn áp, để rảnh tay bán nước cho Tàu - 30/10/2016 19:11
- Irak : Dân quân Shia cắt đường tiếp liệu của Daech - 29/10/2016 22:11
- FBI mở điều tra về vụ sử dụng e-mail của Hillary Clinton - 29/10/2016 21:42
- Liên Hiệp Quốc loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền - 29/10/2016 20:33
- Cổ phiếu xuống giá, CEO Amazon mất $3 tỷ trong một giờ - 29/10/2016 16:29
- Biển Đông: Tuần duyên Trung Quốc đã rút khỏi Scarborough ? - 29/10/2016 14:47
- Tay Sát Thủ Của Gia Đình Clinton Thú Nhận Giết Người - 28/10/2016 23:52