Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bắc Kinh lại tố Nhật gây nguy hiểm cho chiến đấu cơ Trung Quốc

senkaku diaoyu

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm ba đảo nhỏ Uotsuri (phía trên), Minamikojima (giữa) và Kitakojima. Ảnh chụp tháng 09/2012.
REUTERS/Kyodo

Ngày 27/10/2016, bộ Quốc Phòng Trung Quốc cáo buộc Lực Lượng Phòng Vệ Trên Không Nhật Bản có các ứng xử khiêu khích, gây nguy hiểm cho máy bay chiến đấu Trung Quốc.

 Theo Tokyo, không quân Nhật buộc phải cất cánh để ngăn chặn tiêm kích Trung Quốc vào sát không phận của nước này.

Reuters loan tin, trong cuộc họp báo ngày 27/10, người phát ngôn bộ Quốc Phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (Wu Qian) cho biết :
“Chiến đấu cơ của Lực Lượng Phòng Vệ Trên Không Nhật Bản, khi ngăn chặn máy bay Trung Quốc, đã bật radar và phóng tia hồng ngoại gây nhiễu và có những hành động phi chuyên nghiệp, khiêu khích nguy hiểm”, điều này “gây nguy hiểm cho phi cơ và phi công” Trung Quốc.

Người phát ngôn quân đội Trung Quốc còn nhấn mạnh là các hoạt động của không quân Trung Quốc trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế.

Theo bộ Quốc Phòng Nhật Bản, trong những tháng gần đây, không quân Trung Quốc liên tục tiếp cận sát không phận Nhật.
 Trong vòng 6 tháng, từ 01/04 đến 30/09/2016, tổng cộng không quân Nhật đã phải xuất kích 407 lần để ngăn chặn chiến đấu cơ Trung Quốc, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (231 lần).
Đây là số lượng cao nhất từ năm 2001, tức kể từ khi Nhật bắt đầu công bố số liệu này.

Căng thẳng Nhật-Trung trên không gia tăng trong suốt năm 2016. Cuối tháng 9, khoảng 40 chiến đấu cơ Trung Quốc lần đầu tiên bay qua eo biển Miyako (Nhật), để đi ra Thái Bình Dương, buộc Nhật phải phản ứng.

Hồi tháng 06/2016, Tokyo từng tố cáo máy bay Trung Quốc suýt nổ súng vào chiến đấu cơ Nhật trên biển Hoa Đông.
Vào tháng 07/2016, theo Bắc Kinh, hai chiến đấu cơ Nhật F-15 suýt đụng độ với hai phi cơ SU-30 của Trung Quốc, điều mà Tokyo phản đối.

Theo các nhà quan sát, chưa bao giờ phi cơ Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản trong hai năm 2015-2016.
Từ cuối năm 2015, Tokyo và Bắc Kinh đồng ý cùng tìm kiếm một cơ chế tránh những va chạm bất ngờ trên không và trên biển tại vùng biển Hoa Đông.

Switch mode views: