Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ấn Độ và Bangladesh ký hiệp định biên giới sau hàng chục năm bất đồng

BANGLADESH-INDIA-ENCLAVES

Dacca : Thủ tướng Ấn Narendra Modi và đồng nhiệm Bangladesh Sheikh Hasina tại lễ ký hiệp định biên giới - REUTERS /Rafiqur Rahman

Sau gần nửa thế kỷ bất đồng, ngày hôm qua, 06/06/2015, Ấn Độ và Bangladesh đã chính thức ký kết hiệp ước phân định đường biên giới dài khoảng 4.000km giữa hai nước.

Hiệp định này có hệ quả trực tiếp là cho phép khoảng 50.000 cư dân Ấn Độ hay Bangladesh ở vùng biên giới bị tranh chấp được chọn quốc tịch và hưởng đầy đủ quyền công dân mà trước đây họ không có.

Lễ ký hiệp định biên giới đã tại thủ đô Bangladesh dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đang công du nước láng giềng, và đồng nhiệm Bangladesh Sheikh Hasina.

Hiệp ước phân định biên giới trên bộ giữa Ấn Độ và Banglasdesh đã giải tỏa được một cái gai trong quan hệ giữa hai nước, kể từ năm 1971 đến nay, sau cuộc chiến ly khai tại miền Đông Pakistan đã dẫn đến việc Bangladesh tách ra khỏi Pakistan.

Ấn Độ và Bangladesh đều có các vùng đất thuộc chủ quyền của mình, nhưng nằm bên trong lãnh thổ của láng giềng.

 Theo hiệp ước mới ký kết, 111 vùng đất trên lãnh thổ Bangladesh trước đây thuộc Ấn Độ, nay sẽ được trao cho Bangladesh, và ngược lại, 51 khu vực trên đất Ấn mà trước đây thuộc Bangladesh, sẽ được trao lại cho Ấn Độ.

Theo hãng tin Pháp AFP, cho đến nay, có khoảng 50.000 người sinh sống tại các vùng đất kể trên.
Do tranh chấp lãnh thổ, họ đã mặc nhiên bị cho là người vô quốc tịch, không được hưởng các quyền lợi như giáo dục, y tế hay các dịch vụ công cộng khác.

Với hiệp định vừa ký, họ sẽ được cấp quốc tịch của nước có chủ quyền trên vùng đất nơi họ đang sống. Cư dân tuy nhiên có quyền lựa chọn, hoặc ở lại, hoặc ra đi.
Theo ghi nhận của AFP, vào hôm nay, hàng ngàn người dân trong khu vực biên giới giữa Bangladesh và Ấn Độ đã xuống đường ăn mừng sự kiện được đánh giá là lịch sử này.
Phải nói thêm là hiệp định này đã được Bangladesh bật đèn xanh từ năm 1974, nhưng phải chờ đến tháng Năm vừa qua thì mới được Nghị viện Ấn chấp thuận.

Switch mode views: