Ấn-Nhật tập trận không quân chung để đối phó với Trung Quốc
- Chúa Nhật, 01 tháng Mười Hai năm 2019 20:29
- Tác Giả: Trọng Thành
Ảnh minh họa. Phi cơ của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản
@Wikimedia
Hôm qua, 30/11/2019, các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Nhật Bản và Ấn Độ lần đầu tiên họp tại New Delhi, theo công thức 2 + 2.
Hai bên thỏa thuận sẽ tổ chức tập trận không quân lần đầu tiên, nhằm siết chặt hợp tác quốc phòng, cổ vũ cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ''mở, tự do'', trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng bành trướng quân sự.
Tham gia vào cuộc họp hôm qua có ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi, bộ trưởng Quốc Phòng Taro Kono, và hai đồng nhiệm Ấn Độ, ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar cùng lãnh đạo bộ Quốc Phòng Rajnath Singh.
Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời các giới chức Nhật Bản, theo đó Không Quân thuộc Lực Lượng Phòng Vệ của Nhật và Không Quân Ấn Độ sẽ tập trận chung, với máy bay chiến đấu, vào năm tới.
Cho đến nay, Tokyo mới chỉ có các cuộc tập trận không quân chung với ba nước, Mỹ, Anh và Úc.
Cũng trong cuộc đối thoại an ninh nói trên, bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao hai nước đồng ý thúc đẩy việc hoàn tất Thỏa thuận song phương về chia sẻ sử dụng căn cứ và dịch vụ quân sự (ACSA).
Thỏa thuận dự kiến sẽ ký kết giữa tháng 12, nhân chuyến công du của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Tokyo.
New Delhi và Tokyo cũng ra tuyên bố chung, khẳng định hai bên chia sẻ lập trường chung về một vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương ''mở, tự do, không loại trừ ai và dựa trên luật pháp quốc tế'', gián tiếp lên án Bắc Kinh gia tăng quân sự hóa Biển Đông, mở rộng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương.
Báo chí Ấn Độ cũng đặc biệt chú ý đến việc các lãnh đạo Ngoại Giao và Quốc Phòng Ấn - Nhật phản đối Bắc Kinh gây áp lực buộc ASEAN thông qua Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), với nhiều điều khoản loại trừ các nước bên ngoài ra khỏi Biển Đông.
Theo mạng Deccan Herald, trong cuộc họp này, hai bên đã thảo luận về nguy cơ, nếu các điều khoản do Trung Quốc đề xuất được chấp thuận, thì ý định tổ chức tập trận của các thành viên ASEAN với các nước ngoài Biển Đông, như Mỹ, Nhật, Ấn … sẽ phải được sự chấp thuận của Bắc Kinh.
Các công ty nước ngoài thăm dò và khai thác tại Biển Đông cũng sẽ gặp khó khăn.
Việc Ấn Độ và Nhật Bản nâng cấp hợp tác an ninh được thủ tướng hai bên quyết định hồi năm ngoái, nhân chuyến công du Nhật của thủ tướng Modi, tháng 10/2018.
Nhật Bản là quốc gia thứ hai Ấn Độ có đối thoại an ninh 2+2, sau Hoa Kỳ.
Tin mới
- Thượng đỉnh NATO: Tổng thống Pháp - Mỹ thể hiện rõ bất đồng - 04/12/2019 17:17
- Nguyên liệu : Nạn nhân đầu tiên trong các cuộc xung đột địa chính trị - 03/12/2019 17:39
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 03-12-2019 - 03/12/2019 17:24
- Thượng đỉnh NATO khai mạc trong không khí nghi kỵ - 03/12/2019 16:56
- Danh sách các loại thuốc tây không nên dùng - 02/12/2019 21:15
- Việt Nam : Suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là một thách thức lớn - 02/12/2019 20:54
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 01-12-2019 - 02/12/2019 16:03
- Trung Quốc tố cáo Liên Hiệp Quốc can dự chuyện nội bộ Hồng Kông - 02/12/2019 15:34
- Nga thử tên lửa siêu thanh "không thể bắn hạ" Kinjal - 02/12/2019 15:18
- Bắc Kinh cấm chiến hạm Mỹ ghé Hồng Kông để trả đũa việc ủng hộ dân chủ - 02/12/2019 14:32
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-11-2019 - 30/11/2019 20:43
- Anh: Khủng bố bằng dao ở Luân Đôn, 3 người chết trong đó có thủ phạm - 30/11/2019 19:50
- Biển Đông: Khinh khí cầu do thám của TQ bị phát hiện trên Đá Vành Khăn - 30/11/2019 18:44
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-11-2019 - 29/11/2019 20:28
- Irak : Đến lượt Bagdad rơi vào vòng xoáy bạo động - 29/11/2019 18:09
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28-11-2019 - 29/11/2019 17:58
- Tổng thống Mỹ thông báo nối lại đàm phán với Taliban - 29/11/2019 17:34
- Trung Quốc cài người nắm các định chế điều hành thế giới - 29/11/2019 05:13
- Mêhicô bất bình với tuyên bố của Trump về các băng đảng ma túy - 29/11/2019 03:48
- Tổng thống Mỹ phê chuẩn luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông - 28/11/2019 19:44