Thiếu nữ Công Giáo yêu người lang thang |
Tác Giả: Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt | |||
Thứ Bảy, 03 Tháng 7 Năm 2010 07:39 | |||
THIÊN CHÚA cho mình quá nhiều, không thiếu thốn sự gì. Lẽ nào mình chỉ giữ riêng cho một mình mình thôi? Vào lúc 2 giờ sáng, một thiếu nữ duyên dáng gọn gàng trong chiếc áo len và quần jeans, trượt ống thải đồ từ lầu 4 xuống đất. Nhưng khi vừa đặt chân xuống, cô gái chạm trán với nhân viên cảnh sát đi tuần. Ông nhìn thẳng cô gái và nói: Lúng túng vì sợ vị cảnh sát to tiếng đánh thức thân phụ đang ngủ, cô gái vội vàng giải thích hành động ”đi đêm” của mình. Thiếu nữ ấy là Sally Trench, 18 tuổi, đang sống với cha mẹ ở Luân Đôn, thủ đô Anh Quốc. Vào một buổi tối, khi trở về nhà sau nửa đêm, lúc bước xuống ga Waterloo nằm ở ngoại ô, Sally đụng phải vật gì mềm mềm, động đậy.. Giật mình, Sally cúi xuống nhìn kỹ thì thấy đó là một phụnữ cao tuổi, chung quanh người quấn một tấm chăn rách nát. Bà nằm trên mấy tờ báo. Nhưng không chỉ có mình bà. Dọc theo bờ tường nhà ga, còn có nhiều người khác. Đàn ông nằm lẫn lộn với đàn bà. Tất cả đều ăn mặc rách rưới bẩn thỉu. Người nào may mắn hơn thì có chiếc áo khoác bằng len, quấn chung quanh mình cho đỡ lạnh .. Sally thật đau lòng khi trông thấy cảnh tượng đó. Cô có thể lạnh lùng làm ngơ bỏ đi, như thầy tư tế trong Phúc Âm khi trông thấy người bị thương nằm bên vệ đường. Nhưng Sally bắt chước người Samaritano nhân lành. Cô đến bên những người này, cho tay vào túi, lấy tất cả tiền và phân phát cho họ. Một người trong nhóm cất tiếng nói: Sally trở về nhà và khi cầm trên tay ly sôcôla nóng hổi uống trước khi lên giường ngủ, cô gái tự nhủ: Ngay đêm hôm sau đó, lần đầu tiên, Sally thức dậy vào lúc 2 giờ sáng. Cô bỏ vào xách mấy gói thuốc lá và một bình cà phê nóng. Xong, cô đi rón rén để không đánh thức cha mẹ dậy. Thay vì mở cửa chính, cô dùng ống chuyển đồ và trượt từ lầu bốn xuống đất. Cô đi thẳng ra nhà ga Waterloo. Cô đến bên những người nghèo ngủ trên nền nhà ga và phân phát thuốc lá cùng cà phê nóng cho họ. Cô mang đến cho họ hơi ấm của cà phê và của tình người, trong những đêm mùa đông giá buốt. Từ đó, cuộc viếng thăm những người không nhà cửa ở nhà ga Waterloo trở thành thông lệ. Cứ vào 2 giờ sáng, Sally thức giấc, mặc quần jeans, khoác áo len, xách cà phê nóng và thuốc lá đến thăm những người nghèo nơi nhà ga Waterloo. Vào lúc 4 giờ sáng, cô lại có mặt ở nhà, lên giường ngủ tiếp. Thỉnh thoảng, trong những chuyến ”đi đêm” như thế, Sally gặp lại vị cảnh sát của đêm đầu tiên. Ông vừa bắt tay Sally vừa nói: Sau một thời gian giúp đỡ những người sống lang thang không nhà không cửa, Sally lại khám phá ra một nhóm trẻ bụi đời, sống bất cần gia đình và xã hội. Họ sống vô kỷ luật và ưa chuộng tự do, nhưng là một thứ tự do bệnh hoạn, làm những điều không được phép làm như xì-ke, ma túy. Sally đến sống với nhóm bạn trẻ này, để tìm hiểu và chia sẻ nếp sống với họ. Nhiều người trẻ bụi đời sau đó khám phá ra ý hướng ngay thẳng và bác ái của Sally liền tặng nàng danh hiệu ”Sally, Người Công Giáo”. Một hôm, một bạn trẻ bụi đời nói với Sally: Sally khiêm tốn trả lời: Sally Trench là tín hữu Công Giáo. Nhiều thiện nguyện viên khác cùng làm việc giúp đỡ người trẻ bụi đời, người nghèo sống lang thang không nhà không cửa là tín hữu Anh Giáo hoặc Tin Lành. Nhưng tất cả cùng làm việc trong hòa hợp, một lòng một ý với nhau. Họ thường cầu nguyện chung, cùng đọc và chia sẻ Phúc Âm với nhau.. Rồi giúp đỡ nhau mỗi khi cần. ... ”Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá. Vì kho tàng của anh chị em ở đâu, thì lòng anh chị em ở đó ... Khi nào đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại, và như thế là được đáp lễ rồi. Trái lại, khi đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, mới thật có phúc: vì sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại” (Luca 12,33-34/14,12-14). (Teresio Bosco, ”Laura, Cilla, Sally”, Editrice Elle Di Ci, Leumann
|