Home Đời Sống Dinh Dưỡng Thực Phẩm Hữu Ích

Thực Phẩm Hữu Ích PDF Print E-mail
Tác Giả: DS Lê văn Nhân và BS Truờng Xuân   
Chúa Nhật, 17 Tháng 10 Năm 2010 19:07

Măng tây - Loại thuốc hữu ích với sức khỏe

Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinalis, thuộc họ thực vật Lilliaceae Do chứa nhiều nước, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nên từ lâu măng tây là thực phẩm hảo hạng kiêm dược liệu sáng giá.

1. Ngăn ngừa suy tĩnh mạch
Do chứa rất nhiều hợp chất flavonoid có tên là rutin, măng tây giúp cơ thể kháng viêm, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu.
Măng tây còn giúp “gia cố” các mạch máu và mao mạch, vì vậy rất hữu ích cho những người (đặc biệt phụ nữ) bỗng dưng... chân nổi “dây thừng”.

2. Bảo vệ tim
Măng tây giàu potassium (kali) giúp điều hòa huyết áp và chứa nhiều folate làm tim khỏe mạnh. Măng tây cũng chứa nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu trong máu.

3. Bảo vệ thai nhi
Folate cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi nên rất tốt với thai phụ.

4. Đẹp da
Măng tây có nhiều vitamin C và A, hai chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xăm lăng của những gốc tự do.
Vitamin C giúp tổng hợp collagen, một loại protein có tác dụng nâng đỡ và ngăn ngừa sự lão hóa da.

5. Hỗ trợ ruột
Măng tây còn chứa một loại carbohydrate có tên là Innulin - rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng, giúp sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Lactobacilli và Bifidobacteria.

6-Bảo vệ gan
Amino axit và những chất khác trong nước ép của cây măng tây có khả năng làm giảm cảm giác nôn nao và bảo vệ tế bào gan thoát khỏi sự tấn công của các chất độc Theo GS Y.B.Kim (Đại hàn)” Nồng độ chất độc trong tế gan đã giảm một cách đáng kể thông qua việc sử dụng chiết xuất lấy từ lá và cành non của cây măng tây”.

7- Chống ung thư
Theo Viện Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ trong măng tây có chứa chất glutathione, được xem như là chất chống sinh ung thư và chống oxy-hóa rất hiệu nghiệm. Viện Nghiên Cứu Ung Thư cáo là trong măng tây có chứa chất glutathione, được xem như là chất chống và chống oxy rất hiệu nghiệm.

Mướp đắng hay khổ qua


Mướp đắng, hay Khổ qua (danh pháp khoa học: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Dây, lá có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi, vị đắng. Hạt khi quả chín có màu đỏ. Cây được trồng bằng hạt

Mặc dầu gốc ở Á Châu, nhưng mướp đắng hiện nay có mặt khắp nơi vùng ấm như vùng biển West Indies phía dưới Florida, Phi Châu, Ấn Độ . ..

Mặt khác, năm 1990, Liên Hiệp Quốc phát hành bộ tem dược thảo, mỗi con tem là một cây thuốc được Liên Hiệp Quốc cho là có giá trị chữa bệnh trên thế giới, mướp đắng được chọn làm một trong 6 cây thuốc tiêu biểu. Tem mướp đắng được phát hành ở Áo quốc. Như vậy cây này phải có giá trị trị liệu đáng cho chúng ta tìm hiểu. 

 Dược tính của khổ qua
Theo y học cổ truyền khổ qua có vị đắng, tính mát, không độc, có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm.

Trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ.

Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; Dân gian một số nơi còn dùng khổ qua (loại mọc hoang dại, trái nhỏ bằng ngón chân cái) dùng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan - bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ng ày. Dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp;

Hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng - bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; Dân gian thường dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn;
Người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử

Nhìn từ góc độ y học hiện đại ngày nay, công dụng của trái khổ qua cũng được các nhà khoa học phát hiện thêm rất nhiều như: ngăn ngừa ung thư, phòng chống nghẽn động mạch, giảm lượng đường trong máu... Trong đó tác dụng giảm cân, ổn định đường huyết được các nhà khoa học nước ngoài coi trọng nhất. Vị đắng trong trái khổ qua có thể kích thích đường ruột tiết ra chất khống chế sự thèm ăn, nâng cao tác dụng của insulin (hormone trị bệnh tiểu đường).

Những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này pha thành nước trà uống.

Theo tiến sĩ Carey (Hoa k ỳ) trong trái khổ qua có chất thanh trừ dầu mỡ. Thành phần đặc biệt được gọi là "sát thủ dầu mỡ" có thể hấp thụ được khoảng 10 đến 60% lượng mỡ dư thừa.

Ông cũng đã chứng minh, những nhân tố thanh lọc dầu mỡ trong trái khổ qua sau khi đưa vào trong dạ dày sẽ không trực tiếp thấm vào máu, mà chỉ nằm ở ruột non, giúp ngăn chặn việc hấp thụ đáng kể dầu mỡ; đồng thời đẩy mạnh việc hấp thụ các chất dinh dưỡng còn lại vào trong cơ thể. Vì trái khổ qua có tác dụng giảm cân, nên trên thị trường hiện nay đã xuất hiện loại thức uống đang thu hút khách hàng, chính là nước ép từ trái khổ qua

"Món ăn bài thuốc" từ khổ qua
Món dân gian thường dùng nhất là canh khổ qua dồn thịt ; món này vừa có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát (khô cổ, khát nước), vừa có tính chất bồi bổ cơ thể.

Chọn trái khổ qua cứng, còn tươi,m àu xanh đ ậm, không vết sau, gai nở to (ít đắng). Dùng dao bén cắt một bên (theo chiều dọc), móc bỏ toàn bộ ruột và hạt, rửa sạch, để ráo.

Thịt nạc dăm (hoặc ba rọi) bằm nhuyễn và thịt cá thát lát trộn chung với nhau theo tỉ lệ 2/1 (2 thịt, 1 cá thát lát) cùng gia vị (muối, bột ngọt, tiêu, bún tàu, nấm mèo, củ hành tím xắt nhuyễn…).

 Dùng muỗng tán cho các thứ trộn đều vào nhau rồi nhét vào ruột khổ qua. Dùng cọng hành lá buộc ngang trái để khi hầm trái khổ qua không bị nứt, thịt rơi ra.

Nước dừa tươi (1 trái) đổ vào nồi, thêm ít nước lạnh và gia vị (muối, bột ngọt) cho đậm đà, bắc lên bếp.

Chờ nước sôi thả khổ qua vào, nấu lửa liu riu. Khi nào dùng đũa xom thử, thấy khổ qua mềm là được (khổ qua hầm chín mềm mới ngon!). Nêm nếm lần cuối rồi nhắc xuống, múc ra tô. Nhớ chuẩn bị thêm chén nước mắm nguyên chất với vài trái ớt hiểm!.

Món quen thuộc nữa là khổ qua xào trứng vịt

 Mua khổ qua lựa những trái ngon (như nói ở trên). Dùng dao bén cắt đôi trái theo chiều dọc, móc bỏ ruột và hạt, xắt miếng xéo dày cỡ 2 – 3mm, rửa sạch để ráo. Đập 1 trứng vịt (nhiều ít tùy người ăn) vào chén, đánh đều, cho thêm gia vị (bột ngọt, nước mắm, đường, hành lá xắt nhuyễn, tiêu…) cho vừa khẩu vị. Phi mỡ (dầu) cho thơm cho khổ qua đã xắt vào chảo xào vừa chín tới (đừng để mềm quá mất ngon!).

Cuối cùng, đổ trứng vịt vào, đảo đều cho đến khi trứng chín hẳn, nhắc xuống. Làm thêm chén nước mắm chanh, tỏi, ớt nữa là xong! Những người thích ăn khổ qua, nhưng không thích vị đắng, thì nên dùng món này, vì khi khổ qua xào chung với trứng vịt, thì sẽ giảm đến 80% vị đắng của khổ qua. Dùng món này vừa có tính chất mát, vừa bổ dưỡng.

Món tiếp theo là khổ qua chà bông

có tác dụng nhuận trường, đặc biệt còn có tác dụng giải độc rượu. Khổ qua chẻ đôi, móc bỏ ruột và hạt, rửa sạch để ráo. Xắt miếng xéo, dầy cỡ 2-3 mm, xếp ra dĩa. Bào nước đá để lên trên chừng 5 phút, lấy ra, dùng với một đĩa thịt chà bông! Khổ qua ngâm đá ăn sẽ giòn rụm. Khổ qua ăn kèm với chà bông, vị nhân nhẫn, chua chua, hậu ngọt của khổ qua hòa với vị thơm, ngọt của thịt chà bông rất ngon.

Kế tiếp là món khổ qua trộn rau cần.

 Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.

Dân gian còn dùng món mứt làm từ trái khổ qua để giúp an thần, dễ ngủ - Dùng loại khổ qua thật đắng (trái nhỏ, xanh đậm), bỏ ruột, dùng kim châm thật nhiều vào trái, và đem ngâm trong nước độ 30 phút, lấy ra cắt dày 2-3 phân, để ráo nước. Cho đường cát vào nồi bắc lên bếp đến khi đường tan, thì cho khổ qua vào để sên đường khoảng 1 giờ.

Kết luận
Mướp đắng (khổ qua) có giá trị thực dưỡng cao, được xem là không độc, tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao mướp đắng ở liều 50 ml. Nói chung, mướp đắng có mức độ tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa.

Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp. Lớp màng đỏ bao quanh hạt mướp đắng độc cho trẻ con. Nước ép quả mướp đắng đã làm một em nhỏ bị nôn mửa, tiêu chảy và chết.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan
Lưu ý những người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, hay cơ thể không có thực nhiệt (không nóng trong người), thì không nên dùng thường xuyên khổ qua, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy

Chia trong việc trị bệnh

Gần đây hạt Chia cũng đuợc phổ biến trên chương trình Oprah bởi BS tim mạch Mehmet Oz và BS Andrew Weil chuyên về tuổi thọ cũng khen ngợi.

 Hạt Chia là một môn thuốc rất tốt để phòng những chứng bệnh nan y hiện nay đang lan tràn ở Mỹ.

Vậy thì Chia là gì ?
Chia là một loại thảo mộc đã đuợc nguời Aztec,Maya thuần hóa từ cả ngàn năm về truớc và đem trồng làm thực phẩm dành riêng cho các chiến si ra trận hoặc phải đi làm công tác ở xa.

Chia có tên khoa học là Salvia Hispaniola thuộc loại Lamiaceae tức cùng loại với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như loại húng quế, bạc hà ( mint ). Hat Chia rất nhỏ trông nhu các hạt mè hoặc hạt é ( basil ). Loại húng quế ( Ocimum basilicum ) cũng đuợc dùng trong nuớc uống tại các nuớc Đông Nam Á tức là nuớc hạt é ( basil seed ). 
Những thí nghiệm sơ khởi cho thấy là hạt Chia khi đuợc pha với nuớc thì có thể nở lớn gấp 12 lần và tạo nên một lớp gel mềm do chất xơ hoà tan (soluble fiber). Nhờ lớp gel ,chất đuờng trong bao tử đuợc thấm chậm và đều hơn nên trị số glycemic index thấp giúp tránh đuợc bệnh tiểu đuờng. Nhờ chất gel nên việc biến duỡng của chất đuờng điều hòa hơn và giúp cho việc điều trị bệnh tiểu đuờng tốt hơn và tránh đuợc nạn mập phi. Nhiều nguời sau khi uống một ly nuớc pha 1 muỗng lớn hạt Chia thì không bị đói cả nửa ngày. 

Nhờ có nhiều chất xơ tan và không tan (soluble và insoluble fiber) nên hạt Chia giúp tránh đuợc nhiều chứng bệnh đuờng ruột, kể cả ung thu ruột già. 

Về chất đạm protein thì hạt Chia có khá nhiều và dễ tiêu hon là protein từ thịt ra và giúp cơ thể phục hồi mỏi mệt hoặc sau khi bị thuong hay giúp cho phụ nữ có nhiều sữa. 
Đặc biệt nhất là hạt Chia có nồng độ lipid rất cao, nhất là loại lipid Omega 3, gấp 3 lần những loại hạt khác như hạt gai (flax seed) hay lấy ra từ cá hồi ( salmon). Chia cũng có nhiều chất linolein acid, rất quan trọng cho việc biến duỡng của protein và các hormone trong cơ thể. 

Ngoài ra còn một số khoáng chất quan trọng nh ư calcium, boron và nhiều loại hóa chất gọi là “long chain triglycerides” chống lại bệnh đau tim nhờ bảo vệ các thành mạch máu. 

Một lợi điểm của hạt Chia là dễ xử dụng. Chỉ cần pha 1 muỗng lớn với nuớc cam, chanh hay sữa đậu nành rồi để lâu khỏang 30 phút thì hạt sẽ nở ra trông giống nhu nuớc hạt é [ Hiện nay chư a có khảo cứu về công dụng của nuớc hạt é nhung có lẽ cũng có một vài lợi điểm giống như  hạt Chia ]. 

Có rất nhiều cách để dùng hạt Chia như rắc trên sà-làch, rắc trên thực phẩm cho trẻ em, pha với yogurt, sherbet hay với bánh ngọt, bánh mì.. 

Các bác sĩ William Anderson và Wayne Coates ( Đại học Arizona ) sau khi nghiên cứu tuờng tận về lịch sử cũng như công dụng của hạt Chia đều công nhận là loại thực phẩm này sẽ là một trong những thức ăn qúy giá nhất trong tương lại.
Hiện nay các hãng chế biến thực phẩm dinh dưỡng nhu Akins, GNC cũng đang chế tạo nhiều loại hạt Chia và các loại thỏi năng lượng (energy bar) để bán trên thị truờng cho những nguời quan tâm đến sức khỏe bản thân chống lại những chứng bệnh mãn tính ở Mỹ. 

Trong khi đó thì tại những bộ lạc da đỏ như Apache, Navajo,Pima. .tại Arizona thì tình trạng mập phì đã lên tới mức khủng khiếp ví dụ như bộ lạc Pima có tỷ lệ bị tiểu đuờng cao nhất thế giới với 90 % những nguời trên 50 tuổi bị bệnh. Nguyên dó chỉ vì họ đã bị tiêm nhiễm lối ẩm thực quá dư thừa của nếp sống “ văn minh “ của Mỹ trong thời đại cao kỹ. 

 Bộ lạc Tarahumara nhờ sống biệt lập trong khu vực Copper Canyon trong rặng núi Sierra Madre xa cách với thế giới bên ngoài nên vẫn duy trì nếp sống lành mạnh đã có từ ngàn xua như chạy bộ đuờng truờng và dinh duỡng bằng hạt Chia nên đã tránh đuợc tai họa kể trên..

Kinh nghiệm bản thân
Bản thân tôi đã dùng hạt Chia trên 2 tháng nay thì thấy hiệu quả tốt: việc đi cầu mỗi buổi sáng khi thức dậy rất nhuận trường, và gần như đi sạch ruột vì hột Chia có chất trơn (như hột é từ cây rau quế) Hạt chia nở to và thấm tất cả nước vào nên mặc d ầu tôi ăn với sữa đậu nành 2 cup nước mà không bị bàng quang (bọng đái) làm phiền trong việc đi tiểu; đây là điểm then chốt để có cơ hội uống nhiều nước mà không bị đầy bụng và hối hả đi tiểu, do đó giúp thận bớt làm việc

Tôi cũng có giới thiệu cho nhiều người bị tiểu đường thấy rất hay, và người cao máu uống hột Chia xong khoảng 1 giờ đo máu thấy áp huyết xuống thấp hơn.

Muốn mua hột chia có nhiều cách:
1/ đến tiệm Whole Food, hỏi người bán hàng Chia seeds ( đọc là KIA Seeds) (13$/1 lbs)
2/ đặt mua tr ên AMAZONE ON LINE rẻ hơn rất nhiều. (6$ /1lb, không có cước phí nếu mua trên 25$)