main billboard

Vâng, trên một đất nước được xem là “hạnh phúc” nhất nhì hành tinh mà “nạn trộm cướp táo tợn, liên tục xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật khiến nhiều người dân luôn sống trong cảm giác bất an” (thanhnien.com).


NEF (New Economics Foundation), quỹ kinh tế mới của Anh quốc, thực hiện một cuộc khảo sát 151 quốc gia, công bố ngày 14 tháng 6, 2012, đã xếp Việt Nam hạng nhì, sau Costa Rica, trước đó hạng 5 (năm 2009), và hạng 12 năm 2006, trong các quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh.

Những quốc gia giàu có, đời sống vật chất cao, môi trường sinh thái tuyệt vời và hệ thống nền giáo dục tiên tiến, quyền lợi an sinh xã hội cho con người cao ở Bắc Âu hay Australia, Canada, New Zealand, v.v... không thấy trong các vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng.

Một số nước phát triển khác thì ở vào những thang bậc thảm hại: Anh vị trí 41, Nhật-45, Ðức-46, Pháp-50, Italy-51, Canada-65, Mỹ-105...

HPI được xây dựng căn cứ 3 tiêu chí mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình khi mới sinh và dấu chân sinh thái.

Nhiều tờ báo Việt Nam đã lần lượt đăng tải và bốc thơm, thích thú và tự sướng. Tuy nhiên cuộc khảo sát này có vấn đề trầm trọng, bởi vì nó hời hợt, thiếu thực tế, chỉ dựa trên phát biểu của dân chúng rằng, “họ có cảm thấy cuộc sống của họ hạnh phúc” hay không.

Cuộc xếp hạng đã trở thành chủ đề đàm tiếu, mỉa mai trong dư luận người Việt, trong cũng như ngoài nước.

cuopgiut tai vnBắt cướp tại Việt Nam (Ảnh trên Net)

Vâng, trên một đất nước được xem là “hạnh phúc” nhất nhì hành tinh mà “nạn trộm cướp táo tợn, liên tục xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật khiến nhiều người dân luôn sống trong cảm giác bất an” (thanhnien.com).

Chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam là một yếu tố quan trọng của cuộc khảo sát, nhưng nơi mảnh đất này, đến 3/4 dân số sống ở nông thôn, haBa năm sau, những tháng đầu năm 2011 chỉ riêng tỉnh Thanh Hóa có tới 241,558 nhân khẩu thiếu đói lương thực. Năm năm sau, vào dịp Tết Giáp Ngọ, năm 2014, 11 tỉnh xin cứu đói, cả nước vẫn còn 92.9 nghìn hộ, tương ứng với 378,000 nhân khẩu thiếu đói. Ðây chỉ là con số chính thức của Tổng Cục Thống Kê, thực tế chắc chắn còn thảm hại hơn nhiều.

Trong số nông dân ấy, hình thành một lực lượng dân oan trên khắp cả nước, họ bị tước đoạt đất đai một cách bất công và tàn bạo. Có người đã tự thiêu, lõa thân, bắn đạn hoa cải vào lực lượng cưỡng chế để phải chịu án tù nặng nề, nã súng vào cán bộ rồi tự sát, phản đối chính sách thu hồi và đền bù không thỏa đáng. Nhiều người mất đất, mất nhà, chẳng có nơi để trở về, sống vạ vật nơi công viên, vỉa hè. Vào “giai đoạn 2007-2011 đã có hơn 1.57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 ngàn đơn thư, trên 70% liên quan đến đất đai” - cũng nguồn từ báo chí trong nước.

Nơi mảnh đất này, người ta xây dựng tràn lan các khu biệt thự sang trọng, bến cảng, đường cao tốc, sân golf, v.v... nhưng dường như không có đầu tư cho bệnh viện. “Quá tải ở bệnh viện vẫn là căn bệnh trầm kha, nhức nhối của ngành y tế.” Bệnh nhân nằm la liệt dưới nền nhà, gầm giường và văn hóa “phong bì” là phương tiện có thể cứu mạng sống. Trong khi đó, người ta phải đối đầu với nạn trộm cướp hoành hành ngay trong bệnh viện, “lo bị móc túi, cảnh giác trước tình trạng bắt cóc trẻ sơ sinh...” Mất an ninh tại các bệnh viện những năm gần đây đang ở mức báo động.” (Nhandan.com.vn 12.03.2014)

Trên mảnh đất hạnh phúc này, hiện nay có khoảng hơn 9.5 triệu công nhân, chiếm 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội, theo Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam.

Họ làm việc trong các khu công nghiệp, bị bóc lột nặng nề với đồng lương chết đói, sống vật lộn với giá cả ngày mỗi tăng. Bữa ăn tại nhà máy nghèo nàn, thường xuyên gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện hàng loạt.

Ngày 3 tháng 3 năm 2014, 44 công nhân công ty Lạc Tỷ 2 (khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) phải nhập viện cấp cứu. Qua phân tích, cơ quan chức năng xác định 44 công nhân nhập viện cấp cứu không phải ngộ độc thực phẩm mà là do ăn cơm trễ, bị đói, hạ đường huyết và can xi nên ngất xỉu.

Hẳn là “dấu chân sinh thái” mới đặt đến bãi biển Nha Trang hay Ðà Nẵng mà quên rằng, do phát triển thủy điển ồ ạt, khai thác khoáng sản bạt mạng bất chấp hậu quả môi sinh và nạn lâm tặc, “trong 5 năm gần đây, khu vực Tây Nguyên mất đến hơn 130,000 héc ta rừng. Chưa bao giờ, khu vực có diện tích rừng lớn nhất cả nước với hơn 2.84 triệu ha này lại bị tàn phá, xâm hại nhiều, nhanh, nghiêm trọng như những năm gần đây.” (theo Một Thế Giới 11.03.2014)

Nơi đây tỉ lệ tử vong sơ sinh ở Việt Nam chiếm khoảng 18/1,000 số trẻ sinh ra. Với khoảng 1.5 triệu trẻ em được sinh ra hằng năm thì mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 27,000 trẻ sơ sinh tử vong và mỗi ngày có trên 70 trẻ sơ sinh tử vong, theo ước tính của Bộ Y Tế.

Sinh ra để chết, nhưng nếu sống cũng cơ cực. Ðến tuổi đi học, bố mẹ phải chạy chọt, lo lót đảo điên để chọn trường, chọn lớp. Lớn lên trở thành công dân thì gánh 432 các khoản phí và lệ phí để chứng tỏ lòng yêu nước.

Ở nơi đây, tai nạn giao thông chiếm vị trí hàng đầu thế giới tính trên số dân, mỗi năm có khoảng hơn 10 ngàn người thiệt mạng. Hai tháng đầu năm 2014 xảy ra 2,051 vụ tai nạn giao thông. Chỉ riêng trong 9 ngày Tết đã xảy ra 338 vụ tai nạn giao thông làm chết 286 người và làm bị thương 324 người.

Nơi đây, hàng ngày người dân “nơm nớp ăn trong sợ hãi,”, vì không có cách nào ngăn chặn hiệu quả trước tình trạng hàng hóa, thức ăn bị nhiễm độc hóa chất tràn ngập thị trường. Dẫn đến hậu quả là Việt Nam có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 75 ngàn người chết.

Những cái chết bất ngờ, oan ức, lãng nhách liên tục xảy ra. Trẻ em đi tiêm vác-xin bị tử vong, phụ nữ mang thai chết vì không được mổ kịp thời bởi không có tiền hối lộ bác sĩ, vào đồn công an lành lặn trở ra là cái xác không hồn. Người ta đã có thể tắc trách xả lũ cứu đập thủy điện làm trôi hàng chục người và sự việc rơi vào im lặng như cục đá ném ao, không một ai can hệ.

Xã hội này “ổn định” và “kỷ cương” đến mức, dân chúng có thể tự làm luật, chẳng quan tâm gì chính quyền. Trong một phiên thảo luận về báo cáo tình hình tội phạm của chính phủ, Chủ Tịch Hội Ðồng Dân Tộc Ksor Phước bày tỏ sự lo ngại về tình trạng người dân tự xử lý tội phạm. “Từ năm ngoái đến giờ có việc người dân tự xử, nên báo chí ví mạng người không bằng mạng chó khi người trộm chó bị đánh chết, cha của người trộm chó đến van xin cũng không được tha.”

Xã hội nào cũng có cái xấu xa, nhưng những điều ít ỏi mà tôi nêu ra trên mảnh đất hạnh phúc hạng nhì thế giới này không phải là những hiện tượng đơn lẻ mà là phổ cập và trở thành vấn nạn. Ðấy là tôi chưa đề cập gì đến chủ đề tự do, dân chủ hay quyền của con người.

Ðến mức mạng con người không bằng mạng con chó thì chẳng còn gì để nói nữa.

Ôi, thật lãng mạn đến tội nghiệp cho niềm hạnh phúc nhỏ nhoi:

“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”
(Chế Lan Viên)

Tôi bỗng hình dung ra cuốn “Animal Farm” (Trại Súc Vật), tác phẩm nổi tiếng của George Orwell. Trong trang trại này, các con vật sống thật “bình yên.” Mỗi con một việc, cần mẫn. Con nào giàu có cứ việc làm giàu, con nào nghèo cứ tiếp tục nghèo. Những con đè đầu cưỡi cổ các con khác mặc nhiên như là quy luật của tạo hóa. Những con vật bị đè đầu cưỡi cổ thì cam phận kiếp sông nô lệ, bất phản kháng vì giá áo túi cơm, thậm chí còn cảm thấy “hạnh phúc”! Sự bình đẳng được sắp đặt theo thang bậc.

Trên một tấm hình, tìm thấy trên Google, lấy từ phim hoạt hình mô tả “Animal Farm,” một con bò nói:

“Tụi mình sống hạnh phúc nhất nhì thế giới, còn phía bên kia tường trại nghe nói bọn làm người sống khổ lắm. Hay là tụi mình liều trèo một phen qua bên đó xem sao nhỉ?”