main billboard

Tóm lai, từ xã ấp cho đến thủ đô Hà Nội, lên tận trung ương đảng, đâu đâu CSVN cũng tận tình thuyết phục người dân hãy cùng với đảng thể hiện tấm lòng tuyệt đối trung thành với mẫu quốc Trung Hoa.


Mèo to lớn hơn chuột rất nhiều lần. Mèo thường xuyên hiếp đáp chuột, ăn tươi, nuốt sống chuột. Mèo cư xử với chuột chẳng khác nào đại Hán cư xử với tiểu quốc. Dưới mắt chuột, mèo là kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù không đội trời chung. Quan hệ cực kỳ tệ hại giữa mèo và chuột đã được giới bình dân đai chúng Việt Nam diễn tả bằng bốn câu ca dao nghe như đùa nhưng vô cùng thâm thúy. Ca dao rằng:

“Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà,
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”

Bốn câu ca dao vừa trích dẫn cho thấy mèo vẫn bị xem như một động vật.Đứng trước danh từ “mèo” là loại từ “con”. Riêng loài chuột lại được nâng lên làm người và được thân mến gọi bằng “chú”, chú chuột. Người đời thường cúng giỗ người quá cố bằng xôi, chuối; bằng hoa tươi, trái ngọt. Riêng chú chuột, chú đã “chơi khăm” con mèo thông qua sự việc “giỗ cha con mèo” bằng mắm với muối. Hẳn nhiên mắm và muối không thể là hai phẩm vật đáng được đặt lên bàn cúng. Nói đúng hơn, chuột chẳng những không bao giờ “giỗ cha con mèo” mà còn dùng mắm và muối để nguyền rủa dòng họ nhà mèo. Cúng giỗ là một hình thức tri ân. Chuột không thể tri ân mèo vì đã “có công” tìm và tiêu diệt chuột từ đời này qua đời khác. Hận thù chỉ nên giải chứ không nên buộc. Thế nhưng ngày nào mèo còn ăn tươi nuốt sống chuột, ngày đó chuột còn có nghĩa vụ nuôi lòng hận thù mèo. Lòng hận thù trong trường hợp này là một loại vũ khí tinh thần giúp loài chuột bảo vệ nòi-giống-chuột

Nói về tương quan lực lượng, quan hệ giữa chuột với mèo chẳng khác nào quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Trong khi chuột dứt khoát hận thù mèo thì CSVN đã ứng xử như thế nào đối với Trung Quốc? Câu trả lời nằm trong các bản tin sau đây:

vonghoa nhoon lietsi tcVòng hoa "Đời đời nhớ ơn các Liệt sỹ Trung Quốc" (Ảnh trên Net)

I. Tin tức cấp xã:
Ngày 17 tháng 02 năm 2009, kỷ niệm 30 năm Trung Quốc đánh Việt Nam dưới danh nghĩa “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Vào dịp này, ngày 10/02/09, ban văn hóa tư tưởng, trực thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN đã nghiêm khắc ra lệnh cấm hệ thống truyền thông Việt Nam tuyệt đối không được nhắc đến biến cố đẩm máu Hoa Việt 17/02/79. Thi hành mệnh lệnh vừa kể, mọi ý muốn cúng giỗ hàng vạn đồng bào thân yêu đã vị quốc vong thân từ chiến trận 1979 đều bị dẹp bỏ. Rõ ràng là CSVN đã buộc mọi người Việt Nam phải “Khép lại quá khứ” trong tận cùng của tức tưởi. Tuy nhiên, hướng về Trung Quốc, quá khứ lại được long trọng mở rộng ra: Giáp ranh với tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, trên lãnh thổ Trung Quốc, có một nghĩa trang tên gọi là Nghĩa Trang Long Châu. Nghĩa trang này có hai đặc điểm:

1)Thứ nhất: Đây là nơi chôn cất những binh lính Tàu bị tử trận trong cuộc chiến Việt Hoa tháng 02/1979. Nghĩa trang Long Châu thuộc Quảng Tây Trung Quốc, nhưng trên bảng tên của nghĩa trang, ngoài chữ Hán còn có hàng chữ viết bằng tiếng Việt, ghi là: “NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRUNG VIỆT”. Như vậy lính Tàu xâm lược Việt nam năm1979 với phương châm “Phá sạch, giết sạch”, nay nghiểm nhiên trở thành liệt sĩ Trung Việt.

2)Thứ hai: Giết sạch nói ở đây chính là giết sạch nhân dân xã Đề Thám, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Thế nhưng, điều khó tin nhưng có thật đã xảy ra: nhân kỷ niệm 30 năm đại họa xâm lược 1979, “Đảng Ủy, UBND, Hội đồng Nhân Dân, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Đề Thám” đã kính viếng “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trung Việt” một vòng hoa với dòng chữ “Đời Đời Nhớ Ơn Các Liệt Sĩ Trung Quốc”.

II. Tin tức cấp thủ đô:
Đầu tháng 02/2009, báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của thành ủy Hà Nội, đã phổ biến một bài viết mang tựa đề: “Thu Phục Tướng Tài”. Bài này hết lời ca tụng tên tướng Hứa Thế Hữu của Trung Quốc. Tên tướng này tháng 02/1979 đã từng chỉ huy quân Tàu tàn phá Cao Bằng Lạng Sơn, chặt đầu vô số thường dân Việt Nam ở thôn Tổng Chúc.

III. Tin tức cấp trung ương:
Trung tuần tháng 02/2009 dư luận trong nước tỏ ý bất bình cao độ trước sự việc nhà xuất bảnVăn Học liên kết với công ty Văn Hóa Phương Nam xuất bản và phát hành bản dịch Việt ngữ tác phẩm “Ma Chiến Hữu” của nhà văn Trung Quốc tên là Mạc Ngôn. Tác phẩm này ca tụng những tên lính Trung Quốc đã tham dự trận chiến tiêu diệt “bọn man di” và đã ngã gục trong cuộc chiến kia như những anh hùng vĩ đại. Ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương của CSVN mặc nhiên chấp nhân sự phổ biến rộng rãi “Ma Chiến Hữu” trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Có thể nói được rằng: nguyên nhân trọng yếu làm cho dư luận phẩn nộ là phần nhận định của nhà xuất bản về “Ma Chiến Hữu” đăng ở bìa sau của tác phẩm. Nhận định đó như sau: “Một cách nghĩ khác về chiến tranh, một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng, cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, sự vướng lụy giữa con người và ma quỷ”. Nhận định vừa kể đã đối diện với hai phản biện:

1)Chiến tranh tháng 02/1979 hiển nhiên là cuộc chiến xâm lược của bành trướng Bắc Kinh. Đương đầu với họa xâm lược, toàn dân Việt Nam đều có nghĩa vụ chông xâm lược. Không thể có”một cách nghĩ khác” về xâm lược. Vả lại nếu chấp nhận “một cách nghĩ khác” về chiến tranh tháng 02/1979 tai sao tháng 12/2008 khi tiểu thuyết “Rồng Đá” xuất phát từ cuộc chiến 1979 của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành thì cả nhà xuất bản lẩn nhà văn đều bị chế độ Hà Nội đánh đấm bằng đủ loại hình phạt?

2)Trong chiến tranh tháng 02/1979 không thể có “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng.” Ở vào trường hợp chiến tranh xâm lăng và chống xâm lăng, anh hùng phải là những người Việt Nam đã bảo vệ bờ cõi Việt Nam bằng chính sinh mạng của mình. Anh hùng không thể có mặt trong đội quân xâm lăng.
Kiểu nói “một cách nghĩ khác” hoặc “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” chẳng qua chỉ là những xảo thuật được chế độ Hà Nội xử dụng với mục đích biến quân xâm lược Bắc Kinh thành những bậc anh hùng Trung Quốc. Từ đó chống xâm lăng đại Hán bị xem là đã chống anh hùng Bắc Triều. Từ đó nhiệt tình chống Bắc xâm của quần chúng Việt Nam dần dần suy tàn. Và từ đó lính Tàu bước vào lãnh thổ Việt Nam thong dong như bước vào vùng đất không người.

Tóm lai, từ xã ấp cho đến thủ đô Hà Nội, lên tận trung ương đảng, đâu đâu CSVN cũng tận tình thuyết phục người dân hãy cùng với đảng thể hiện tấm lòng tuyệt đối trung thành với mẫu quốc Trung Hoa. Bao giờ cũng phải tôn kính người Trung Quốc. Bao giờ cũng phải tích cực xóa bỏ tư tưởng thù ghét Trung Quốc xâm lược.

Ngày xưa Lê Chiêu Thống bị nhân dân Việt Nam nguyền rủa vì đã “rước voi về dày mã tổ”. Ngày nay, muốn đo lường tội phạm phản quốc của CSVN, người Việt Nam cần lấy tội “rước voi” của Lê Chiêu Thống nhân lên gấp ba lần:

1)Một là CSVN dâng đất, dâng biển cho “voi”. Mở cửa biên giới cho “voi” tự do tràn ngập lãnh thổ của Ông Cha.

2)Hai là CSVN thẳng tay đàn áp, đàn áp rất dã man người Việt Nam nào dám chống Trung Quốc, dầu chỉ là chống đối trong tư tưởng

3)Ba là CSVN tôn thờ quan thầy Trung Quốc đến độ họ đã và đang tìm đủ mọi phương cách nhằm đẩy nhân dân Việt Nam phải phục tòng Trung Quốc hiểu theo nghĩa “tâm phục”, dầu chỉ là tâm phục do tác động của nhồi sọ. Đó là lý do giải thích tại sao toàn bộ guồng máy thông tin, tuyên truyền của CSVN không ngừng vận dụng nhiều phương tiện tác động tâm lý khác nhau với mục đích làm cho người Việt Nam thành thực tin rằng Trung Quốc là đất nước của vĩ đại. Dân Trung Quốc thông minh và lương hảo. Lính Trung Quốc thiện chiến và anh hùng. Trung Quốc là đại ân nhân của Việt Nam. Tất cả những tuyên truyền dối trá vừa kể là những viên thuốc độc xoi mòn dần dần nhưng sâu rộng ý chí chống giặc Bắc xâm trong tâm khảm của quần chúng Việt Nam.

Trở lại với câu chuyện chuột và mèo trong ca dao Việt Nam. Chú chuột đã dùng bức tranh hài hước “Giỗ cha con mèo” để nguyền rủa dòng họ nhà mèo. Chú chuột nuôi dưỡng quyết tâm chống mèo để bảo vệ nòi giống chuột. Mang hình ảnh “Giỗ cha con mèo” đặt cạnh vô số hoạt cảnh tâng bốc Trung Quốc do đảng CSVN tận tình thủ diễn, dư luận nhận ra ngay rằng quả tim của CSVN đã hóa vôi, bộ óc của CSVN hiển nhiên không thể lớn hơn bộ óc của loài chuột.