main billboard

“Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.”

Ông là một cựu quân nhân thuộc pháo binh biệt động quân (Liên Ðoàn 9) quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong bức hình chụp gia đình còn giữ, ông mặc một chiếc jacket da màu nâu, không phải là quân phục biệt động quân nên không rõ ông cấp bậc ra sao. Nhưng theo bản cáo phó, thì ông là một hạ sĩ quan pháo binh. Ông ra đời tại Huế năm 1942. Như vậy, khi ra đi, ông đã qua được cái tuổi cổ lai hy được một năm.

Ông quyết định cho sự ra đi ấy sau khi dặn dò bà ngoại của mấy đứa cháu coi chừng mấy đứa cháu còn bé. Ông nói với bà câu cuối rằng, “Tôi đi nghe.”

hoangthu 1Ông Hoàng Thu, người đã tự thiêu để phản đối hành động xâm lăng của Trung Cộng

Rồi ông đi sáng Thứ Sáu, 20 tháng 6. Ông cầm theo một chiếc thùng nhựa màu đỏ đựng mấy lít xăng. Ông đến trước một bức tường ở lối vào khu chúng cư Silver Lake, tự tưới xăng lên người rồi châm lửa. Lúc ấy là đúng 11 giờ 15 sáng. Hai người Mỹ tình cờ đi qua trông thấy đã chạy lại tìm cách dập tắt ngọn lửa đang bốc cháy dữ dội. Ông nói bằng tiếng Anh với họ: “I want to die. Let me die.” Hai người dùng nước đổ lên người ông và dùng một tấm vải cố dập ngọn lửa. Nhưng ông đã bị phỏng rất nặng. Trực thăng đưa ông vào bệnh viện Tampa, ba ngày sau thì ông qua đời lúc 6 giờ sáng Thứ Hai, 23 tháng 6.

Một tấm bìa có bút tự của ông nguyên văn: “Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.” Ông ký tên ở dưới: Thu Hoàng.

Hai Yang 981 là giàn khoan Hải Dương số 981 mà Bắc kinh đã ngang ngược kéo tới vùng biển của Việt Nam hôm 1 tháng 5. Ông Hoàng Thu đã đi như lời cuối ông dặn dò bà ngoại các cháu.

Câu từ biệt mà ông đã nói nhiều lần với bà khi còn là người lính pháo binh biệt động quân trước những chuyến hành quân thời còn trẻ, thì lần này, sáng Thứ Sáu, 20 tháng 6, lại là lời chào vĩnh biệt ông gửi bà.

Ông biết ông không làm gì hơn được trong vụ giàn khoan Hải Dương.

Người lính già ấy không còn khẩu 105 ly, hay khẩu 155 ly, hay khẩu 175 ly mà ông đã từng có thời vào sinh ra tử với chúng ngoài chiến trường. Ông đã phải giã từ những cỗ đại pháo yêu quí ấy từ tháng 5 năm 1975.

Ông đem gia đình chạy từ Huế vào Sài Gòn, rồi bị đưa đi kinh tế mới ở Ðồng Xoài, một địa danh mà những năm trong quân ngũ cũng đã có lần ông đi qua. Người lính già ấy đã phải làm tất cả những gì có thể làm được bằng sức chân tay để sống, cho tới năm 2008, tức là 33 năm sau ông mới đến nước Mỹ để bắt đầu một đời sống mới. Ông và bà đến sống với gia đình con gái ở Tampa, Florida.

Nhưng không một ngày nào ông không nghĩ tới miền Nam mà ông đã phải bỏ đi vì không thể tiếp tục ở lại trên chính đất nước của mình nữa. Ông rời đất nước nhưng đất nước vẫn là đất nước, vẫn là quê hương của ông. Ðất nước ấy không thể để mất vào tay bọn giặc phương Bắc suốt mấy ngàn năm qua không một lúc nào ngưng dòm ngó đất nước Việt Nam.

Ông không còn trong tay những khẩu đại pháo của những năm chinh chiến nữa. Ông cũng không còn có thể có mặt trên chiếc HQ 10 bên dàn đại pháo để bắn đi những quả đạn cuối cùng trước khi cùng ở lại tầu chết cùng với Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ hải quân khác hôm 17 tháng 1 năm 1974.

Người lính già Hoàng Thu đã chết ở Florida. Nhưng thực ra, ông đã chết ở Hoàng Sa cùng với những người lính hải quân trên hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10.

Tuy thế, ông lại không chết trong lòng của những người Việt.

Ông đã bắn được quả đạn cuối cùng từ khẩu đại pháo mà ông vẫn có bên mình từ khi nó im tiếng sau tháng 4 năm 1975. Quả đạn đại pháo đã bắn trực xạ vào bọn cướp biển Bắc Kinh.

Cái giàn khoan Hải Dương 981 vẫn còn ở nguyên chỗ cũ. Lại mới có thêm một cái khác đang được kéo vào vùng biển Việt Nam. Có thể hai cái khác cũng sắp được đưa tới gần đó. Việc ông làm không ngăn được những chuyện ngang ngược bất hợp pháp của bọn hải tặc phương Bắc. Ông cũng biết rất rõ điều đó.

Nhưng không phải vì thế mà ông không chọn lấy cho ông cách ra đi như ông đã làm. Việc ông làm có thể là nhỏ, nhỏ vì không đuổi được nhưng chiếc tầu của cướp biển, nhưng không vì việc đó nhỏ mà không làm cũng như không phải thấy việc ác nhỏ mà không tránh.

Quả đạn được bắn đi làm bùng lên ngọn lửa được xác thân của ông làm cháy lên rừng rực.

Vĩnh biệt ông. Ông đã ra đi như một người lính anh dũng bảo vệ quê hương Việt Nam.

Quả đại pháo cuối cùng
Saturday, June 28, 2014 3:57:01 PM



 


Bùi Bảo Trúc


Ông là một cựu quân nhân thuộc pháo binh biệt động quân (Liên Ðoàn 9) quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong bức hình chụp gia đình còn giữ, ông mặc một chiếc jacket da màu nâu, không phải là quân phục biệt động quân nên không rõ ông cấp bậc ra sao. Nhưng theo bản cáo phó, thì ông là một hạ sĩ quan pháo binh. Ông ra đời tại Huế năm 1942. Như vậy, khi ra đi, ông đã qua được cái tuổi cổ lai hy được một năm.

Ông quyết định cho sự ra đi ấy sau khi dặn dò bà ngoại của mấy đứa cháu coi chừng mấy đứa cháu còn bé. Ông nói với bà câu cuối rằng, “Tôi đi nghe.”

Rồi ông đi sáng Thứ Sáu, 20 tháng 6. Ông cầm theo một chiếc thùng nhựa màu đỏ đựng mấy lít xăng. Ông đến trước một bức tường ở lối vào khu chúng cư Silver Lake, tự tưới xăng lên người rồi châm lửa. Lúc ấy là đúng 11 giờ 15 sáng. Hai người Mỹ tình cờ đi qua trông thấy đã chạy lại tìm cách dập tắt ngọn lửa đang bốc cháy dữ dội. Ông nói bằng tiếng Anh với họ: “I want to die. Let me die.” Hai người dùng nước đổ lên người ông và dùng một tấm vải cố dập ngọn lửa. Nhưng ông đã bị phỏng rất nặng. Trực thăng đưa ông vào bệnh viện Tampa, ba ngày sau thì ông qua đời lúc 6 giờ sáng Thứ Hai, 23 tháng 6.

Một tấm bìa có bút tự của ông nguyên văn: “Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.” Ông ký tên ở dưới: Thu Hoàng.

Hai Yang 981 là giàn khoan Hải Dương số 981 mà Bắc kinh đã ngang ngược kéo tới vùng biển của Việt Nam hôm 1 tháng 5. Ông Hoàng Thu đã đi như lời cuối ông dặn dò bà ngoại các cháu.

Câu từ biệt mà ông đã nói nhiều lần với bà khi còn là người lính pháo binh biệt động quân trước những chuyến hành quân thời còn trẻ, thì lần này, sáng Thứ Sáu, 20 tháng 6, lại là lời chào vĩnh biệt ông gửi bà.

Ông biết ông không làm gì hơn được trong vụ giàn khoan Hải Dương.

Người lính già ấy không còn khẩu 150 ly, hay khẩu 155 ly, hay khẩu 175 ly mà ông đã từng có thời vào sinh ra tử với chúng ngoài chiến trường. Ông đã phải giã từ những cỗ đại pháo yêu quí ấy từ tháng 5 năm 1975.

Ông đem gia đình chạy từ Huế vào Sài Gòn, rồi bị đưa đi kinh tế mới ở Ðồng Xoài, một địa danh mà những năm trong quân ngũ cũng đã có lần ông đi qua. Người lính già ấy đã phải làm tất cả những gì có thể làm được bằng sức chân tay để sống, cho tới năm 2008, tức là 33 năm sau ông mới đến nước Mỹ để bắt đầu một đời sống mới. Ông và bà đến sống với gia đình con gái ở Tampa, Florida.

Nhưng không một ngày nào ông không nghĩ tới miền Nam mà ông đã phải bỏ đi vì không thể tiếp tục ở lại trên chính đất nước của mình nữa. Ông rời đất nước nhưng đất nước vẫn là đất nước, vẫn là quê hương của ông. Ðất nước ấy không thể để mất vào tay bọn giặc phương Bắc suốt mấy ngàn năm qua không một lúc nào ngưng dòm ngó đất nước Việt Nam.

Ông không còn trong tay những khẩu đại pháo của những năm chinh chiến nữa. Ông cũng không còn có thể có mặt trên chiếc HQ 10 bên dàn đại pháo để bắn đi những quả đạn cuối cùng trước khi cùng ở lại tầu chết cùng với Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ hải quân khác hôm 17 tháng 1 năm 1975.

Người lính già Hoàng Thu đã chết ở Florida. Nhưng thực ra, ông đã chết ở Hoàng Sa cùng với những người lính hải quân trên hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10.

Tuy thế, ông lại không chết trong lòng của những người Việt.

Ông đã bắn được quả đạn cuối cùng từ khẩu đại pháo mà ông vẫn có bên mình từ khi nó im tiếng sau tháng 4 năm 1975. Quả đạn đại pháo đã bắn trực xạ vào bọn cướp biển Bắc Kinh.

Cái giàn khoan Hải Dương 981 vẫn còn ở nguyên chỗ cũ. Lại mới có thêm một cái khác đang được kéo vào vùng biển Việt Nam. Có thể hai cái khác cũng sắp được đưa tới gần đó. Việc ông làm không ngăn được những chuyện ngang ngược bất hợp pháp của bọn hải tặc phương Bắc. Ông cũng biết rất rõ điều đó.

Nhưng không phải vì thế mà ông không chọn lấy cho ông cách ra đi như ông đã làm. Việc ông làm có thể là nhỏ, nhỏ vì không đuổi được nhưng chiếc tầu của cướp biển, nhưng không vì việc đó nhỏ mà không làm cũng như không phải thấy việc ác nhỏ mà không tránh.

Quả đạn được bắn đi làm bùng lên ngọn lửa được xác thân của ông làm cháy lên rừng rực.

Vĩnh biệt ông. Ông đã ra đi như một người lính anh dũng bảo vệ quê hương Việt Nam.