main billboard

Thảm họa dịch thuật trên tấm bia cây gạo hơn 700 tuổi

cothu


(iHay) Trên các diễn đàn và mạng xã hội, người ta đang “chuyền tay nhau” bức ảnh chụp tấm bia công nhận cây gạo cổ thụ hơn 700 tuổi ở khu vực đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, H.Kiến Thụy, Hải Phòng) là Cây Di sản Việt Nam.

Bức ảnh trên nằm trong mục “Phóng sự ảnh” của trang “Diễn đàn trí thức Thủ đô” (husta.org.vn) của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, điều khiến các cư dân mạng bàn tán xôn xao chính là những từ chuyển ngữ tiếng Anh rất ngây ngô trên in trên tấm bia.
Cụ thể, cụm từ “Cây gạo đại thụ” được dịch là “Plant rice university acceptance” (!), và năm Giáp Thân được “phóng tác” thành “Body Armor”!

Không khó để nhận ra rằng giữa cụm từ tiếng Việt và phần chuyển ngữ tiếng Anh khác xa nhau “vời vợi” như thế nào. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn chính là sự cẩu thả đến mức khó chấp nhận đối với một công trình có tính biểu tượng cao như tấm bia nói trên.
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên xem xét việc cấp một “phó bản” chuẩn xác hơn để thay cho tấm bia đang hiện diện tại đền Mõ.

Ngay khi chuyền tay nhau tấm hình này, dân mạng đã ngồi suy ngẫm những hàng chữ tiếng Anh "thâm thúy" của tấm bia từ đâu mà có.

Dưới đây là "thành quả giải mật" tấm bia của các cư dân mạng:

* Giáp thân = " Body Armour".
- "giáp = áo giáp => Armour" và "thân = thân thể => body".
- Suy ra "Giáp thân" có nghĩa là Năm con khỉ, mà trở thành "áo giáp chống đạn toàn thân".

* "Cây gạo đại thụ" = "Plant rice university acceptance " .
- cây = plant. - gạo= rice - đại = đại hoc = university - thụ= thu nhận = ccceptance

Khó đỡ thật!