main billboard

“Trong ba năm đầu đời, đưa bé có thể nghe, hiểu và phân biệt hàng ngày thứ âm thanh xung quanh bé..."


Dạy tiếng Việt cho trẻ em ở Hoa Kỳ

lophoc vietnguDạy tiếng Việt cho các trẻ em gốc Việt ở Hoa Kỳ là một đề tài được nhiều người quan tâm và nhiều quan điểm khác nhau đã được nhiều học giả trình bày. Hôm nay, chúng tôi xin đề cập đến một phương pháp dạy tiếng Việt của Giáo Sư Trần Ngọc Dụng.

                                                        Một lớp học tiếng Việt tại TTVH Hồng Bàng.

“Với kinh nghiệm dạy học từ năm 1972 đến nay cả hai môn tiếng Anh và tiếng Việt, tôi có vài đề nghị một phương pháp dành cho học sinh Việt nam tại Hoa Kỳ,” Giáo Sư Dụng nói.

Ông đưa ra một bối cảnh về chính sách cưỡng bách giáo dục tại đây.

“Trẻ em từ 5 tuổi đến 16 tuổi đều phải đi học. Cha mẹ, có con trong độ tuổi này mà không làm tròn bổn phận và cho con đi học, có thể bị phạt tù và bị tước quyền nuôi con,” ông giải thích.

Giáo Sư Dụng nói: “Từ khi bước chân vào vào lớp mẫu giáo đến khi học hết bậc trung học, một đứa trẻ học ít nhất là 13 năm. Mỗi ngày trung bình 6 tiếng, một tuần năm ngày, một năm trên dưới 180 ngày, hay 5400 giờ. Trong suốt thời gian này, cha mẹ còn phải dành thời giờ cho con em làm bài tập ở nhà và cùng với con em đọc sách mỗi tối từ 20 đến 30 phút. Như vậy phải cộng thêm từ 60 đến 90 giờ nữa vào chương trình học phổ thông cho con em.”

“Phần thời giờ còn lại, thử hỏi cha mẹ các em có bao nhiêu thời gian để trò chuyện với con em mình, bằng tiếng Việt?” Giáo Sư Dụng đặt câu hỏi.

Ông nói đến mối lo của một số phụ huynh rằng con em lớn lên sẽ không rành tiếng Anh với bạn bè nên cũng “tập” nói tiếng Anh với các con luôn.

“Ðiều này có nghĩa là tiếng Việt hầu như không còn chỗ dung thân trong các gia đình mà cả cha mẹ lẫn con cái đều nói tiếng Anh hoàn toàn. Do vậy mà thực tế cho thấy rất nhiều em chỉ biết bập bẹ vài chữ tiếng Việt rồi vội vàng chuyển sang tiếng Anh cho 'thoải mái' hơn.”

Nói tóm lại “việc học tiếng Việt hầu như có ít chỗ đứng trong sinh hoạt hàng ngày của đứa bé,” ông nói.

Trước mối cảnh như thế, ông báo động: “Những bậc phụ huynh nào còn có lòng với tiếng Việt thì nên thực hiện ngay để cứu lấy tiếng mẹ đẻ, tự dưng trở nên con ghẻ của nhiều gia đình!”

Ông đề nghị: “Bước đầu, quý vị nên tập ngay cho con khi còn ở trong bụng mẹ. Mẹ nên vừa xoa cái bụng bầu vừa nói chuyện với con. Nếu được, hát cho con nghe những lời ca dao mà mình biết được. Sau khi đứa bé chào đời, mẹ nên tiếp tục nói chuyện với con bằng thứ tiếng đích thực của mình.”

Giáo sư Dụng nói thêm: “Trong ba năm đầu đời, đưa bé có thể nghe, hiểu và phân biệt hàng ngày thứ âm thanh xung quanh bé. Nên nhớ, theo thống kê của các nhà ngữ học thế giới, tiếng Việt có trên 11 ngàn cách phát âm khác nhau, trong khi tiếng Anh chỉ khoảng dưới 8 ngàn. Do vậy, đừng lo bé không nói được đúng tiếng Anh, mà nên e rằng bé không nói sõi tiếng Việt. Có như vậy mới mong bé nói tiếng Việt rõ ràng và lưu loát.”

“Khi bé lên bốn, mẹ bắt đầu cho bé đi nhà trẻ. Hãy tìm hiểu nội dung nhà trẻ dạy gì bên tiếng Anh thì nên lặp lại y như vậy bằng tiếng Việt. Như thế tự nhiên bé nhà mình biết được hai thứ tiếng đều nhau mà không cần phải nhọc sức,” Giáo Sư Dụng đề nghị.

Phụ huynh có thể làm bản đối chiếu Anh-Việt để dạy con trẻ ngay từ lớp mẫu giáo. Một bên là các mẫu tự tiếng Anh A, B, C... “Now you heard my A-B-C. Tell me what you think of me.” Một bên là các mẫu tự tiếng Việt A-Ă-Â... “Em cố gắng em học ngoan. Em đánh vần có hay không nào. Em cố gắng, em học ngoan em đánh vần rất hay!”

Tương tự, phụ huynh cũng có thể ghi hai bảng song song. Một bên là các con số; các hình thể rồi đến các màu sắc bằng tiếng Anh. Một bên là các con số; hình thể và màu sắc tương đương bằng tiếng Việt.

“Với cách dạy như vậy, bảo đảm quý vị con em sẽ giỏi cả hai ngôn ngữ và học hành xuất sắc ở trường. Ðây cũng là cách để giúp các con em ôn bài đã học ở trường và con em sẽ không cảm thấy ngỡ ngàng khi phải học tiếng Việt.