main billboard

            Hai chính khách Miến Điện được trao giải thưởng Trần Nhân Tông

                     
   TranNhanTong Medal                      Ngày 22/9/2012 vừa qua, tại trường Đại Học Harvard nổi tiếng của Hoa Kỳ tại thành phố Boston, Bang Massachusetts, đã diễn ra một sự kiện lịch sử: hai chính khách Miến Điện đang ở thăm Hoa Kỳ cùng đến phòng đại lễ của nhà trường - Harvard Faculty Club - để nhận mỗi người một Huy Chương mang tên «The TRẦN NHÂN TÔNG Reconciliation Prize » (Giải thưởng Hòa Giải TRÂN NHÂN TÔNG).

            Hai nhân vật đó là bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ của đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc Miến Điện, và ông Thein Sein, Tổng thống của Miến Điện.

            Lễ trao giải thưởng, theo thông báo của nhà trường, đã diễn ra rất long trọng, thân mật và cảm động. Giải thưởng gồm có một bằng khen lớn và một tấm huy chương vàng hình tròn để mang trước ngực, một mặt là dòng chữ «The Tran Nhan Tong Reconciliation Prize» với hình bức tượng Vua Trân Nhân Tông ở giữa, một mặt là 2 cành tùng chéo nhau và năm 2012.

      
Thein sein va aung san ssu kyiTrước và sau buổi lễ, Giáo sư Thomas Patterson, một giảng sư kỳ cựu của Đại Học Harvard, hiệu trưởng trường Đại học Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong University), thuộc Đại Học Harvard, kiêm chủ tịch Ủy ban xét trao giải thưởng lớn này, cho các báo biết một số tin tức liên quan. Ông cho biết Đại học Harvard có sáng kiến lập nên giải thưởng này trong thời gian gần đây, và bà Aung San Suu Kyi và ôngThein Sein là 2 người đầu tiên được nhận giải. Ông cũng cho biết Ủy ban xét giải gồm có một số giáo sư, nhà báo, chính khách của Hoa Kỳ và một số nước khác như ông Michael Dukakis, cựu ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, bà Ann McDaniel của World Press, Giáo sư Janet Gyatso, giảng sư về Đạo Phật, nhà báo Thomas Fiedler, và cựu thủ tướng Latvia.

                                                                Tổng thống Miến Ðiện Thein Sein và lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi 

            Giáo sư T. Patterson cho biết ông từng là quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam. Năm 2010 ông cùng vợ sang thăm Việt Nam, ghé thăm chùa Yên Tử ở Quảng Ninh và rất thích thú nghe kể về lịch sử của ông Vua Trần Nhân Tông, một người từng từ bỏ ngôi vua, đi truyền bá đạo lý cho nhân dân, sống cuộc đời đạo đức có lý tưởng trong sáng, làm nhiều bài thơ có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Ông xúc động được biết Trần Nhân Tông cũng 2 lần đứng đầu 2 cuộc chiến chống Nguyên Mông thắng lợi.

            Giáo sư T. Patterson cho rằng tinh thần hoà giải rất cần cho thế giới hiện tại trong quan hệ người với người, giữa các quốc gia, các tôn giáo, các chủng tộc, các dân tộc, trong sứ mệnh xây dựng một thế giới hòa bình, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Hòa giải là một giá trị cần được truyền bá rộng rãi.

            Được hỏi giải thưởng này khác giải thưởng Nobel Hòa Bình ra sao, Giáo sư T. Patterson cho biết Giải Nobel thường được trao cho một người, còn Giải Trần Nhân Tông trao cho một cặp 2 người - như bà Aung San Suu Kyi và ông Thein Sein, từ 2 phía đối lập mà có chung lập trường và thái độ hòa giải tích cực. Đó là lập trường đặt quyền lợi nhân dân, dân tộc, loài người lên trên mọi tham vọng cá nhân, - như gương sáng của Vua Trần Nhân Tông, để biết thỏa hiệp, tương nhượng, được nhân dân cổ vũ và cả thế giới đồng tình khen ngợi. Cái hay là cả Trần Nhân Tông thời xưa và bà Aung San Suu Kyi cùng ông Thein Sein thởi nay đều là đệ tử thâm sâu của đạo Phật, dựa trên tinh túy của đạo lý là lòng nhân ái, từ bỏ mọi lòng tham quyền lực, tham vật chất và tham hưởng thụ ích kỷ cá nhân trong cuộc đời ngắn ngủi này.

            Mọi người Việt Nam yêu nước, chuộng tự do, công lý, mong muốn hòa giải dân tộc thật sự rât mừng được tin trên đây. Mừng và hy vọng. Dù sao cũng là một tiền lệ đẹp ở phía trước, cho mọi thiện chí.

            Và cũng không khỏi ngậm ngùi tự hỏi: Vì sao Miến Điện đạt được hòa giải dân tộc mà ở Việt Nam ta hòa giải vẫn còn là ở phía trước? Vì sao sau 30/4/1975 dân tộc ta vẫn chưa được thống nhất thật sự về cả lãnh thổ và về chính trị, tinh thần? Vì sao bệnh tham quyền lực, tham hưởng thụ vật chất, ham nhà, đất, của cải lại tha hóa bộ máy cầm quyền thành những nhóm quyền lợi xấu xa đến mức thảm hại đến thế này?

            Họ không yêu dân, cũng chẳng yêu đảng, họ chỉ yêu tiền và yêu hưởng thụ vật chất thấp hèn.

            Cũng thật bẽ bàng khi không thấy người Việt Nam nào trong sáng kiến về Giải thưởng Trần Nhân Tông, về Đại học Trần Nhân Tông, về Huy chưong Trần Nhân Tông trên đây.

            Và cũng chẳng có đại diện VN nào có mặt trong lễ trao giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông đầu tiên ở Boston vừa qua. Người VN cần tự đặt ra câu hỏi này. Nhất là giới cầm quyền, đặc biệt là 14 người trong Bộ Chính trị, thâu tóm mọi quyền. Để tự vấn lương tâm mình.

            Điều thật là mỉa mai là tất cả 700 tờ báo chính thức trong nước đều im thin thít về tin nổi bật trên đây, một tin làm nức lòng mọi người Việt yêu nước, yêu tự do, mong mỏi hòa giải và hòa hợp dân tộc thật sự, chứ không phải kiểu hòa hợp một chiều, kiểu đoàn kết là cúi đầu quỳ gối trước cường quyền hung bạo.