Vì cuộc sống thì mình cực khổ để đi làm ăn thôi, chứ còn đất cha quê mẹ của mình sinh ra là sống ở Việt Nam, còn cha còn mẹ còn anh còn em.
Hôm nay xin mời quí vị trở lại Luang Prabang với bài cuối cùng về thành phố này của nước Lào, nơi có nhiều công nhân Việt, phần lớn từ miền Trung, sang đây làm nghề xây dựng.
Trong một lần trò chuyện khi gặp Thanh Trúc ở đây hồi tháng Mười, ông Lê Văn Khuê trong ban chấp hành Hội Người Việt Nam ở Luang Prabang, cho biết người Việt Nam định cư tại đây gần ba đời chỉ còn lại gần sáu trăm người, còn người Việt từ trong nước sang đây lao động sau này rất đông:
Nhóm công nhân xây dựng người Việt tại Luang Prabang, Lào
Tỉ lệ người sang đây đông hơn người ở bên này, phần nhiều là hợp pháp, không phải xuất khẩu lao động mà tự đi.
Một công trường hình thành từ khoảng đất trống
Ở Luang Prabang có một ngôi trường đang được xây lên, đó là trường Quốc Tế Kiettisak, một chi nhánh của Kiettisak International School ở thủ đô Vientiane do một người Lào gốc Việt, cô Changsanga Valakone thành lập.
Điểm đặc biệt của hai trường này, một được xây thêm cho rộng ở Vientiane, một đang được xây mới ở Luang Prabang, đều do bàn tay lao động khéo léo của thợ xây dựng từ trong nước sang.
Bây giờ mời quí vị đến Nong Kham, cách trung tâm Luang Prabang hai kilômét, nơi có ba chục người công nhân Việt Nam và ngôi trường Kiettisak thứ nhì đang dần dần thành hình.
Hầu hết xuất thân từ miền Trung, từ Thừa Thiên Huế, một số qua Lào từ 2007, số khác qua từ 2009 , mười người sau mới qua là năm 2012 này.
Họ về Luang Prabang làm việc xây dựng trường học dưới dạng một nhóm tự quản, nhờ người quen biết giới thiệu chứ không qua bất cứ công ty môi giới nào trong nước. Chủ sử dụng lao động, cô Nguyễn Thị Nga Changsanga Valakone, hiệu trưởng trường Quốc Tế Kiettisak, là một người Lào gốc Việt:
Công nhân Việt Nam tất cả là khoảng ba mươi người Việt ở đây. Người ta đã sang làm ở đây từ năm ngoái và mấy năm trước. Sau khi làm ở Vientiane thì người ta về người ta giới thiệu các bạn khác ở Việt Nam. Sau khi công trình ở Vientiane xong rồi thì Nga có một công trình mới ở Luang Prabang thì có một cậu tên là Tùy,
Hai công nhân Việt đang chuẩn bị thép đúc dàn. RFA
có rất nhiều anh em bà con bên Việt Nam và mang bà con bên Việt Nam sang để giúp công trình xây trường học ở Luang Prabang.
Một lúc ba mươi công nhân vậy thì nơi ăn chốn ở ra sao, khi mà vùng Nỏng Khăm này chỉ là một khoảng đất trống mênh mông và thưa thớt nhà cửa:
Tám giờ sáng là bắt đầu làm liền, bắt đầu tập kết vật liệu, tre, gỗ và tranh. Người thì đóng giàn , người thì chặt tre, người thì lên lợp ở trên, người thì phụ để trong một ngày cho xong không thôi trời mưa. Tới tối là điện đài chi cũng xong xuôi hết
Mấy người Việt Nam này rất giỏi, mang các anh sang đấy có một ngày vậy là đã có chỗ ăn ở, tự mua cây mua ván về tự xây và làm chỗ ở.
Điều quan trọng nhất, họ phải là lao động hợp pháp trên đất Lào, có giấy phép làm việc của chính quyền địa phương:
Tất nhiên phải hợp lệ chứ không cảnh sát Lào sẽ đến làm khó khăn. Quan trọng nhất là Nga phải làm giấy tờ thủ tục hợp lệ với nước Lào.
Quả thật khi lên tới Nong Khăm của Luang Prabang, nơi trường học đang được xây mới, Thánh Trúc đã thấy một cái lán rộng và kiên cố, có điện nước, có truyền hình để giải trí và có đủ chỗ cho ba mươi công nhân xây dựng này.
Người trưởng nhóm được cô Nga nhắc đến, anh Lương Văn Tùy:
Ở dưới Vientiane bay lên buổi sáng, thấu sáu giờ thì tám giờ sáng là bắt đầu làm liền, bắt đầu tập kết vật liệu, tre, gỗ và tranh. Người thì đóng giàn , người thì chặt tre, người thì lên lợp ở trên, người thì phụ để trong một ngày cho xong không thôi trời mưa. Tới tối là điện đài chi cũng xong xuôi hết, xong trong một ngày để mà ở.
Về công việc và giờ giấc tại công trường xây dựng này, anh Tùy cho biết:
Ở đây là họ không kể tuần, một tháng có ba mươi ngày hay ba mươi mốt ngày thì trong đó họ làm đến ba mươi ngày rưỡi cũng có. Có đôi người làm hai mươi bảy hai mươi tám công, có đôi người làm hai mươi lăm công. Người nào mệt thì nghỉ chứ họ không kể ngày thứ bảy hay Chủ Nhật, chỉ có trừ ra trời mưa thôi.
Công việc không gấp gáp đến nỗi phải làm liên tục, anh Tùy nói tiếp, thế nhưng mục đích của công nhân xây dựng lên đây là làm để kiếm tiền, làm cho xong rồi về:
Ở đây là họ không kể tuần, một tháng có ba mươi ngày hay ba mươi mốt ngày thì trong đó họ làm đến ba mươi ngày rưỡi cũng có. Có đôi người làm hai mươi bảy hai mươi tám công, có đôi người làm hai mươi lăm công. Người nào mệt thì nghỉ chứ họ không kể ngày thứ bảy hay Chủ Nhật ( Anh Lê Văn Tuỳ)
Vì họ nói là khi mình đã đi làm ăn xa xôi để kiếm đồng tiền về san sẻ cho gia đình thì họ muốn làm chứ không muốn nghỉ, trừ ra đau ốm và mưa là họ không làm được.
Công trình xây dựng trường Quốc Tế Kiettisak của nhóm công nhân người Việt. RFA
Tới đây Thanh Trúc lại mời quí vị tiếp xúc với một số anh emcông nhân từ Huế sang làm trong đội xây dựng tự quản này. Ngoài một vài người khá lớn tuổi, phần còn lại là thanh niên từ hai mươi trở lên. Bên nhà không có việc mà giá sinh hoạt cũng khó khăn, thấy bên này có việc thì xin visa sang đây làm ăn kiếm tiền. Đó là lý do chính được mọi người giải thích như vậy.
Hoà từng đi xuất khẩu lao động ở Malaysia, làm trong hãng sản xuất bao ni lông, tức bao plastic. Khi hết hạn về nước, Hoàng muốn đi một nơi nào để kiếm việc thì việc thì thời may có người quen rủ lên Luang Prabang:
Em tên Hoàng Xuân Hoà, quê ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. qua đây một năm ba tháng rồi. Tiền lương cô Nga trả cho em thì cũng giúp được cho gia đình.
So với Kuala Lumpur thì em thấy Luang Prabang dễ chịu hơn, dễ giao tiếp với người ta hơn. Ở bên kia là người nào biết người đó thôi cô ạ. Ở Luang Prabang này là ví như Lào với Việt Nam là anh em, bởi đấy người ta giống như Việt vậy. Trước mắt thì em định làm cái đã còn chưa biết bao giờ về.
Toàn: Em là Nguyễn Thanh Toàn, 23 tuổi, phụ thợ nề, quê em ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Huế, lần đầu tiên em xa nhà. Em qua năm 2012, có anh ở quê dắt lên.
Cũng là người Huế ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Mai Xuân Huy mới qua Luang Prabang hôm tháng Chín:
Huy: Nói chung chung qua đây kiếm sống, đi làm ăn, ở Việt Nam làm cũng được nhưng nói chung đồng tiền khó khăn hơn ở bên này.
Vì cuộc sống thì mình cực khổ để đi làm ăn thôi, chứ còn đất cha quê mẹ của mình sinh ra là sống ở Việt Nam, còn cha còn mẹ còn anh còn em ( Anh Lê Văn Tùy)
Có lẽ trong nhóm ba mươi công nhân miền Trung này thì Huy Hoàng là người duy nhất từ Đà Nẵng qua:
Huy Hoàng: Đây là ông anh của em dắt đi, có giấy tờ hợp pháp, cũng vì cuộc sống thôi chứ ai mà muốn xa nhà, bên nớ mà dư dã thì mình ở đó sống gần cha gần mẹ sướng hơn chứ mần chi qua đây xa xôi mà nhớ nhà. Do hoàn cảnh mới qua đây hết, đôi lúc ngồi nhớ nhà buồn lắm.
Bản thân trưởng nhóm, thợ cả Lê Văn Tùy, cũng là dân Quảng Điền, Quảng Phú, Thừa Thiên Huế, qua Lào hơn hai chục năm nay.
Anh Lê Văn Tùy: Năm nay là hai mươi hai năm rồi, qua năm 1990, ở Việt Nam kỳ trước thì cũng quá cực khổ, lên đây đi làm ăn thôi, làm thợ nề, thợ xây. Cũng nhờ anh chị con bà o(cô) và chị Nga giúp đỡ làm ăn, khi đó mình bắt đầu kêu người để đi làm để kiếm sống.
Quê của anh nghèo lắm, Tùy kể, hồi nhỏ thường phải đi học với cái bụng đói:
Anh Lê Văn Tùy: Nói chuyện cực khổ thì không ai cực bằng. Em cực từ nhỏ đến lớn lận, bây giờ cũng còn cực. Nhỏ thì chăn trâu bức cỏ, sáng sớm đi học cơm nước không có, buổi sáng nhịn đói đi học, rồi về bứt cỏ chăn trâu đi cày đi bừa, mót lúa, đủ kiểu, không thiếu món chi hết. Đến khi có người cô ruột ở Paksé giúp đỡ lên làm ăn.
Đầu tiên đi làm thì không có giấy tờ đâu, giống như qua biên giới là mình đi chuồn qua, thuê họ đem qua hoặc đi rừng đi núi, lên đây để kiếm đường làm ăn. Kỳ đó mới lên thì còn nhỏ chưa biết chi, cũng đi phụ thợ nề rồi lượm cái này cái kia bán, cũng làm đủ kiểu để mà sống thôi. Sau khi học nghề rồi có người giúp đỡ mới có công việc làm ăn cho đến bây giờ.
Dầu nghèo khó thế nào, anh Tùy nhất quyết không bỏ học bởi với anh đã nghèo và thiếu ăn mà còn thiếu chữ nghĩa nữa thì đời không đáng sống:
Học để cho biết chữ, thứ hai nữa là học để biết xã hội bên ngoài. Cũng có những người bỏ vì không học nỗi, vì cực, gia đình không nuôi nỗi thì khi đó bắt buộc phải đi làm để sống thôi.
Bây giờ đã có công việc vững chắc ở Lào, có thể giúp đồng hương Thừa Thiên của mình qua đây kiếm tiền, Lương Văn Tùy vẫn hướng đến một ngày về Việt Nam
Vì cuộc sống thì mình cực khổ để đi làm ăn thôi, chứ còn đất cha quê mẹ của mình sinh ra là sống ở Việt Nam, còn cha còn mẹ còn anh còn em.
Đây cũng là suy nghĩ của tất cả mọi người đang làm việc tại công trình xây dựng Nong Kham.
Khi quí vị nghe chương trình này thì đã có thêm một đợt bốn mươi ba người, lần này là dân Nghệ An, sang đây để tiếp tục cùng toán công nhân trước xây thêm một công trình mới cạnh ngôi trường đang thành hình:
Anh Lê Văn Tùy: Lớn cũng có nhỏ cũng có, từ hai mươi trở lên đến năm sáu mươi tuổi. Chừ lên để thi công một cơ sở khác nằm ở giữa, cái đó diện tích rộng lắm. Họ lên là họ khỏe hơn mình, họ vô ở liền, còn mình thì phải làm lán trại. Nếu trường này có tiến độ tiền bạc và xây dựng thì trong vòng một năm nữa sẽ xong.
Cô Nguyễn Thị Nga: Các anh em sẽ ở lâu và công trình này sẽ không phải là công trình cuối cùng. Nga đang còn có một công trình mới, sau khi xong ở Luang Prabang có thể sang năm sẽ mời các anh em về làm ở Vientiane, xây thêm trường học ở Vientiane. Sau khi đấy có thể là xuống tình Pakse để xây thêm trường học.
Đó là kế hoạch của cô hiệu trưởng Changsanga Valakone trong việc phát triển thêm các Trường Quốc Tế Kiettisak ở nước Lào. Mai này, trong những cuốn niên giám của các trường Kiettisak, người ta có thể đọc thấy những công trình này đều do thầy thợ người Việt xây nên.