main billboard

Những thành quả của LLCSQG tỉnh Định Tường đã được nguyên Chỉ Huy Trưởng Đỗ Kiến Mười kể lại.

 

MỘT SỐ CÔNG TÁC ĐÁNG GHI

Của LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT QUỐC GIA Tỉnh ĐỊNH TƯỜNG

******

My Tho_0

Tác giả: Phan Trung Chánh

(viết theo lời kể của Đỗ Kiến Mười)

Tiếp theo bài “Bạn tôi và Tỉnh Trưởng tay không vào mật khu tạo kỳ tích” viết vào tháng 8 năm 2007 đã được đăng trên:

   1/ Tạp chí CẢNH SÁT QUỐC GIA/Việt Nam Cộng Hòa miền Đông Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2007.

   2/ Đặc San Phượng Hoàng của Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia/Việt Nam Cộng Hòa, ấn bản đặc biệt nhân dịp Đại Hội khoáng đại kỳ 2 của Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại, tháng 10 năm 2008.

   3/ Quyển Ngành Đặc Biệt (NĐB) Tập 2 của tác giả Nguyễn Mâu, nguyên Phụ Tá Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia đặc trách ngành Cảnh Sát Đặc Biệt, xuất bản tại San Jose, California, năm 2009.

   Hôm nay chúng tôi xin tiếp gửi một số công tác khác của “Bạn tôi” để Cảnh Sử ghi thêm chiến công chưa được cập nhật.

   Nghiệp vụ của Đỗ Kiến Mười (ĐKM) chông gai nguy hiểm, nhưng chủ quan đánh giá khá thành công.

   Kết quả tốt đẹp như vậy vì ĐKM

   a/ Được sự thương yêu, giúp đỡ tận tình của cấp chỉ huy trực tiếp, một tài năng xuất chúng: Ông Bùi Văn Nhu (BVN). Trước 30-4-1975, ông BVN là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó Cảnh Sát Quốc Gia (BTLCSQG) đã qua đời trong nguc tù Cộng Sản ở Bắc Việt.

   Ông BVN nguyên là Quận Trưởng Cảnh Sát thượng hạng, cựu Chuẩn Tướng Cảnh Sát, đã từng đảm nhiệm các chức vụ sau:

        1/ Trưởng Ty Đặc Cảnh Miền Đông

        2/ Phụ Tá Tổng Giám Đốc CSQG kiêm Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt

        3/ Phó Tổng Giám Đốc CSQG

        4/ Tư Lệnh Phó BTLCSQG.

   Ông BVN rất thông minh, quyền biến, nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc trong nghiệp vụ, nhất là trong lãnh vực an ninh tình báo. Bản tính hiền lành, đạo đức, liêm khiết, được toàn thế nhân viên trong lực lượng CSQG thương mến kính phục.

   Ông có trí nhớ phi thường đầu óc là cả một tàng thư văn khố (archive). Chỉ cần gặp mặt, xem hình, đọc phiếu trình, báo cáo…một lần là ông nhớ vanh vách, không quên một chi tiết, dù trãi qua nhều năm tháng. Một thí dụ: khoảng cuối 1972, CSQG Định Tường có bắt giữ một cán bộ Cộng Sản tên Lê Xuân Đông. ĐKM điện thoại nhờ Chuẩn Tướng BVN xác nhận nghi can có phải là tên Trưởng Ban Kinh Tài của Đặc Khu Ủy Sài Gòn Gia Định không?

   Chuẩn Tướng Nhu hỏi: “Hình dáng hắn ra sao?”

   ĐKM: Thưa Chuẩn Tướng, hắn 48 tuổi, quê Kiến Hòa, thấp người, mặt mày đen đúa xấu xí.

   Chuẩn Tướng Nhu khẳn định ngay: “không phải! Lê Xuân Đông, trưởng ban Kinh Tài Đặc khu Ủy Sài Gòn Gia Định, năm nay 60 tuổi, quê Tây Ninh, người cao ráo, trắng trẻo, mang kiến cận”

   Cứ vài tuần một lần, ông BVN mời ĐKM lên văn phòng trà đàm và truyền dạy những kinh nghiệm của ông liên quan đến an ninh tình báo, tình báo chuyên nghiệp và tình báo nhân dân.

        b/ ĐKM được sự hợp tác chân thành của nhân viên trực thuộc, với tinh thần xung phong không nề hiểm nguy gian khổ.

1-    Tự túc xây cất đồn Cảnh Sát Xóm Dầu và thành lập toán Xung Kích Đặc Biệt

  Sau Tết Mậu Thân năm 1968, ĐKM được Đại Tá Trẩn Văn Hai, Tổng Giám Đốc CSQG (sau nầy lá Cố Chuẩn Tướng tuẩn tiết Trần Văn Hai) bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ty CSQG Định Tường.

  Sau khi nắm vững địa hình địa vật, hồ sơ trận liệt, sổ đen, và cường độ hoạt động rất mạnh của Việt Cộng trong lãnh thổ trách nhiệm, ĐKM nẩy ra ý kiến thành lập “Toán xung kích đặc biệt” nhằm mục đich đánh phủ đầu và trấn áp các tên đầu xõ của Tỉnh Ủy Mỹ Tho và các Huyện Ủy,  Xã Ủy trực thuộc.

   Một trụ sở thích hợp, tại một địa điểm chiến thuật cho Toán Xung Kích rất cần thiết.

   ĐKM tự túc xây cất một cơ sở đủ chỗ ngũ cho 50 người, có hầm vũ khí và kho lương khô, với vật liệu xin từ Đại Tá Cố Vấn Trưởng của Tỉnh Trưởng và Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ (vị cố vấn PSA – Public Safety Agency – của ĐKM xin Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ sắp về nước).

   Cơ sở nầy là “Đồn Cảnh Sát Xóm Dầu”.

   Xóm Dầu nằm bên kia bờ sông Bảo Định, đối diện với trụ sở Ty CSQG Định Tường – nằm bên nầy bờ sông – cách nhau khoản 50 thước.

   Xóm Dầu có trên 100 nóc gia, có vườn cây ăn trái xum xê. Tuy thuộc vùng ven Thị Xã Mỹ Tho, giáp ranh với quận Châu Thành, Xóm Dầu lúc bấy giờ thiếu an ninh ban đêm, nhiều gia đình vì sợ VC về ám sát, bắt cóc, thu thuế rời Xóm Dầu qua ngũ tạm tại các nhà thân quen trong thị xã. Trước Tết Mậu Thân, VC thỉnh thoảng bắn sẻ qua Ty CSQG và có lần tấn công Ty CSQG, xuất phát từ Xóm Dầu di chuyển trên ghe xuồng.

   ĐKM bổ nhiệm Nguyễn Công Lắm, tự Sáu Lắm, giữ chức vụ: “Trưởng Toán Xung Kích Đặc Biệt” kiêm “Trưởng Đồn Cảnh Sát Xóm Dầu”, trực tiếp dưới quyền Thẩm Sát Viên Nguyễn Văn Huế, lúc bấy giờ là Phụ Tá trưởng Ty kiêm Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt (CSĐB).

   Sáu Lắm, cựu Thượng Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) chuyển qua phục vụ ngành CSĐB Định Tường từ năm 1967, được nguyên Đại Tá Trần Thanh Bền, hai lần giữ chức Tổng Giám Đốc CSQG giới thiệu với ĐKM. Nhân dạng cao ráo, năng động, thuộc lòng từng gốc me cây bần, con kênh, con rạch, đám lá, mảnh vườn, xây dựng được nhiều cộng tác viên, cảm tình viên ở các quận Châu Thành, Bến Tranh, Sầm Giang và ven thị xã Mỷ Tho.

   Toán xung kích gồm 50 nhân viên Cảnh Sát Đặc Biệt:

      1/ Toán Trưởng, Toán Phó, 8 nhân viên trực văn phòng và canh gác đồn.

      2/ 5 tổ tác chiến (mỗi tổ 8 người)

   Đa số gốc cựu quân nhân.

   Có nhiệm vụ:

   -chiến đấu tiêu diệt Việt Cộng (VC); phục kích đột kích đánh điểm.

   -tổ chức các lưới tình báo nhân dân (TBND)

   -sưu tầm tin tức tình báo

   -tiếp xúc với các cựu can cứu chính trị, các hồi chánh viên, các thân nhân của cán bộ thoát ly, để từ đótiến đến việc kết nạp, xây dựng tình báo viên, cộng tác viên, mật báo viên, cảm tình viên

   -móc nối VC ra chiêu hồi

   -tuần tiểu ngày đêm tại Xóm Dầu và các vùng ven thị xã Mỹ Tho.

   Ngoài ra, một khóa cấp tốc về “công tác xâm nhập”, với mục đích hướng dẫn các nhân viên hoạt vụ cảnh sát đặc biệt và các nữ Thiên Nga, cách thức móc nối, chiêu dụ các cán bộ Việt Cộng làm nội tuyến, mai phục bên trong lòng địch, hoặc gài người xâm nhập vào hàng ngũ địch, do chính ĐKM và viên cố vấn tình báo đảm trách.

   Thành quả:

   Không đầy 9 tháng sau, tình hình an ninh tỉnh Định Tường và thị xã Mỹ Tho tiến triển rất khả quan, tốt đẹp.

  • Dựa vào tin CSQG Định Tường, khoản giữa năm 1968, Sư Đoàn 7 hành quân vào vùng giáp nước, cách thị xã Mỹ Tho khoảng 1 cây số đường chim bay, tịch thu 4 khẩu trọng pháo trưng bày tại vườn hoa Lạc Hồng của thị xã cho dân chúng xem. (VC sử dụng 4 khẩu trọng pháo nầy pháo kích nhiều lần vào giữa trung tâm thị xã Mỹ Tho, ngay cả ban ngày, trong lúc chợ búa rất đông đảo, làm thiệt mạng và làm bị thương nhiều thường dân vô tội, trong đó có nhiều phụ nữ yếu đuối và nhiều học sinh bé nhỏ)
  • CSQG Định Tường bắt giữ:

-một tổ 5 tên VC nằm vùng ở Xóm Dầu

-một tổ 6 tên nằm vùng ở chợ Giòng Nhỏ (vùng ven thị xã)

-một tổ 4 tên đặc công ở khu lò gạch (vùng ven thị xã)

-một tổ 5 tên đặc công ở gần căn cứ Đồng Tâm (thuộc quận Châu Thành)

-nhiều học sinh rãi truyền đơn bươm bướm trong và ngoài thị xã

-nhiều cán bộ hợp pháp ở vùng ven thị xã.

   *   Nhiều cán bộ hành chánh, chính trị, quân sự, giao liên, kinh tài, hậu cần, tuyên văn giáo,          an ninh, trinh sát, binh vận VC bị bắt hoặc bị giết trong tỉnh Định Tường.

   *   nhiều cán bộ, cán binh, du kích ra chiêu hồi với quân đội, CSQG, hoặc chính quyền địa phương.

   *   nhiều xã đội bị vô hiệu hóa

   *   nhiều xã ủy bị tróc địa bàn hoạt động

   *   cơ quan đầu não của tỉnh ủy Mỹ Tho phải đổi địa chỉ từ quận Châu Thành dời về quân Cai Lậy

   *   CSQG Định Tường tịch thu hằng trăm vũ khí, mìn, chất nổ, đạn dược đủ loại.

   Chúng tôi xin ghi ra đây vài câu phỏng vấn của ĐKM với một tên cán binh trẻ của huyện đội Sầm Giang ra chiêu hồi với CSQG Định Tường, giữa năm 1969.

   ĐKM: Ở trong đó, em sợ cái gì nhất?

   HCV (Hồi chánh viên): Em sợ dàn nhạc Tân Tây Lan và Toán Sáu Lắm.

   ĐKM: Dàn nhạc Tân Tây Lan là gì?

   HCV: Pháo binh

   ĐKM: Tại sao em sợ Toán Sáu Lắm?

   HCV: Toán Sáu Lắm xuất quỉ nhập thần, xuất hiện thình lình từ đám lá, đám mía, con rạch, con kênh, cái vườn.

   Trên đà đó, và với thời gian nhiều năm kế tiếp, công tác vô hiện hóa hạ tầng cơ sở VC, cũng như kế hoạch bình định, xây dựng phát triển nông thôn ở Định Tường đã thành công vẻ vang.

   Năm 1970, 1971, tỉnh Định Tường được Trung Ương xếp hạng nhất trên toàn quốc trong công tác xây dựng, bình định và phát triển nông thôn.

   Đầu năm 1974, Bộ Chỉ Huy CSQG Tỉnh Định Tường được Bộ Tư Lệnh CSQG xếp hạng nhất trên toàn quốc trong công tác vô hiệu hóa hạ tầng cơ sở Cộng Sản và bao vây kinh tế địch. Buổi lễ tổ chức tại Bộ Tư Lệnh CSQG, Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa và trao giải thưởng bằng tiền mặt là 800 ngàn đồng cho Đỗ Kiến Mười.

  (Bộ Chỉ Huy CSQG Quận Nhì Thủ Đô được xếp hạng nhất trong công tác bài trừ cướp giật, tệ đoan xã hội, cũng được Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tưởng thưởng như Bộ Chỉ Huy CSQG tỉnh Định Tường).

   Có thể nói rằng Tỉnh Trưởng Lê Minh Đảo và Trưởng Ty CSQG Đỗ Kiến Mười, nhờ sự hợp tác chân thành của đại bộ phận quần chúng nhân dân và Quân Cán Cảnh Định Tường, qua kế hoạch bình định xây dựng phát triển nông thôn va chiến dịch Phượng Hoàng, đã dập tan chủ trương “lấy nông thôn bao vây thành thị” (tại Định Tường) của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Bắc Việt đề ra trong Nghị Quyết số 9 (1969).

   ĐKM hồi tưởng lại:

      -những lúc băng đồng lội ruộng đến tận các xã ấp xa xôi với Đại Tá Tỉnh Trưởng Lê Minh Đảo (trước khi ông đi nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 18), cùng với các nữ cán bộ xây dựng nông thôn (mặc đồng phục màu đen), các nữ cán bộ thông tin chiêu hồi (mặc đồ bà ba thường phục), các nữ nhân viên cảnh sát tâm lý chiến (mặc cảnh phục), các nữ thiên nga (mặc đồ bà ba thường phục), các nữ nhân viên y tế (mang phù hiệu y tế) trong khuông khổ chương trình bình định xây dựng.

      -những đêm ngủ ấp, để Đại Tá Đảo và ĐKM tiếp xúc, trao đổi với các vị bô lão, thân hào; thuyết trình cho đồng bào xã thôn về tình hình Đất nước, kết quả bình định phát triển nông thôn và chiến dịch Phượng Hoàng; có phần trình diễn văn nghệ của Đoàn Văn Nghệ Mỹ Tho, vói phần phụ họa của nhạc sĩ Lê Minh Đảo chơi đàn guitar và accordion, ĐKM lả lướt nhảy các bản tango và valse với các cô ca sĩ. Bà con cô bác, nhứt là các cô thôn nữ thích thú vỗ tay vang dội.

   2- Vô hiệu hóa toán bắn sẻ của Việt Cộng trên quốc lộ 4.

   Khoản giữa năm 1968, vào sáng chúa nhật, ngồi trên xe jeep cảnh sát, ĐKM đi thanh tra Chi CSQG Bến Tranh, ĐKM bị bắn sẻ, thoát chết, nhưng bô xe bị lủng, trên quốc lộ 4, gần địa điểm Trung Úy Nguyễn văn Nở bị bắn sẻ chết tại chỗ cách 5 năm trước. (Trung Úy nở tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức, phục vụ tại tiểu khu Định Tường).

   Theo tin tức, ĐKM được biết toán bắn sẻ cũng đã thường hoạt động tại Xóm Dầu bắn vào từng lầu cùa Ty CSQG Định Tường. ĐKM triệu Sáu Lắm, kể rõ sự việc bắn sẻ, và lệnh cho đương sự nghiên cứu chấm tọa độ trên bản đồ địa điểm Toán xung kích sẽ nằm phục kích. ĐKM cho biết 4 giờ khuya thứ bảy, sẽ cho mở cuộc hành quân bao vây thanh lọc, dưới quyền chỉ huy của Đại Đội trưởng Cảnh Sát Dã Chiến (CSDC). Trong lúc trời còn tối , Toán Sáu Lắm nằm ém lại,      ” im lặng vô tuyến”, kiên nhẫn rình con mồi, từ khuya thứ bảy đến sáng thứ hai mới rút quân.

   Cuộc hành quân thanh lọc sẽ chấm dứt trước 10 giờ sáng thứ bảy. Dĩ nhiên, ĐKM phải trình Tỉnh Trưởng và Tiểu khu thời gian và địa điểm phục kích. Cần phòng gian bảo mật. Các nguyên tắc “ngăn cách” và “tri quyền” phải được triệt để áp dụng.

      Khoản 8 giờ sáng chúa nhật, anh tùy phái báo cáo:

   “Thưa Ông Trưởng, trước bộ chỉ huy có một số anh em cảnh sát trò chuyện khá ồn ào, không bình thường”

  ĐKM bước ra ngoài – Sáu lắm tiến đến trình:

   “Dạ, chúng tôi đã diệt được 3 tên VC, trong số nầy có tên bắn sẻ, tịch thu 1 súng carbine, 1 súng garand, 1 cái phảng, 1 búa đẻo, 1 dao bầu.

   ĐKM: “Sao anh biết trong 3 VC chết, có tên bắn sẻ?”

   Sáu Lắm: “Qua số vũ khí và dụng cụ tịch thu, tôi tin chắc như vậy”

   Từ dạo ấy về sau, không còn bắn sẻ qua Ty từ Xóm Dầu, không còn bắn sẻ trên quốc lộ 4. Sự suy đoán của Sáu Lắm là đúng.

   30 tháng 4 năm 1975, khi có lệnh đầu hàng phổ biến trên đài phát thanh, Sáu Lắm gọi máy:

      “Thưa Trưởng Ty, tôi không buông súng đâu. Tụi nó đến tôi sẽ chiến đấu đến chết”

   ĐKM im lặng đau khổ!!!

My Tho_8

   3- Bảo vệ Quốc lộ 4 bằng Cảnh Sát Dã Chiến và Tình Báo Nhân Dân.

      Quốc lộ 4, trục giao thông huyết mạch giữa Thủ Đô Sài Gòn và các tỉnh miền Tây, có tầm quan trọng chiến lược.

      Thiếu Tướng Việt Cộng Trần Phương tự Tám Phương, Tư lệnh Trưởng Quân khu 8 Việt Cộng (bao gồm các tỉnh Kiến Hòa, Định Tường, Gò Công, Kiến Tường, Kiến Phong, Vĩnh Long, Sa Đéc) chỉ thị Ban Đặc Công Quân khu 8, Ban Đặc Công và Tỉnh Đội Mỹ Tho bằng mọi giá, mọi cách phải thường xuyên phá hoại: đào đường, đấp mô, đóng chốt, đặt mìn, chất nổ trên cầu đường ở Quốc lộ 4.

   Cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã trực tiếp chỉ thị ĐKM phải nổ lực giúp đỡ Tỉnh Trưởng Định Tường bảo vệ cầu đường trên Quốc Lộ.

   Đại Tá Chỉ Huy Trưởng CSQG Quân Khu 4 và Tỉnh Trưởng Định Tường chấp thuận cho phép ĐKM sử dụng CSDC bảo vệ Quốc Lộ 4 cả ngày lẫn đêm.

   Các Trưởng Chi CSQG trực thuộc được ĐKM chỉ thị phải sử dụng CSDC phục kích di động về đêm trên và chung quanh Quốc Lộ.

   Các Phân Chi CSQG đóng cạnh hoặc gần Quốc Lộ 4 phải tổ chức các lưới tình báo nhân dân, sắp đặt hệ thống báo cáo, thông tin, liên lạc, cách gửi các tín hiệu, ám hiệu, mật hiệu (thí dụ như cộng tác viên hoặc cảm tình viên nhá đèn pin, chop tắt mấy lần, đốt đèn như thế nào, phơi quần áo hay đuổi chim như thế nào v.v.) để báo cho CSQG, CSDC…, Việt Cộng đang hay sẽ chuyển quân, đang hay sẽ thực hiện công tác phá hoại, đặt mìn, chất nổ v.v..

   Kể từ khi sử dụng CSDC và Tình Báo Nhân Dân để bảo vệ Quốc Lộ 4, suốt thời gian dài, từ cuối năm 1968 đến 30-4-1975, không một câu cầu nào trên Quốc lộ 4 còn bị đánh sập như trước; chỉ có tất cả 2 lần Quốc lộ 4 bị đào đường, đấp mô.

   Cảnh Sát Dã Chiến Định Tường phải trả giá:

   5 nhân viện CSDC đã hy sinh, trong số nầy có cố Thiếu Úy Nguyễn Văn Vinh, Trung Đội Trưởng tốt nghiệp Học Viện CSQG và 6 bị thương nhẹ.

   4 – Đại Đội 401 Cảnh Sát Dã Chiến (trực thuộc Bộ Chỉ Huy CSQG Định Tường) hoạt động rất tích cực và hữu hiệu.

   Cảnh Sát Dã Chiến là một lực lượng võ trang của Bộ Tư Lệnh CSQG. Tại mỗi tỉnh được phối trí một Đại Đội.

   Mỗi Đại Đội có một Trung đội Trừ bị Tỉnh và các Trung Đội ở các Chi CSQG Quận (mỗi Chi có một Trung Đội).

   CSDC có nhiệm vụ:

      1/ Phối hợp với các Đơn Vị: Quân Đội, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Quân Cảnh, Thám Báo, An Ninh Quân Đội, Thám Sát Tỉnh, Nhân Dân Tự Vệ, Cảnh Sát Sắc Phục, Cảnh Sát Đặc Biệt, Giang Cảnh hoặc các cơ quan khác như Xây Dựng Nông Thôn, Chiêu Hồi, Dân Ý  Vụ trong các cuộc hành quân cảnh sát, phượng hoàng, hành quân bình định và xây dựng nông thôn; hoặc yểm trợ cảnh sát sắc phục trong các công tác bảo vệ, duy trì an ninh trật tự, kiểm soát tài nguyên.

      2/ Trấn áp bạo động và nhiễu loạn dân sự, ví dụ như giải tán biểu tình.

   Tại Định Tường, ĐKM tận dụng CSDC trong các cuộc hành quân cảnh sát, Phượng Hoàng, phục kích, đột kích, đánh điểm tiêu diệt Việt Cộng, nhứt là đánh phá hạ tầng cơ sở cộng sản, mục tiêu của chiến dịch Phượng Hoàng.

        a/ Đẩy lùi cuộc tân công của Việt Cộng vào Thị Xã Mỹ Tho đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu (1969).

   Được tin tình báo, đêm giao thừ Tết Kỷ Dậu, Việt Cộng sẽ tấn công khu chợ cũ Mỹ Tho. (mũi tấn công khác kỳ Tết Mậu Thân – Tết Mậu Thân, chúng tấn công khu chợ mới Mỹ Tho, nơi đó có Tòa Hành Chánh Tỉnh Định Tường, các cơ quan chính quyền và tư thất Đệ Nhứt Phu Nhân Việt Nam Cộng Hòa).

   Sauk hi trình tin nầy cho Tỉnh trưởng, Đại Tá Huỳnh Ngọc Diệp (định cư ở Nam California) ĐKM tăng cường nhân sự và vũ khí đạn dược cho 3 cơ sở trọng yếu:

          1/ nhà máy đèn Thị Xã Mỹ Tho

          2/ Trung tâm Tạm Giam của CSQG

          3/ Trung Tâm Thẩm Vấn của CSĐB

(mỗi nơi có thêm 1 khẩu đại liên và 1 súng M79)

   ĐKM rút 4 Tiểu Đội CSDC từ 4 Chi CSQG Châu Thành, Bến Tranh, Chợ Gạo và Sầm Giang tăng phái cho Lý Quan Thanh Xử Lý Thường Vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 401 CSDC. Đại Đội Trưởng có toàn quyền chỉ huy Đại Đội CSDC, toàn thể lực lượng CSQG phòng thủ khu chợ Cũ Mỹ Tho, kể cả Toán xung kích đặc biệt của Sáu Lắm.

   Đêm giao thừa Tết Kỹ Dậu, VC tấn công. Lực lượng Tiểu Khu Định Tường phục kích chận đánh ngoài ven. Chúng bị thiệt hại rất nặng, chỉ còn một đại đội tiến vô Thị xã.

   Lực lượng CSQG dưới sự chỉ huy của Lý Quan Thanh đánh chúng tơi bời, tháo chạy kéo theo xác chết đồng bọn (Lý Quan Thanh định cư ở nam California).

   Sang mồng một Tết, Đại Tá Tỉnh Trưởng gọi điện thoại cho ĐKM: “Cảnh Sát của em giỏi tình báo, mà đánh giặc cũng quá ngon lành”.

   Đồng bào Mỹ Tho, quần áo bảnh bao, đốt pháo rộn rã, vui vẻ đón Xuân. Chùa, Nhà Thờ, Thánh Thất, Đình tấp nập người đi lễ.

   CSQG mang đến cho đồng bào Mỹ Tho niềm tin mảnh liệt: Sinh mạng và tài sản của đồng bào có CSQG bảo vệ.

      b/ Giửa năm 1971, CSDC phối hợp với CSĐB phục kích trên đường giao liên, bắn chết nhiều tên Việt Cộng, tịch thu 1 khẩu B40, 3 súng AK, 1 súng K54, trong số nầy có tên Bí Thư Huyện Ủy Huyện Cai Lậy.

      c/ Khoản cuối năm 1972, Trung Đội CSDC Trừ Bị Tỉnh và Trung Doi65iCSDC quận Sầm Giang dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Đại Đội Trưởng Trần Ngọc Bửu (tốt nghiệp Học Viện CSQG) phục kích bên một con rạch ở Sầm Giang, bắn chết nhiều tên Việt Cộng, tịch thu 10 khầu AK, 1 khẩu B40 và 1 súng K54.

My Tho_5

   5-Ngăn chận kịp thời vụ đặt chất nổ khách sạn N.P, một địa điểm khang trang, được nhiều khách vãng lai nước ngoài ưa chuộng.

   Ông Bà chủ khách sạn N.P. vốn quen thân với ba má của ĐKM, Quản Lý khách sạn tên Kiều Tiên, con gái của ông bà.

   Thời gian trước đây, VC đã 3 lần đặt chất nổ tại thị xã Mỹ Tho gây nhiều người thiệt mạng và bị thương, hầu hết là thường dân vô tội.

   ĐKM nói: “Thưa hai bác, tôi là người có trách nhiệm bảo vệ sinh mạng, tài sản đồng bào trong tỉnh, và có thể nói là người thân tình trong gia đình. Tôi ước mong hai bác, cô Kiều Tiên cùng tôi lo bảo vệ sự an toàn và bền vững sản nghiệp của mình.

   Khách sạn của hai bác đón tiếp rất nhiều khách nước ngoài, sẽ là mục tiêu của bọn đặc công dã man khát máu, với ý đồ gây tiếng vang trên thế giới.

   Tôi nhờ cô Kiều Tiên lưu ý tất cả các nhân viên phục vụ nên:

      1/ Đề cao cảnh giác, báo cáo cho cô mọi việc bất thường, khả nghi, liên quan đến sinh hoạt, hành động, cử chỉ, lời nói, y phục, túi xách, vali của tất cả người lui tới khách sạn và của khách vãng lai.

   Mỗi người khách thuê phòng phải xuất trình căn cước hoặc giấy tờ tùy thân để ghi vào sổ mỗi ngày, chuyển một bảng danh sách khách thuê phòng đến cho Ty. Nên chú ý những người quê Kiến Hòa, Sầm Giang, Cai Lậy, Cái Bè.

      2/ An ninh là ưu tiên số 1. Thấy ai khả nghi, điều gì khả nghi, cứ gọi cho tôi, bất cứ lúc nào, ngày lẫn đêm.

   “Tôi là Kiều Tiên cần gặp ông Trưởng Ty ĐKM khẩn cấp”. Khi nghe chữ “khẩn cấp”, anh tùy phái biết phải làm sao.

   ĐKM tiếp xúc với ba má Kiều tiên giữa năm 1968, và thỉnh thoảng điện thoại thăm Cô và Ông Bà.

   Ba năm sau khoản giữa năm 1971, trong lúc đang họp về “Bình Định Phát Triển” tại hội trường Tỉnh dưới quyền chủ tọa của Tỉnh Trưởng, Đại Tá Chung Văn Bông, với sự tham dự đông đảo của “bá quan văn võ”, anh cận vệ kề tay nói nhỏ: “Cô Kiều Tiên cần gặp ông Trưởng Ty khẩn cấp”.

   Xin phép rời phòng hội và cho xe tiến nhanh đến khách sạn, đồng thời gọi máy chỉ thị xe tuần tiểu cảnh sát đến gấp gần khách sạn chờ lệnh.

   Kiều Tiên cho biết: “có hai người, 1 nam 1 nữ, xưng là vợ chồng đến mướn phòng. Cả hai quê Cai Lậy, tay chân đen đúa, dính phèn chứng tỏ là nông dân. Họ mặc quần áo mới toanh, mang dép Nhựt Bổn cũng mới. Người đàn bà mang túi xách còn mới. Người đàn ông xách một vali rất lớn còn mới. Cả hai vẻ mặt không bình tỉnh, điệu bô khả nghi, nói chuyện không tự nhiên”.

   ĐKM bảo anh bồi phòng gõ cửa và nói to: “Tôi là bồi phòng, đem nước trà đến cho ông bà uống”. Cửa mở. ĐKM và toán tuần tiểu ập vào. Hai người khách ngồi yên trên giường, dưới sự canh chừng của anh cận vệ, trong lúc cảnh sát tuần tiểu lục soát.

   Khi khám vali, viên cảnh sát la to lên:

   “Chất nổ! chất nổ”

   ĐKM ra lệnh còng tay hai vợ chồng và tất cả rời ngay khỏi phòng, trong lúc chờ đợi, ĐKM gọi chuyên viên chất nổ tới.

   Sauk hi chuyên viên chất nổ hoàn tất nhiệm vụ, ĐKM chỉ thị cận vệ mang vali chất nổ ra xe, đồng thời lệnh Phụ Tá Đặc Biệt thẩm vấn ngay hai tên đặc công khi xe tuần tiểu chở về.

   Tại Hội Trường Tỉnh, ĐKM hảnh diện tuyên bố:

   “Trình Đại Tá Tỉnh trưởng và quí vị, chúng tôi vừa phát hiện kịp thời âm mưu đặt chất nổ đánh sập khách sạn N.P. Trước mặt quí vị, cái vali đựng trên 20 kí lô chất nổ, chúng tôi vừa tịch thu tại khách sạn và hai tên khủng bố, 1 nam 1 nữ đang được CSĐB điều tra, thẩm vấn.

   Các viên chức hiện diện tiến đến xem chất nổ, với nét mặt thán phục và nhiệt liệt khen ngợi CSQG.

My Tho_9

   6-Gác cầu bằng tình báo

   Ty CSQG Định Tường được Bộ Tư Lệnh CSQG phối trí một Giang Đoàn Cảnh Sát (thường được gọi là Giang Cảnh Mỹ Tho) gồm:

   -khoản 150 nhân viên cảnh sát

   -6 chiến giang đỉnh (thường được gọi là “con cá lớn”)

   -8 chiếc ho-bo (thường được gọi là “con cá nhỏ”, hay “xung kích đỉnh”)

   Nhiệm vụ giang cảnh (tức Cảnh sát tuần giang hay Cảnh sát sông ngòi) là nhiệm vụ củ CSQG trên sông. Giang đoàn trưởng Giang đoàn Cảnh sát Mỹ Tho là Đại Úy Nguyễn Văn Em, tốt nghiệp Học Viện CSQG.

   Đại Úy Em thông minh, khôn ngoan, năng động, tận tình với nhiệm vụ, được thuộc cấp nể trọng, được ĐKM và nhiều sĩ quan thuộc Bộ chỉ huy CSQG Định Tường thương mến.

   Giang Đoàn đã giúp nhân dâng gặp khó khăn trở ngại trong sinh hoạt trên sông hồ:

      -Một chiếc xuồng chở đầy chuối trên sông Bảo Định, bị song đánh chìm, người nhái của Giang Cảnh lặn xuống sông vớt chiếc xuồng.

      -Một đò máy chở khách trên sông Cửu Long hỏng máy bị nước cuốn trôi được giúp đở kéo vô bờ.

      -Một cụ già chết trên một chiếc ghe nhỏ được giúp đở chở quan tài về cận bờ sông ở Cai Lậy.

      -Giang Cảnh giúp chở những người bệnh nặng đến bệnh viện Mỹ Tho cấp cứu.

      -Tử thi trôi trên sông được xung kích đỉnh kéo giao cho nhà xác.

      -Giang cảnh luôn ân cần giúp đở giới thương hồ.

   Do vậy cho nên các lưới tình báo nhân dân (TBND) phủ trùm trê sông Cửu Long, sông Bảo Định và kinh Chợ Gạo thuộc phạm vi trách nhiệm của Giang Cảnh Mỹ Tho đã trở nên rất hữu hiệu.

   Nhiều tên trộm cướp, nhiều đào binh, nhiều vụ chuyên chở hàng hóa bất hợp pháp hoặc tiếp tế cho Việt Cộng, nhiều đường dây giao liên của VC bị đồng bào mật báo giúp Gianh Cảnh bắt giữ hoặc phá vở.

   Đặc biệt đầu năm 1971, do tin TBND, Đại Úy Em đích thân chỉ huy một toán giang cảnh đến bao vây một ngôi nhà ở đầu Vàm Kỳ Hôn, lục soát, khám phá một hầm bí mật dưới một dựa củi, bắt giữ tên Trần Văn Tươi, Phó Bí Thư xã Bình Phục Nhứt (Chợ Gạo), tịch thu nhiều tài liệu.

   Khai thác tên Tươi, CSĐB Định Tường bắt giữ 5 cán bộ hợp pháp thuộc Huyện Ủy Chợ Gạo.

   Khoản giữa năm 1971, ĐKM nhận được một tin có giá trị cao: Quân Khu 8 VC hạ quyết tâm đánh sập cây cầu Quay Mỹ Tho. Cầu Quây trên sông Bảo Định là cầu duy nhứt nối liền khu Chợ Mới với khu Chợ Cũ Mỹ Tho. Tất cả xe cộ di chuyển từ tỉnh Gò Công về thị xã Mỹ Tho và ngược lại phải qua cây Cầu Quây. Việc bảo vệ Cầu Quây từ trước đến nay do Cảnh Sát đảm trách. Cầu được canh gác 24/24, một nhân viên trên cầu, một nhân viên dưới cầu, dưới sự kiểm soát đôn đốc của Trưởng Cuộc CSQG Phường 2 Thị xã Mỹ Tho (văn phòng của Cuộc 2 đặt tại đầu Cầu Quây, trong phạm vi khu Chợ Củ Mỹ Tho).

   ĐKM trình tin quan trọng lên Tỉnh Trưởng, Đại Tá Chung Văn Bông, với đề nghị:

      1/ Tiểu khu kiện toàn việc rào cản cây cầu nhứt là xung quanh chân cầu.

      2/ An ninh Quân Đội và Phòng Nhì gia tăng nổ lực sưu tầm tình báo, ngăn chận kịp thời     hành động phá hoại.

      3/ Lực lượng Tuần Giang của Tiểu Khu gia tăng tuần tiểu ngày đêm trên sông Cửu Long và sông Bảo Định, để phát giác sự xuất hiện của các đặc công thủy.

   Một cuộc họp khẩn cấp gồm tất cả các viên chức trực thộc Bộ Chỉ Huy CSQG Định Tường được triệu tập, để toàn thể đề cao cảnh giác, ý thức và am tường âm mưu đánh sập Cầu Quây của Quân Khu 8 VC, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh những biện pháp ĐKM mới dề ra:

        a/ Bắt đầu từ hôm nay tất cả ghe xuồng, tàu đò trên si6ng Bảo Định, phải rời sông trước 7 giờ tối và chỉ được trở lại sau 5 giờ sáng. Ban đêm có thể đậu dọc theo các cù lao Tân Long, Thới Sơn trên sông Cửu Long.

        b/ phòng Quản trị mua 80 cây đèn pin cấp phát cho:

-         Giang cảnh: 40 cây

-         Cuộc 1 Cảnh Sát: 20 cây

-         Cuộc 2 Cảnh Sát: 20 cây

    Các đơn vị trên cấp phát lại cho các nhà, các vựa, các ghe, các xuồng, các tàu đò “cảm tình” dọc theo sông Bảo Định và sông Cửu Long.

    Sinh hoạt với họ cách thức báo cáo, thông tin, liên lạc, ra dấu hiệu, tín hiệu, ám hiệu, mật hiệu khi phát hiện các người, các hành vi, hiện tượng khả nghi.

         c/ Giang cảnh tăng cường:

-         Dưới chân cầu Quây một xung kích đỉnh với hai nhân viên và một người nhái (24/24)

-         Tại đầu vàm sông Bảo Định tiếp giáp với sông Cửu Long, một giang đỉnh và một xung kích đỉnh (24/24)

-         Gia tăng tuần tiểu ngày đêm trên sông Cửu Long và sông Bảo Định.

-         Cấp phát lựu đạn MK3 để ném xuống sông khi thấy có hiện tượng, chỉ dấu khả nghi.

           d/ Cảnh Sát Dã Chiến phối hợp Cảnh Sát Sắc Phục làm các cuộc chận xét bất thần, nhằm khám phá việc chuyên chở vũ khí, mìn, chất nổ, tạm giữ các phần tử tình nghi không giấy tờ hợp lệ.

           e/ Cảnh Sát Đặc Biệt gia tăng nổ lực công tác an ninh tình báo. Các nhân viên hoạt vụ và Thiên Nga bố trí cộng tác viên, hồi chánh viên, cựu can cứu chính trị tại các bến xe, bến đò, bến ghe, bến bắc va chung quanh cây Cầu Quây nhằm phát hiện các cán bộ điều nghiên, trinh sát, quân báo, đặc công, giao liên VC.

            f/ Chỉ huy Phó Trương Đình Thành thường xuyên kiểm soát, đôn đốc các đơn vị, nhứt là các nhân viên canh gác cầu.

   ĐKM kết luận:

     “Tôi tin rằng các lưới tình báo nhân dân của toàn thể anh chi em CSQG Định Tường, không phân biệt Dã Chiến hay Giang Cảnh, Đặc Biệt hay Tư Pháp, Hành Chánh hay Tâm Lý Chiến, Công lộ hay Tuần Tiểu, Trật Tự hay Thiên Nga phủ trùm kính mít thị xã Mỹ Tho, không một tên cán cộng nào có thể lọt vô được thành phố của Đệ Nhất Phu Nhân VNCH, mà không bị đồng bào khám phá, phát hiện, mật báo, cáo giác.

   Tuy nhiên chúng ta không được chủ quan, khinh địch. Vì địch rất nguy hiểm, quỷ quyệt, gian ác, xảo trá, lắm mưu kế, nhiều thủ đoạn. Do vậy, để bẻ gẩy âm mưu đánh sập cây Cầu Quây của tên Thiếu Tướng Tư Lệnh Trưởng Quân Khu 8 VC, bên cạnh việc “gác cầu bằng lính gác cầu” chúng ta còn phải “gác cầu bằng tình báo”.

   Một tuần sau, khoản nửa đêm, thuyền trưởng Trần Thanh Vân của chiếc giang đỉnh 172 nhận được tín hiệu từ một chiếc tàu đò đậu tại cồn Tân Long. Đèn pin chớp tắt, chớp tắc nhiều lần hương về chiếc giang đỉnh 172.

   Thuyền trưởng Trần Thanh Vân nhận ra đó là tín hiệu báo động của cảm tình viên. Vân quan sát kỹ lưỡng các vật lạ trôi nổi trên sông, phát hiện một đám lục bình trôi ngang từ cồn Tân Long vào vàm sông Bảo Định, thay vì phải trôi suôi dòng nước. Vân gọi máy báo cáo, Đại Úy Nguyễn Văn Em dung xung kích đỉnh tới liền sau đó. Đại Úy Em và thuyền trưởng Vân rọi đèn pha phát hiện trong đám lục bình có một ống nylon nổi lên trên mặt nước độ 6 phân. Ống nylon là một dụng cụ người nhái VC thường dùng để thở khi đang ở dưới nước. Đại Úy Em ra lệnh ném một trái lựu đạn MK3 xuống đám lục bình. Đám lục bình tơi tả. Ống nylon biến mất, nhưng sau đó nhô lên mặt nước cách chỗ cũ khoản 5 thước. Một quả MK3 thứ hai được ném. Một thân người nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Hắn được vớt lên chiếc xung kích đỉnh. Đó là một thanh niên mình trần, mặc quần đùi, mặt, mình và tay chân được thoa dầu đen thui, đang bị ngất xỉu bởi sức ép của lựu đạn MK3.Chân trái đeo một dai gâm. Có thể mìn hoặc chất nổ mang theo bị văng rớt xuống sông.

   Khi hắn tỉnh lại, Đại Úy Em phỏng vấn tại chỗ.

      Đại Úy Em: Anh tên gì?

      Người nhái: Lê Thanh Hải

      Đ/U em: Mục đích anh đến đây để làm gì?

      Người nhái: Đành cây cầu Mỹ Tho

      Đ/U Em: Anh rừ đâu tới?

      Người nhái: Sầm Giang

      Đ/U Em: Anh đến bằng cách nào?

      Người nhái: Thả trôi theo giòng nước.

   Đến đây người nhái lại bất tỉnh. Đại Úy Em chở đương sự đến Vườn Hoa Lạc Hồng nhờ xe tuần tiểu Cảnh sát đưa hắn vào bệnh viện Mỹ Tho (hắn chết vài giờ sau khi tới bệnh viện).

   Ngày hôm sau, thuền trưởng Vân được cảm tình viên cho biết: “Đang ngũ trên chiếc tàu đò của ông tại cồn Tân Long, nghe tiếng động, ông thức dậy, thấy một người lạ leo lên tàu đò, đứng nhìn về hương vàm sông Bảo Định quan sát rồi xuống sông lội đi. Vì đã được Trần Thanh Vân hướng dẫn nên ông chớp đèn pin báo động.”

    Địa Úy Nguyễn Văn Ems au đó được vinh thăng Thiếu Tá và hiện đang giữ chức Tổng Thư Ký Hội Người Việt Cao Niên ở một quân hạt thuộc Bắc California.

   7-Quyết giữ vững Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Sầm Giang.

      Khoản cuối năm 1973, Bộ Chỉ Huy CSQG Định Tường nhận được tin Quân Khu 8 VC âm mưu tấn công Bộ Chỉ Huy CSQG Sần Giang và Chi Khu Sầm Giang.

   ĐKM và Thiếu Tá Lương Hữu Trí, Trưởng phòng Quản Trị, hướng dẫn một đoàn xe chở vũ khí, đạn dược, mìn claymore, lựu đạn, lương khô, thuốc men, gạo muối, cá khô, đèn pin, nón sắt, máy truyền tin quân sự và cảnh sát, kẻm gai, kẻm concertina, bao cát, vĩ sắt, cuốc, xẻng, đến tăng cường cho Chi CSQG Sầm Giang.

   ĐKM và Đại Úy Lê trung Tài, Chỉ Huy Trưởng CSQG Sầm Giang đến gặp Trung Tá Quận Trưởng Sầm Giang thông báo tin tức trên và yêu cầu Quận trưởng yểm trợ.

   Lực lượng Bộ Chỉ Huy CSQG Sầm Giang:

-         1 Trung đội CSDC

-         Khoản 120 nhân viên CSQG (chưa kể các nhân viên của các Cuộc CSQG trực thuộc).

    Lệnh cấm trại 100% cho đến khi có lệnh mới.

    Tất cả luân phiên ngày đêm kiện toàn hệ thống phòng thủ: đào hầm, giao thông hào, giăng kẻm gai, concertina, đặt thêm bao cát, vĩ sắt v.v…

   Ba ngày sau, khoản 10 giờ tối, VC bắt đầu tấn công. Chúng đào đường, đóng chốt trên đường độc đạo nhằm mục đích chận đánh viện binh đến từ quốc lộ 4.

   Chiều hôm đó, đồng bào cư ngụ ở thị trấn Vĩnh Kim và gần hai Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát và Chi Khu đã di tản ra các nhà trên Quốc lộ 4 và các xã gần đó (đồng bào đoán biết sắp có đánh nhau giữa Quốc Gia và Việt Cộng)

   Lực lượng tấn công của VC: một trung đoàn.

   Đại Úy Lê trung Tài báo cáo qua máy truyền tin:

   “Có hai nhân viên cảnh sát bị thương. Địch pháo và bắn dữ dội. Tuy nhiên tinh thần chiến đấu của chiến sĩ CSQG rất cao. Hai lần tư tưởng (Trưởng Ty) an tâm.

   ĐKM gọi điện thoại Tỉnh Trưởng và các cố vấn xin yểm trợ pháo binh va không quân.

   ĐKM và Chỉ Huy Phó Trương Đình Thành túc trực tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực theo dõi diễn tiến.

   Khoản 1 giờ khuya, viên cố vấn PSA của ĐKM đích thân lái xe đến báo cho ĐKM tin mừng:

   Vừa xin được hai chiếc máy bay gunship đến yểm trợ. Mỗi một người xạ thủ của chiếc gunship có thể bắn 2000 viên đạn trong một phút.

   Khoản 3 giờ khuya, Đại Úy Tài lên máy báo cáo: Việt Cộng đã rút lui vì không chịu nổi hỏa lực quá hung hậu của hai chiếc gunship.

   Đại Úy Lê trung Tài (tốt nghiệp Học Viện CSQG) sau đó được thăng cấp Thiếu Tá và định cư miền Đông Hoa Kỳ.

   Thiếu Tá Trương Đình Thành và Thiếu Tá Lương Hữu Trí định cư ở Úc Châu.

   8- Giải cứu con tin.

   Khoản các năm 1973, 1974, đảng cướp “Cua Vàng” gieo rắt sợ hải, kinh hoàng trong dân gian ở một số tỉnh miền Tây như An Giang, Châu Đốc, Kiến Phong, những người khá giả, giàu có sinh sống ở nông thôn hoặc các vùng ven tỉnh lỵ, quận lỵ bị chúng bắt cóc đòi tiền chuộc mạng. Chúng nhốt con tin vào hầm tối, đánh đập, bỏ đói và buộc viết thư cho thân nhân đem tiền nạp cho chúng mới được trả tự do.

   CSQG Vùng 4 với sự yểm trợ của Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dã Chiến của Bộ Tư Lệnh CSQG đã phá vỡ Băng “Đảng Cướp Cua Vàng”. Đồng bào các tỉnh vùng biên giới Việt Miên ở Miền Tây vui mừng khôn xiết.

   Việt Cộng hành xữ không khác Đảng Cướp Cua Vàng. VC buộc đồng bào sống trong vùng xôi đậu phải đóng thuế cho chúng. Nếu ai không có tiền thì chúng lấy gạo, lúa, heo, bò, gà vịt và cả trứng vịt thay thế.

   Những người khá giả, giàu có bị bắt cóc, VC nhốt họ vào các hầm tối, đánh đập, bỏ đói, hoặc cho họ ở trong các chòi lá do chúng cất tại vùng “oanh kích tự do”. Vùng “oanh kích tự do” là các mật khu VC, hoặc vùng mất an ninh hoàn toàn, pháo binh hoặc không quân Việt Nam Cộng Hòa được phép oanh kích tự do, bắn phá tự do mà không sợ gây tổn thương cho thường dân vô tội.

   Các người bị VC bắt cóc sợ quá nên phải viết thư cho thân nhân xin nộp tiền chuộc mạng.

   Ở Mỹ Tho, có ông Minh Cảnh làm thầu khoán, chủ khách sạn, chủ lò bánh mì.

                            Quản lý khách sạn Minh Cảnh, ông Tư Lành, cậu ruột Bà Minh Cảnh, quê Sầm Giang. Khoản

 quê S            giữa năm 1974, Tư Lành về quê ăn giỗ, say rượu, ngũ quên. Tối đến VC bắt ông đi nhốt vào  hầm tối. Chúng bảo ông viết thư cho Bà Minh Cảnh đem 3 triệu đồng đến chuộc mạng. Bị đánh đập đau đớn nên đành viết thư theo ý chúng.

   Ông Minh Cảnh trình lá thư Tư Lành cho ĐKM và xin ý kiến. ĐKM nghĩ ngay đến Sáu Lắm, thổ địa ở Sầm Giang, có nhiều lưới tình báo nhân dân ở đó.

   Sáu Lắm nói: “Ông Trưởng Ty để tôi lo”

   Năm ngày sau, Sáu Lắm vào trình: “Trình ông Trưởng Ty, do tin tức của một cảm tình viên, tôi biết rõ ông Tư Lành hiện đang ở đâu. Xin phép ông Trưởng ty cho tôi dẫn Toán xung kích đi đột kích giải cứu ông Tư Lành. ĐKM chấp thuận. Cuộc đột kích thành công 100%, giải cứu được Tư Lành, bắn chết mấy tên VC, tịch thu 5 khẩu súng AK.

   ĐKM trình nội vụ cho Đại Tá Chung Văn Bông, Tỉnh Trưởng Định Tường. Đại Tá Bông chỉ thị ĐKM chở ông Tư Lành đến văn phòng gặp ông (có lẽ Đại Tá Bông không tin chuyện nầy).

   Sauk hi phỏng vấn Tư Lành, Đại Tá Bông nói: “Không tưởng tượng được. Vô cùng thích thú, hấp dẫn, chuyện khó tin nhưng có thật. Cảnh sát hành động như trong xi nê”.

   Ông Bà Minh Cảnh thưởng Toán Sáu Lắm hai trăm ngàn đồng, một heo quay, 20 con gà quay, 20 con vịt quay, 200 ổ bánh mì, một cần xé mận hồng đào, 30 kết bia, 30 kết nước ngọt.

    Ông Bà Minh Cảnh định cư tại California. Ông đã qua đời. Bà Minh Cảnh hiện sống với các con ở San Jose.

   9- Anh hung Cảnh Sát ngã gục dưới cột cờ Việt Nam Cộng Hòa, tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Định Tường.

      Trung sĩ Cảnh Sát Lê Văn Bảy, tự Bảy Vịt, tình nguyện gia nhập Toán xung kích Đặc biệt của Sáu Lắm, một toán gồm 50 thành viên nổi tiếng xuất sắc trong công tác diệt Cộng, đa số là cựu quân nhân, rất thiện chiến, gan dạ, tinh thần chống cộng cao độ . Bảy Vịt câm thù bọn Việt Cộng tàn ác, bóc lột, giết hại dân lành trong đó có cả thân phụ Bảy Vịt là ông Ba Tặng.

   Ông Ba Tặng quê xã Long Trung, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường, chuyên nghề nuôi vịt đẻ để nuôi 9 đứa con. Rất nghèo, vô cùng vất vả, nhưng bọn VC chẳng tha, buộc ông phải đóng thuế. Không tiền, nên mỗi tuần chúng đến tận chuồng lấy 100 trứng vịt để bù trừ. Uất ức quá nên lúc nhậu say, ông chữi to: “Bọn VC ác ôn. Tụi bây là quân ăn cướp. Tao có một đàn vịt đẻ để nuôi bầy con. Nở lòng nào tụi bây bắt tao đóng thuế, không có tiền, tụi bây tịch thu trứng vịt. Quả thật tụi bây là quân chó má, vô lương tâm”.

   Có lẽ VC nghe được lời chữi mắng đó, nên một đêm nọ, chúng bắt ông dẫn ra sau hè thay phiên nhau đánh đập ông rất tàn nhẫn, không buồn để ý đến sự khóc lóc van xin của Bà Ba Đặng và mấy đứa con. Chúng bỏ ông vào một bao bố, cột chặt lại, đem quăng xuống rạch sau nhà và nói: “Chúng tôi cho ổng đi mò tôm”.

   Khi bà Ba Đặng và các con vớt lên, ông đã tắt thở. Hận thù nầy làm sao Bảy Vịt quên được (vì phụ cha chăn vịt nên có biệt danh nầy). Khi đủ tuổi, anh gia nhập ngành Cảnh Sát Đặc Biệt và tình nguyện vào Toán Xung Kích đặc biệt, với mục đích tận diệt bọn VC địa phương để trả thù cho cha già.

   Điều làm anh mãn nguyện nhứt là khoản giữa năm 1971, anh hướng dẫn Toán xung kích đặc biệt phối với CSDC Cai Lậy phục kích trên đường giao liên bắn chết nhiều tên VC, tịch thu 1 B40, 3 AK, 1 K54, trong số người bị giết chết có tên Bí Thu Huyện Ùy Cai Lậy, quê quán xã Long Trung.

   30 tháng 4 năm 1975, khoản 11 giờ đêm, lúc đó ĐKM đã lẫn trốn, VC đã chiếm Bộ Chỉ Huy CSQG Định Tường, anh Bảy Vịt can đảm vào đứng giữa Bộ Chỉ Huy CSQG, ngay dưới cột cờ Việt Nam Cộng Hòa dõng dạt la to:

   “Trung Tá Đỗ Kiến Mười đâu? Tại sao ông đầu hàng Cộng Sản? Tại sao ông không tử thủ?”

   Nhiều loạt AK nổ dòn. Anh hung Cảnh sát Lê Văn Bảy oanh liệt ngã gục dưới cột cờ Việt Nam Cộng Hòa, máu đào lênh láng.

  10- Tại sao mất nước?

   Tại sao mất nước? Đó là câu hỏi ĐKM đặt ra khi bị nhốt một mình trong xà lim tại trung tâm thẩm vấn Mỹ Tho từ ngày 3 tháng 5 1975 khi ra trình diện Ty An Ninh Nội Chính Việt Cộng.

   Độc cô khách ĐKM có lúc hét to, kêu trời, uất ức, nghẹn ngào, vò đầu, bức tóc, đấm ngực, đấm tường. Tại sao mất nước?

   Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân các cấp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với tinh thần chống Cộng cao độ, lòng can đảm hy sinh vô biên, ý chi bất khuất bảo vệ quê hương, đánh giặc tài giỏi hơn hẵn quân thù. Cụ thể, cuộc Tổng công kích và Tổng nổi dậy Tết Mậu Thân của Cộng Sản, Quân lực VNCH chống trả quyết liệt, phản công trên khắp mặt trận. Việt Cộng tổn thất nặng nề , cà trăm ngàn cán binh, cán bộ chết và mất tich. Các sư đoàn VC phải rút chạy qua Miên Lào (thất bại nhục nhã, VC tức tối điên cuồng, giết người tàn bạo, dã man, hàng trăm ngàn dân vô tội bị sát hại, ghê gớm và kinh khủng nhứt là giết tập thể, chon tập thể những đồng bào còn sống).

   Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, chống Cộng triệt để, hoạt động hữu hiệu, hoàn tất tốt nhiệm vụ, duy trì an ninh trật tự công cộng, bảo vệ sinh mạng tài sản đồng bào; truy lùng, đánh phá, vô hiệu hóa hạ tầng cơ sở VC, các cán bộ hợp pháp va bất hợp pháp, các đảng viên lộ và không lộ, ngăn ngừa, phá vở các hoạt động gián điệp, khủng bố, phá hoại, ám sát, bắt cóc, thu thuế, tống tiền của Việt Cộng.

   Cán bộ, công chúc VNCH, với đồng lương khiêm nhường nhưng vì tinh thần chống Cộng và lý tưởng Quốc Gia hết lòng phục vụ vì dân vì nước.

   Đại đa số quần chúng nhân dân không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản vô thần; thù ghét Cộng sản, sẵn sang yểm trợ quan can cảnh VNCH về mọi mặt. Điển hình là việc tích cực cung cấp tin tức tình báo, cáo giác các hoạt động và sự xuất hiện của cán binh, cán bộ VC.

   Hơn thế nữa, sau ngày hiệp định Ba Lê 1973 được ký kết, mỗi lần VC tấn công ở đâu là dân chúng ở đó bỏ chạy, không phải bỏ chạy theo bộ đội VC mà chạy theo Quân đội VNCH, tìm sự bảo vệ của chính quyền Quốc Gia.

   Vào năm 1954, trên một triệu người Việt Nam, bất chấp hiểm nguy gian khổ, xem thường mạng sống, cương quyết rời bỏ quê nhà Miền Bắc đi tìm tự do ở Miền Nam.

   Đa số Dân Quân Cán Cảnh Miền Tây đoàn kết chặt chẻ sau lưng vị Tư Lệnh tài đức NGUYỄN KHOA NAM, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ vùng 4. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hão yêu cầu được võ trang để chống lại bọn VC ma giáo đã âm mưu sát hại Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ. Cho đến khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vùng 4 không mất một tất đất, một cái đồn, một Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia. Dân chúng vẫn sinh hoạt bình thường, chợ búa vẫn đông đảo, học sinh vẫn cấp sách đến trường.

   Tại sao mất nước?

   Việt Nam Cộng Hòa kém may mắn. Hoa kỳ có quyết định sai lầm. Không còn được viện trợ quân sự và kinh tế, làm sao VNCH có thể đương đầu với Việt Cộng đang được Trung Quốc, Liên Xô hổ trợ mạnh mẻ về mọi mặt, cả về chiến cụ, vũ khí tối tân.

   Việt Cộng vi phạm trắng trợn “Hiệp định Ba Lê 1973 về ngưng bắt và tái lập hòa bình ở Việt Nam”. Hoa kỳ không can thiệp. Các quốc gia ký tên bảo đảm việc thi hành Hiệp Định Ba Lê im hơi lặng tiếng.

 

                              Viết tại Lancaster ngày 16 tháng 11 năm 2012

                                                     PHAN TRUNG CHÁNH