• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-28 10:39:33') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-28 10:39:33') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 217 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Damas trao danh mục vũ khí hóa học cho quốc tế

Damas trao danh muc vu khi cho quoc te

Các chuyên gia của OICA sẽ từng bước nghiên cứu việc phá hủy kho vũ khí hóa học Syria - Reuters

Một ngày sau khi trao danh sách đầu tiên, hôm nay 21/9/2013, Syria đã trao cho Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OIAC) danh mục kho vũ khí hóa của mình, đúng như hạn định ghi trong thỏa thuận Nga-Mỹ tại Genève. Trong khi đó, thương lượng ngoại giao vẫn diễn ra cấp tập để đạt được một nghị quyết mang tính ràng buộc đối với Damas về việc phá hủy vũ khí hóa học.

Tổ chức cấm vũ khí hóa học OICA khẳng định với AFP đã nhận được bản kê danh mục vũ khí hóa học của chính phủ Syria và bộ phận kỹ thuật của tổ chức đang tiến hành giám định các thông tin nhận được.

Việc trao danh sách vũ khí hóa học là bước đầu tiên trong thỏa thuận Nga-Mỹ về giải trừ kho vũ khí hóa học của Syria ký hôm 14/09 tại Genève. Chế độ Damas phải cung cấp danh sách đầy đủ bao gồm tên, chủng loại và số lượng cũng như địa điểm, hình thức cất giữ, sản xuất , nghiên cứu và triển khai các loại vũ khí hóa học của họ.

Các chuyên gia đánh giá kho vũ khí hóa học của Damas thuộc loại lớn nhất ở khu vực Trung Đông có thể lên tới hàng nghìn tấn. Syria bị tình nghi cất giữ các loại khí độc hóa học nguy hiểm gây chết người hàng loạt như hơi mù tạt, sarin hoặc khí VX. Nguy hiểm hơn Damas có thiết bị gắn các đầu đạn khí độc đó và các tên lửa, bom, đạn pháo.

Theo dự kiến, các chuyên gia của OICA sẽ họp để nghiên cứu từng bước phá hủy kho vũ khí nói trên và đơn của Syria xin gia nhập Công ước cấm vũ khí hóa học 1993. Tuy nhiên, OICA đã hoãn cuộc họp này vô thời hạn. Việc ra nghị quyết tại Hội đồng Bảo an cũng vì thế có khả năng bị đình trệ theo.

Năm thành viên của Hội đồng Bảo an vẫn chưa đạt được đồng thuận về dự thảo nghị quyết dù đã họp với nhau nhiều buổi. Bất đồng chủ yếu vẫn là có hay không đưa vào nghị quyết điều 7 của Hiến chương Liên hiệp quốc trong đó quy định các biện pháp chế tài mạnh nhất là can thiệp quân sự trong trường hợp Damas không tuân thủ nghĩa vụ của mình trong tiến trình phá hủy kho vũ khí hóa học.

Nga vẫn chống mọi điều khoản có liên quan đến khả năng sử dụng vũ lực, tìm cách giải tỏa trách nhiệm của đồng minh Syria trong các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/08 tại Damas. Cuộc mặc cả ngoại giao giữa phương Tây Nga và Trung Quốc nhằm thông qua được một nghị quyết ràng buộc Syria tôn trọng tiến trình phá hủy khi vũ khí hóa học vẫn tiếp tục diễn ra khẩn trương.

Switch mode views: