Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trừng phạt Bắc Kinh, Donald Trump dựa vào tinh thần bài Trung Quốc

usa-trump-medal

Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 31/07/2017 tại Nhà Trắng, Washington
REUTERS/Joshua Roberts

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trừng phạt Bắc Kinh theo một chiến thuật mà Trung Quốc gọi là « nhất tiễn hạ song điêu ».

Với mục đích vừa cân bằng quan hệ thương mại hiện bất lợi cho Mỹ, vừa đoàn kết nội bộ trong bối cảnh bị công kích tứ phía, chủ nhân Nhà Trắng sẽ dùng vũ khí thương mại để trả đũa Trung Quốc.

Cách nay hai tuần, cuộc thảo luận kinh tế thường niên Mỹ-Trung không mang lại một tiến triển nào.

Tiếp theo đó, vụ phóng tên lửa liên lục địa của Bắc Triều Tiên mà Bình Nhưỡng khoe là có thể bay đến nước Mỹ, làm tổng thống Donald Trump trút cơn giận lên đầu giới lãnh đạo Bắc Kinh : Không để cho Trung Quốc tiếp tục lợi dụng buôn bán với Mỹ để thu lời hàng trăm tỷ…

Theo AFP, chủ nhân Nhà Trắng sắp thực hiện lời đe dọa này, trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ và phát minh của Hoa Kỳ.
Bảo vệ tác quyền trí tuệ, từ nhãn hiệu, bằng sáng chế cho đến thiết kế thời trang, là nhu cầu sinh tử của các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc.

Gian thương có hệ thống

Doanh nhân Mỹ, cũng như đồng nghiệp châu Âu đầu tư tại Hoa Lục, từ lâu nay đã lên án luật pháp Trung Quốc bắt buộc họ « chia sẻ » bí mật công nghiệp với đối tác Trung Quốc.
Nếu có tranh chấp trước pháp luật thì doanh nhân Tây phương bao giờ cũng thua kiện, phải bồi thường rất nặng nề, có khi phải bỏ của chạy lấy người.

Cơ quan đại diện thương mại của Mỹ USTR, hồi tháng 4 năm nay, đã tố cáo tệ nạn « vi phạm quyền sở hữu trí tuệ » lan rất rộng tại Hoa Lục : Ngoài thủ đoạn đánh cắp bí mật thương mại, xâm nhập máy vi tính lấy dữ liệu, xuất khẩu hàng nhái, hàng giả, Trung Quốc còn buộc doanh nghiệp Mỹ phải nghiên cứu phát minh ngay tại Hoa Lục hay chuyển giao hiểu biết cho đối tác Trung Quốc, đó là điều kiện bắt buộc nếu muốn được phép làm ăn tại đất nước của Mao.

Cũng vì sợ áp lực của chính quyền Trung Quốc mà những đại công ty dịch vụ truyền thông, tin học như Apple và Google phải bỏ qua một bên đạo lý về quyền tự do thông tin, bảo vệ thân chủ.

Lúc chưa đắc cử, Donald Trump dọa tăng thuế nhập khẩu lên 45%, đánh lên hàng Trung Quốc để cân bằng cán cân thương mại bị nhập siêu đến 309 tỷ đô la trong năm 2016.
Từ khi vào Nhà Trắng, Donald Trump lại dịu giọng với Bắc Kinh, với dụng ý nhờ chính quyền Tập Cận Bình hợp tác trong hồ sơ Bắc Triều Tiên cho đến khi không thấy kết quả cụ thể, Washington đã thi hành biện pháp trừng phạt nhôm và thép của Trung Quốc.

Một công mà đôi ba việc

Theo Gary Clyde Hufbauer, chuyên gia Viện Kinh Tế Quốc Tế ở Washington, nếu Donald Trump thấy hợp tác với Trung Quốc mang lại kết quả thì ông ấy không bao giờ gia tăng trừng phạt. Đúng là một công mà đôi ba việc.

Tổng thống Mỹ có trong tay vũ khí mang tên « Ban 301 » với đầy đủ quyền hạn trả đũa thương mại để bảo vệ kinh tế quốc gia.
Vũ khí « 301 » đã từng được sử dụng nhiều lần thời Ronald Reagan, trừng phạt Nhật trong thập niên 1980.

Giờ đây, chủ nhân Nhà Trắng có thể hạn chế đầu tư Trung Quốc tại Mỹ hoặc tăng hàng rào thuế quan đối với các công ty quốc doanh, với sự ủng hộ của công luận bài Trung Quốc.

Cho dù sẽ bị Bắc Kinh trả đũa, nhưng biện pháp trừng phạt của Donald Trump, tạo ra phản ứng thuận lợi tại Mỹ.
Từ đảng đối lập Dân Chủ đến giới phân tích kinh tế, tất cả đều ủng hộ tổng thống Donald Trump, một chuyện thật hiếm hoi.

Claude Barfield của Viện Doanh Nghiệp Mỹ bình luận : Tôi không tin Donald Trump đưa ra những quyết sách kinh tế vì tinh thần ái quốc nhưng trong trường hợp này chính phủ Mỹ có lý một phần.
Thủ lĩnh của đảng Dân Chủ tại Thượng Viện, Chuck Schumer, hôm thứ Tư, thúc giục lãnh đạo hành pháp phải gấp rút hành động.

Theo AFP, lớp phấn son trang điểm cho hình ảnh quan hệ « nồng ấm » Mỹ-Trung mà hai ông Trump và Tập diễn tuồng hồi mùa xuân năm nay tại Florida, đã rơi xuống tả tơi.

Switch mode views: