• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-10 04:30:08') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-10 04:30:08') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 297 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Những nghi vấn quanh vụ tấn công hai tàu dầu trên biển Oman

mideast tanker 4

 


Một trong hai con tầu dầu bị tấn công trên biển Oman, ngày 13/06/2019.
©ISNA/Handout via REUTERS

 

Ngày thứ Năm 13/06/2019, một tầu dầu của Na Uy và một tàu chở khí đốt của Nhật Bản bị tấn công tại vùng biển Oman.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tố cáo Iran là thủ phạm. Teheran bác bỏ.
Chính quyền Đức và Nga tỏ ra thận trọng. Còn Pháp thì vẫn giữ yên lặng.

 

 Tất cả đều lo ngại bạo lực leo thang trong khu vực.

Trong băng vidéo do bộ Quốc Phòng Mỹ công bố, người ta thấy một đội tuần tra của lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran gỡ một trái mìn dính vào thân một trong hai chiếc tàu chở dầu bị tấn công hôm thứ Năm trên biển Oman, phía nam eo biển Ormuz, một tháng sau vụ tấn công nhắm vào 4 tầu chở dầu khác cũng trong vùng biển Oman.

Trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro, nhiều chuyên gia cho biết đoạn băng vidéo mà Lầu Năm Góc công bố có nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ.

 RFI Việt ngữ lược dịch bài viết đăng trên báo Le Figaro ngày 15/06/2019.

Băng vidéomà Lầu Năm góc công bố khiến người ta đặt ra những câu hỏi gì ?

Theo một chuyên gia làm việc tại vùng Vịnh, con tàu xuất hiện trong vidéo của Lầu Năm Góc đúng là tàu của Iran, rất giống với mẫu tàu Kuch WPB của lực lượng Vệ Binh Cách Mạng mà Iran đã giới thiệu trong một buổi lễ với sự hiện diện của lãnh đạo Hải Quân của Vệ Binh Cách Mạng, đô đốc Ali Fahdavi.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định là vidéo của bộ Quốc Phòng Mỹ « đặt ra nhiều nghi vấn hơn là mang lại các câu trả lời.

Thật đáng ngạc nhiên là Vệ Binh Cách Mạng Iran lại để bị quay vidéo. Hoặc là họ đã trở nên quá ngốc nghếch mà không biết rằng quân đội Mỹ và liên quân quốc tế chống cướp biển đang giám sát vùng biển này, hoặc là họ không quan tâm đến việc bị gài bẫy, hoặc đó là sự dối trá ».

Một câu hỏi khác được đặt ra : Làm thế nào mà con tàu được cho là của Iran lại có thể tiến đến gần tàu chở dầu mà hệ thống bảo vệ tự động của tầu dầu này lại không được kích hoạt.
 Một chuyên gia nhấn mạnh là các tàu lưu thông ở eo biển Ormuz đều rất lưu ý đến điều này.

Một chi tiết khác cũng khiến các chuyên gia lúng túng. Có bao nhiêu người có mặt trên con tàu được cho là của Iran đến để gỡ mìn chưa nổ trên tàu dầu ?

 Một chuyên gia quân sự am hiểu về vùng biển ở vùng Vịnh cho biết thường một con tàu như vậy có 3-4 người, họ được tổ chức rất tốt và hoạt động có hiệu quả.
Thế nhưng, hình ảnh trong vidéo cho thấy trên tàu này có ít nhất 6 người, họ đều tỏ ra thoải mái, không lo lắng gì, trong khi việc gỡ mìn rất phức tạp, thường mất nhiều thời gian hơn gấp 200 lần so với việc thả thủy lôi.

Tóm lại, vidéo cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, trong khi quân đội phương Tây, kể cả quân đội Hoa Kỳ, khi tuần tra trong vùng biển này đều biết là Vệ Binh Cách Mạng Iran là lực lượng có tính chuyên nghiệp rất cao.
Thêm vào đó, cũng theo chuyên gia quân sự này, việc tấn công tàu dầu khi đó đang dừng lại là điều đáng ngạc nhiên.

Một chuyên gia khác thì cho rằng nguyên tắc cốt lõi của lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran là không để lại dấu vết về các vụ tấn công, nhưng các vụ tấn công này lại đi ngược lại với nguyên tắc trên.

Chuyên gia kết luận là việc sử dụng một con tầu có thể bị nhận diện rõ ràng như vậy trong một vùng biển được giám sát chặt chẽ cho thấy thủ phạm có thể hoạt động ngay trước mũi quân Mỹ và làm rối loạn giao thông hàng hải trong khu vực.

 Hoặc có thể đây là một chiến dịch nhằm « đổ tiếng xấu » cho Iran.
Cách nay một tuần, ngoại trưởng Iran Javad Zarif tuyên bố là sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và gây áp lực đối với các nước không tuân thủ lệnh trừng phạt Teheran, Hoa Kỳ sẽ không thể được an toàn nữa.

Vụ tấn công này có lợi cho ai ?

Vụ này không có lợi cho các lãnh đạo trung dung, ôn hòa quanh tổng thống Iran Hassan Rohani và ngoại trưởng Javad Zarif, cũng không có lợi cho Dubai, vốn lo ngại sẽ phải trả giá nếu xảy ra bạo lực tại vùng biển ở vùng Vịnh, trong khi nền kinh tế đang « hụt hơi ».

Vụ này cũng không mang lại ích lợi gì cho tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn phản đối chiến tranh với Iran, vì cuộc chiến với Teheran sẽ đẩy giá dầu lửa lên cao, làm tăng gánh nặng cho các thương vụ của Mỹ.

Trái lại, trong hai vụ tấn công tầu dầu này, rõ ràng người được hưởng lợi là những người ủng hộ leo thang quân sự và hành động chống Iran : Ả Rập Xê Út và Israel, Abu Dhabi và những nhân vật diều hâu quanh Donald Trump, trong đó có John Bolton, lãnh đạo Hội đồng an ninh quốc gia, cũng như phe cực đoan ở Teheran.

Trong số các giả thuyết được đặt ra, có một điều hiển nhiên là những người tham gia vụ tấn công tàu dầu đã thành công trong việc ngầm phá hoại hoạt động trung gian hòa giải của Nhật Bản, vì vụ tấn công này xảy ra đúng vào lúc thủ tướng Nhật Shinzo Abe gặp gỡ lãnh đạo tinh thần tối cao Iran, Khamenei.

Vụ tấn công lần này cũng phá hủy mọi nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar, Oman và Đức sau vụ tấn công bốn tàu dầu cách nay một tháng, vốn được cho là do lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran gây ra.

Nói tóm lại, một chuyên gia nhận định « hoặc đó là do một nhóm phiến loạn Iran đã thoát khỏi sự kiểm soát của giáo chủ Khamenei, hoặc là do các lực lượng tình báo Israel, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất không muốn có một thỏa thuận mới với Iran ».

Nếu vụ tấn công các tàu dầu là do Iran gây ra, thì thông điệp mà Teheran muốn nhắn gửi là gì ?

Nhà nghiên cứu Dina Esfandiary, thuộc King’s College, Luân Đôn, nhận định Teheran muốn cho Donald Trump thấy rằng Iran sẽ không « để yên » trước chính sách gây áp lực tối đa mà Mỹ đang áp đặt lên Teheran.
Điều đó cũng khớp với lời cảnh báo gần đây nhất của ngoại trưởng Iran Javad Zarif.

Chuyên gia Esfandiary cũng cho rằng vụ tấn công có thể là kết quả của sự bất đồng trong nội bộ chế độ Iran ; những người tiến hành vụ tấn công hai tàu dầu là những người không muốn Teheran mở ra một cuộc đối thoại mới với Washington.

Nhưng giả thuyết nói trên khiến các nhà phân tích ngạc nhiên. Một chuyên gia về Iran cho rằng điều đó có nghĩa là đang có một rạn nứt nghiêm trọng giữa lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran và giáo chủ Khamenei, lãnh đạo của lực lượng này.

 Nói cách khác, giáo chủ không còn uy quyền đối với toàn bộ hoặc một phần lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran và những người muốn các biện pháp trừng phạt được đẩy mạnh để tăng mức ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực kinh tế.
Nhưng dường như không ai tin rằng giáo chủ Khamenei đã mất quyền kiểm soát đối với một bộ phận lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran.

Các vụ tấn công, xảy ra đúng vào ngày lãnh đạo tinh thần tối cao Khamenei đón tiếp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, là một điều sỉ nhục không thể tưởng tượng nổi đối với giáo chủ Khamenei.

Iran đang lo ngại là Donald Trump sẽ tái đắc cử tổng thống Mỹ năm 2020.

 Từ nay cho tới lúc đó, và thậm chí là từ trước cho đến nay, vẫn tồn tại hai phe quanh giáo chủ Khamenei. Một bên là những người muốn Teheran kiên trì, không ra khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 và chờ đợi với niềm hy vọng là sau Donald Trump nước Mỹ sẽ có một tổng thống mới thuộc phe Dân Chủ.

Trái lại, phe có quan điểm cứng rắn thì ủng hộ Iran ra khỏi thỏa thuận và cương quyết đáp trả « sự phản bội » của Mỹ, dù có phải đẩy lãnh đạo tinh thần tối cao Khamenei đến chân tường.

Đây có thể gọi là một việc chưa từng có trong suốt nhiều năm qua.
Các vụ tấn công tàu dầu theo kiểu « đục nước béo cò » vẫn chưa thôi « làm tốn giấy mực ».

Thị trường dầu lửa bị tác động thế nào sau các vụ tấn công này ?

Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu xuất khẩu dầu lửa của Trung Động bị nghẽn lại.

Gần ½ lượng dầu lửa Trung Quốc nhập khẩu có xuất xứ từ vùng Vịnh.
Tác động đối với Washington hạn chế hơn vì Hoa Kỳ có sản lượng dồi dào khí đốt có nguồn gốc từ đá phiến. Dầu lửa nhập từ vùng Vịnh chỉ chiếm 8% tổng lượng chất đốt tiêu thụ tại Mỹ.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể khiến nhu cầu dầu lửa của Trung Quốc giảm xuống.
 Hôm thứ Sáu 14/06, Cơ quan năng lượng quốc tế IEA lại một lần nữa giảm dự báo về mức tăng nhu cầu dầu lửa trong năm 2019.

IEA đặc biệt nhắc tới việc các căng thẳng kinh tế quốc tế ngày càng trầm trọng và lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, có một vài yếu tố đẩy giá dầu xuống thấp, chẳng hạn hồi tuần trước Mỹ lại tăng mức dự trữ dầu lửa.

Simon Redmond, thuộc cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poors S&P kết luận là cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, thì không ai tưởng tượng rằng eo biển Ormuz có thể bị đóng lại.
Ngay cả trong chiến tranh Iran - Iraq trong những năm 1980-1988 thì eo biển Ormuz cũng chưa từng bị đóng.

Switch mode views: