Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Máy tính bán ở Việt Nam bị cài ‘mã độc’


HÀ NỘI (NV) - Không ít máy tính mới được mua về tại một số cửa hàng điện tử ở Hà Nội, Sài Gòn và chưa hề qua quá trình sử dụng nhưng đã bị nhiễm nhiều phần mềm nguy hiểm, trong đó có phiên bản Zeus khét tiếng.

MayTinhMaDoc

Một khách hàng ở Hà Nội thử chiếc máy tính được lắp ráp nội địa tại một cửa hàng. Tin cho hay nhiều người mua bị lừa vì máy tính đã bị tráo đổi linh kiện hoặc cài phần mềm giả, gồm cả mã độc. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

 

Báo điện tử VNExpress cho hay như vậy hôm Thứ Tư và cho biết đây là kết quả “nghiên cứu chuyên sâu về an toàn máy tính” được công ty nhu liệu Microsoft trực tiếp thực hiện tại Việt Nam.

Công ty Microsoft đã mua máy tính thuộc những thương hiệu bán phổ biến tại Việt Nam để khảo sát như Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung.

Theo nguồn tin này, kết quả nghiên cứu cho thấy “có tới 92% trong số 41 ổ cứng trên máy tính cài hệ điều hành Windows lậu và 66% trong số 9 đĩa cài được nghiên cứu đã bị lây nhiễm.
 Ðây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia Ðông Nam Á (trung bình 86% số đĩa cài và 48% máy tính cài Windows lậu đã bị nhiễm mã nguy hiểm).”

Trong số những mã độc bị cài sẵn để ăn cắp thông tin có cả “Zeus” là một chương trình điện toán “đặc biệt nguy hiểm.”

Theo giới chuyên viên chống ăn cắp thông tin qua máy điện toán, Zeus “là Trojan chuyên đánh cắp mật khẩu bằng phương thức ghi lại các ký tự bàn phím (keylogging) và một số cơ chế khác để đột nhập, tiếp cận nhận dạng tài khoản cá nhân, dữ liệu nhạy cảm... của nạn nhân.”

Tổ chức bảo vệ an ninh mạng RSA cho rằng những kẻ lợi dụng được mã độc Zeus đã gây tổn thất hơn $1 tỉ đô la trên thế giới trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Theo tin trên VNExpress, cuộc khảo cứu của Microsoft cho thấy, “50% số ổ cứng trong máy tính của các thương hiệu hàng đầu (mà Microsoft mua về) đã bị người bán đánh tráo và thay bằng các mẫu HDD cấp thấp hơn có chứa sẵn phần mềm giả mạo.”
Nói khác, một số cửa tiệm bán máy điện toán vì tham lam “đã cố tình bán cho người tiêu dùng không am hiểu về công nghệ những mẫu máy nổi tiếng nhưng bị tráo đổi bằng linh kiện rẻ tiền, phần mềm lậu có chứa mã độc thay vì phần mềm có bản quyền.”

Hồi giữa tháng 9 năm ngoái, Microsoft cũng đã từng báo động về tình trạng này ở cả Việt Nam và Trung Quốc.
Một số cửa tiệm bán lẻ máy điện toán đã bán máy với phần mềm “lậu” để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Những phần mềm (nhu liệu) này bị cài mã độc và biến thành những máy chân rết của một “mạng lưới máy tính ma” (botnet) mà người chủ máy không biết.

Tháng 9, 2012, công ty Microsoft kiện tại tòa án liên bang ở tiểu bang Virginia một người Trung Quốc tên Peng Yong (Bành Dũng) lập một mạng lưới gọi là “Nitol” (botnet) núp dưới cái tên tổ chức 3322.org trên đã đẻ ra một mạng phụ gồm hơn 70,000 nữa.
 Hệ thống này đẻ ra hơn 7,650,000 địa chỉ tham gia vào các hoạt động bất chính.

Theo tin tức cái mạng 3322.org đã cầm đầu tới hơn 500 loại mã độc, gồm cả Nitol.

Tình trạng sử dụng các chương trình điện toán (phần mềm) lậu rất phổ biến tại Việt Nam.
 Tình trạng này diễn tiến suốt nhiều năm qua và nhà cầm quyền Hà Nội không có một biện pháp nào tích cực đối phó.

Theo bản phúc trình do 'Business Software Alliance' (BSA) công bố ngày 15 tháng 5, 2012, Trung Quốc là nước vi phạm bản quyền phần mềm lớn nhất.
Tại Việt Nam, có đến 81% phần mềm sử dụng là đồ “lậu.” (T.N.)

Switch mode views: