Người láng giềng |
Tác Giả: Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích | ||||
Thứ Sáu, 04 Tháng 6 Năm 2010 07:16 | ||||
Tôi bước vào tiệm café “Bình Dân”, nơi tu họp của những người lớn tuổi, là điểm hẹn của bạn bè vừa được định cư còn bỡ ngỡ như chim chích vào rừng. Họ gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm hầu sớm hội nhập vào xã hội mới và để vơi đi nỗi buồn nhớ trong cảnh đời ly hương.Quán chật ních ngườị. Khách ngồi tràn ra cả lối đi Hoàng Minh Hạc là tù nhân có diễm phúc được vợ lo lắng và tiếp tế đều đặn. Cứ ba tháng một lần, cô nàng đùm đề đủ món trên chiếc xe đạp qua hai chục cây số đường rừng thăm nuôi chồng. Ngày 30/4/75 vợ Hạc chưa đầy hai mươi bốn tuổị Nàng là một giáo viên có chồng sĩ quan “ngụy” bị chính quyền Cộng Sản loại ra khỏi ngành giáo dục. Nàng phải tần tảo nuôi nấng hai con nhỏ dại, làm tròn bổn phận của người mẹ và người vợ. Những ngày tháng gần nhau trong tù, Hạc thường tâm sự với tơi rằng vợ hắn còn quá trẻ mà sắc đẹp thì thuộc loại nhất nhì trong cái thị trấn nửa quê nửa chợ của mình. Chàng hãnh diện về người vợ đã từng là hoa khôi của trường nữ trung học. Những năm tháng tù đày không bản án, thời gian lao động khổ sai là chuỗi ngày dài kinh khiếp. Có lần Hạc rơi vào cơn khủng hoảng, hắn đưa cho tơi đọc bức thư gởi cho vợ : “... Em chờ anh đã quá ba năm, coi như đủ lễ tang chồng. Giờ nầy, có bước thêm một bước nữa anh chẳng còn lýù do nào để oán trách em ! Dân tộc ta chịu ảnh hưởng khá sâu đậm nền Nho giáọ Khi chồng chết, vợ phải thờ chồng đúng ba năm mới được tái giá. Quả phụ nào ở vậy thờ chồng trọn đời thì được triều đình sắc phong “Tiết Hạnh Khả Phong”. Thế nhưng, trong cuộc đời nầy mấy người được xứng danh là Tiết Phụ. Anh kể cho em nghe câu chuyện Gái Quạt Mồ trong Thần Tiên truyện sau đây : ‘ Trang Chu, người nước Tống theo đạo Tiên. Một hôm, Trang đang thơ thẩn bên chân núi bỗng gặp một thiếu phụ mặc tang phục đang cố công quạt ngôi mộ mới đắp, đất còn chưa ráọ Trang Chu lấy làm lạ hỏi : - Nàng quạt nấm mồ ấy để làm gì ? Thiếu phụ đáp : - Lúc sinh tiền đang nồng duyên hương lửa, chồng thiếp có dặn rủi ro chàng mất sớm thì nhớ đợi cho nấm mồ xanh cỏ rồi hãy tái giá. Nay chàng đã bỏ thiếp mà đi, nắm xương tàn của chàng nằm đâỵ Trời lạnh giá thế nầy biết bao giờ nấm đất mới khô cho cỏ mọc lên được. Ba thu thì đằng đẵng, đêm xuân một khắc ngàn vàng, tiện thiếp chờ sao được! Vì vậy thiếp mới quạt mồ cho mau khô, cỏ mới lên được. Chừng ấy, thiếp có tái giá cũng khỏi phụ lòng người chín suốị Trang Chu nghe dứt lời, thở dài não nuột từ tạ ra về. Ðến nhà, Trang Chu đem chuyện gặp thiếu phụ quạt mồ kể cho Ðiền thị là Trang phu nhân nghe Ðiền thị bảo : - Trung thần không thờ hai chúa, gái tiết trinh không thờ hai chồng. Nếu bất hạnh, chàng có bề gì thiếp xin cam phận chứ không bao giờ nghĩ đến chuyện tái giá. Chẳng bao lâu, Trang Tử lâm trọng bịnh rồi lìa đờị Ðiền Thị vật mình kêu gào thảm thiết. Nàng mặc tang phục, lo việc tẩm liệm, quàn quan tài chồng ở giữa nhà phủ phục bên thi hài, chờ đúng ngày giờ Trang đã trăn trối mới đem tống táng. Ngày kia, có một thư sinh phong nghi, cốt cách tự xưng là Vương Tôn nước Sở, nguyên là học trò của Trang Chu, nghe tin Thầy mất, đến xin được thọ tang và hầu cận bên linh cữu thầỵ Thời gian gần gũi, chung đụng, Ðiền thị đâm lòng yêu thương người học trò khôi ngô, tuấn tú ấỵ Một hôm, chàng nổi cơn đau bụng dữ dội, nàng gọi nhiều danh y đến chữa trị, song bệnh tình không thuyên giảm. Cuối cùng, người lão bộc của công tử đành thú thật rằng, căn bệnh cũ của chàng tái phát. Trước đây danh y nước Sở dùng óc người ngâm rượu cho bệnh nhân uống mới cứu được mạng sống. Ðiền thị hỏi : - Óc người chết dùng được không ? - Chưa quá một trăm ngày thì dùng được. Ðiền Thị mừng rỡ nói : - Vong phu tôi chết chưa quá ba mươi ngày, vậy ta bổ quan tài lấy óc người nằm trong đó cho chàng uống….*’ Tôi ngưng đọc, hỏi Hạc : - Cậu thật lòng khuyên vợ có chồng sao ? - Mình đâu có điên khùng đến vậy, Hạc chân thành tâm sự : - Thật tình tớ lo sốt vó đấy chứ , chỉ thử lòng cô ấy thôị Kỳ thăm sau,vợ Hạc nước mắt ràn rụa trách chồng đã gởi thư cho nàng với nội dung đánh giá thấp đức hạnh và lòng chung thủy của vợ... * * * Lách mình qua từng chiếc ghế, tôi đến trước mặt người đàn ông đang chăm chú đọc báo: - Xin lỗi ông bạn ! Tôi chưa kịp hỏi tên, hắn bỏ tờ báo xuống đưa mắt nhìn rồi vụt đứng dậy kêu lên : - Tấn ! Hạc đây, Hoàng Minh Hạc thuộc đội 3 trại tù Sườn Giữa, nhớ không ? Ngày mới gặp nhau tại trại tập trung, Hạc còn là một thanh niên vừa tròn ba mươi cường tráng, lanh lợị. Giờ, trông hắn tàn tạ, ngoài sức tưởng tượng của tôị - Cậu uống cà phê đen hay sữa ? Câu hỏi của Hạc khiến tôi sực tỉnh. Tôi kéo chiếc ghế trống của người khách vừa rời bàn, ngồi bên Hạc rồi kêu một ly café đen. - Tấn qua Mỹ năm nào ? Hạc hỏi tôị - HO8, cuối năm 91, tương đối sớm sủa hơn mọi người, còn Hạc ? - Tớ sau cậu bốn đợt, HO12 Tôi đỡ cốc cà phê trên tay cô gái chạy bàn, khuấy tan đường rồi hớp một ngụm. Tôi thấp giọng hỏi : - Hạc à, cậu định cư ở tiểu bang nào, vợ con bây giờ ra sao? Hạc kéo một hơi thuốc cuối cùng, dụi tàn vào gạt, rồi chậm rãi kể : - Tớ qua Mỹ giữa năm 1993 thuộc diện “đầu trọc”, họ đưa gia đình mình đến Arizonạ Miền đất nằm trên dải sa mạc Nevada khô cằn sỏi đá! Trên máy bay nhìn xuống là những núi đồi cát đá bạt ngàn. Trong thời gian cịn ở Thái Lan chuẩn bị thủ tục trước khi bay qua Mỹ, mình có đọc đoạn tả cảnh của một nhà văn nào đó viết về Arizona : “Những cây xương rồng đơn độc, đứng chơ vơ như những cánh tay gầy guộc vươn lên giữa bầu trời hực lửa” hấp dẫn vô cùng . Nhưng khi đặt chân đến tiểu bang này thì thấy nản lòng làm sao! Nhiệt độ mùa hè nơi đây không dưới 100 độ F. Cái nóng khác hẳn với Sài Gòn, không một giọt mồ hôị Ở ngoài trời, mình có cảm tưởng như đứng trước cửa lò nung gạch. Ðúng hai mươi ngày, sau khi ổn định chỗ ở, Hội bảo trợ tìm cho vợ chồng mình công việc may nệm xe hơị Ngày ngày đi làm bằng phương tiện xe buýt, mất hơn hai giờ đi về. Tối lại vào học lớp ESL. Mình xót xa cho vợ lắm. Ở quê nhà, nàng đã khổ sở với chồng con từ khi ruộng đất vào Hợp tác xã, đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủù ăn. Ở tại đất Mỹ nầy, làm việc phải chạy đua với thời gian. Từ 5 giờ sáng đến 10 giờ đêm, hết ở hãng lại vào trường học. Nhọc nhằn thể xác đến căng thẳng trí óc. Quả là một thử thách ghê gớm trong những năm tháng đầụ Dầu vậy, vợ mình vẫn kiên cường chịu đựng, không rên rỉ, than van. - Việc học hành của mấy cháu ra sao ? Tôi ngắt lời hỏị - Như cậu biết đó, đứa con út mình vừa quá tuổi trung học nên vào college cùng với anh nó. Thằng lớn đã tốt nghiệp cấp 3 từ vài năm trước, thi vào đại học ở Sài Gòn đạt điểm hạng ưu nhưng chính quyền địa phương không chịu cắt hộ khẩụ với lý do: Bố còn đang cải tạo. Khi vào được đại học ở Hoa Kỳ cháu nó học vượt bực. Hạc ngưng kể, hớp ngụm cà phê cho thấm giọng : - Khu mình ở, đa phần dân Mễ. Sát nách nhà mình là gia đình hai mẹ con Mỹ trắng. Người mẹ đã ngoài bảy mươi tuổị Anh con trai tên Donald biết mình là gốc lính miền Nam nên có cảm tình ngaỵ Người mẹ, buổi đầu xa lạ, nhưng được người con trai kể về những năm tháng bị đày ải trong tù Cộng sản của các sĩ quan miền Nam, bà ấy dành hết cảm tình cho gia đình mình. Những đồ dùng còn khá tốt trong kho, bà cho khuân về cả. Nhờ vậy mà bọn mình đỡ phải tốn một số tiền mua sắm. Nhìn bên ngoài, Donald có vẻ vô tư, cởi mở, nhưng nội tâm lại có khá nhiều uẩn khúc. Chàng ôm mối hận tình mà suốt mười năm qua tâm hồn như bị đông cứng, không có bóng dáng một phụ nữ nào khiến tim chàng rung động. Donald đã lập gia đình hai lần. Lần sau cùng, vợ chồng có một sạp bán hoa và một warehouse thu mua hoa từ các nhà vườn rồi mang đi bỏ mốị Donald giới thiệu một người bạn học cũ và đề nghị với vợ cho hắn làm công việc giao hàng đến các sạp bán lẻ. Công việc buôn bán của hai vợ chồng mỗi ngày mỗi phát đạt. Một hôm, Donald bắt gặp vợ đang làm tình với tên bạn khốn kiếp trong căn phòng sau sạp. Hai người ra tòa ly dị, con chưa có, tài sản chia haị Chồng lấy căn nhà, vợ chọn hai cơ sở làm ăn. Từ đó, Donald dành hết thời gian chăm sóc mẹ già, biểu hiện một người con hiếu thảọ Lảng vảng nơi đó hình ảnh thân thương của một gia đình Á Ðông rất hiếm thấy ở cái xã hội tự do cá nhân nầỵ Mình cho đây là một sự may mắn mới được gần gũi người láng giềng nhân áị Vợ chồng mình cũng dành khá nhiều tình cảm cho họ. Ðược biết Donald thích món ăn Việt Nam, vợ mình thường làm chả giò, hoặc nấu phở vào những ngày cuối tuần rồi mời anh ta dùng bữa với gia đình. Bà cụ thì mê món súp măng cua do nhà mình nấụ Mỗi khi cụ bị cảm lạnh là vợ mình nấu ngay một nồi súp mang sang bên đó. Tình cảm giữa hai gia đình mỗi ngày mỗi thêm khắng khít. Donald lo chăm sóc mẹ và nuôi hoa phong lan. Những chậu hoa được bày trong khu nhà kiếng có cả máy điều hòa không khí và nước tưới tự động. Ðến ngày Tết Việt Nam anh chàng mang biếu cho gia đình mình một chậu phong lan trổ hoa rực rỡ. Donald còn giúp vợ chồng mình luyện giọng Anh ngữ. Dù công việc ở hãng, ở nhà bận rộn bà xã mình vẫn cố công học tập tiến triển khá nhanh, phát âm rất chuẩn và lưu loát. Có những đêm ở trường về khá khuya, người bạn láng giềng vẫn còn đứng đợi bọn mình ngoài sân, chàng hỏi thăm sức khỏe trong ngày và trao đổi một vài câu xã giao rồi mới vào nhà. Công ty may nệm xe hơi tuyển thêm công nhân, sắp xếp lại dây chuyền làm việc. Vợ chồng mình đang làm chung bỗng bị tách ra làm hai ca khác nhaụ Nàng ca sáng, mình ca chiềụ Vợ chồng chỉ gần nhau cuối tuần, năm ngày còn lại như cặp “Ngưu Lang Chức Nữ”. Giai đoạn nầy, đứa con út vào đại học xa nhà, ở trọ trong cư xá, thằng lớn thỉnh thoảng mới về thăm nhà cuối tuần. Căn nhà trở nên vắng vẻ. Mẹ sắp nhỏ có lẽ nhớ con nên trông bà xanh xao, phờ phạc hẳn đị Vì vậy, mà bà bắt đầu chịu khó trang điểm kỹ càng hơn trước. Người ta bảo dân Mỹ theo chủ nghĩa thực dụng. Mình còn nhớ mang máng lời tuyên bố cuả một Phó Tổng thống Mỹ nào đó : “ Ðồng dollar ném đi luôn luôn có cột theo sợi chỉ!”. Với sự rộng rãi và tốt bụng của người bạn láng giềng, mình chẳng hề nghĩ đến một lợi dụng nào của họ và cũng không dám đem so sánh sự ưu ái đó với câu nói ví von trên. Cái món quà đắt giá như thế chỉ làm cho mình thêm bận tâm, bởi gia đình mình chưa có dịp đền trả công ơn của mẹ con họ. Riêng vợ mình thì nàng rất xúc động. Vài gịot nước mắt đã vô tình đánh rơi trước khi nàng kịp quay đị Valentine’s Day, ngày lễ của Tình Yêu, mình dậy sớm hơn thường lệ, dự tính đi shopping mua một bình hoa hồng và một món quà rồi bày sẵn trên bàn trước khi vợ đi làm về. Mình rất thích bốn câu thơ của Tấn hồi còn trong tù, bạn đã sáng tác tặng cho bà xã bạn lần kỷ niệm 20 Năm Ngày Cưới : "... Còn lại cho em, nào được những gì Sự nghiệp tan hoang lao tù khốn khổ Duy một trái tim món quà rất nhỏ Ta tặng mình Ngày Cưới Hai Mươi Năm..". Mình viết bốn câu thơ ấy trên thiệp Valentine và không quên sửa “Ngày Cưới 25 năm” cho hợp với thời gian mà vợ chồng mình đã lấy nhaụ Mình hy vọng gây ngạc nhiên và mang lại niềm vui nho nhỏ cho vợ nơi quê ngườị Thuở còn xuân xanh, nàng đã sớm làm vợ, rồi làm mẹ. Ở quê nhà, chiến tranh đã đốt cháy những mộng mơ, đằm thắm. Trên đất tạm dung, tất cả tâm lực lo đầu tư vào cuộc sống và tương lai của con cáị Vợ chồng chưa có một ngày sống với nhau cho trọn vẹn. Mình chỉ biết tìm nguồn vui trong bổn phận, tạo điều kiện cho hai đứa con học hành thành đạt nơi xứ ngườị Trên đường đi tới khu shopping, xe mình dừng lại tại ngã tư đèn đỏ. Dòng xe đậu khá dàị Một chiếc xe màu trắng hiệu Lincoln phía trứơc, thấy bảng số, mình nhận ra xe cuả người bạn Mỹ láng giềng. Trong xe, Donald ngồi sau tay lái với áo veston màu xám. Ghế bên phải là một phụ nữ. Chiếc ghế cao che lấp cả người nàng, chỉ còn ló ra một phần cánh tay áo màu gụ và vành nón rộng kiểu Mexicọ Nhìn qua kính chiếu hậu, hình như Donald đã nhận ra mình. Mỗi khi gặp vợ chồng mình là chàng giơ tay chào, miệng cười rạng rỡ. Lần nầy khác, Donald không được bình thường cho lắm. Ðèn hiệu vừa bật xanh, là hắn vọt xe phóng tớị Hắn lái xe rất vội vã để lộ sự mất bình tĩnh mỗi khi change lanẹ Hai lần qua mặt là hai lần bị xe sau bóp còi cảnh cáọ Mình rất ngạc nhiên, một con người mực thước, kỷ luật như hắn mà lại vi phạm trầm trọng những điều rất sơ đẳng trong luật lái xẹ Bỗng, từ phía trước, tiếng thắng xe rít lên đột ngột, tiếp theo là một tiếng nổ đánh rầm của xe gặp tai nạn. Mình nhìn về hướng đó, hỡi ôi, chiếc xe trắng của Donald bị lạc tay lái đâm vào bức tường trên lối ra xa lộ. Mình tấp xe vào lề, vội vàng nhảy xuống tiếp tay cứu nạn. Donald mắc kẹt dưới tay lái, đầu ngoặc sang một bên, máu tuôn từ đầu và miệng chảy dọc theo cánh tay áo vét tông nhuộm đỏ cả phần ngực tráị Cánh cửa bên phải bung ra cùng với mảnh kiếng vỡ ngổn ngang, người phụ nữ nằm sóng soài bất động nửa trên xe, nửa bờ đường. Mình và vài người nữa kéo bà ấy ra khỏi xẹ Dây quay mũ siết chặt cổ nàng, mình liền bứt đứt rồi gỡ chiếc mũ bị bẹp dí che cả khuôn mặt . Cho đến bây giờ mình vẫn chưa quên được tâm trạng lúc ấỵ Như hàng trăm lưỡi dao bén ngọt xoáy nát từng mảnh quả tim mình khi khuôn mặt hiện ra. Cậu có thể đoán biết người đàn bà ấy là ai chứ ? Vợ mình ! Nàng mặc khá se sua, chiếc áo đầm dạ hội hở vai, một cái xách tay bằng da đắt tiền màu rượu chát. Tất cả đồ trang sức đều xa lạ, chưa lần nào mình trông thấy trong tủ áo của nàng. Mình nhận là người thân trong gia đình và yêu cầu mọi người đưa nàng lên xe mình chở đi cấp cứụ Sẵn đường ra xa lộ, chỉ hơn mười phút sau là nàng đã nằm trong phòng câp cứu của bệnh viện. Một giờ, rồi hai giờ đồng hồ vẫn chưa tỉnh hẳn, bác sĩ cho biết nàng may mắn không bị chấn thương đầu và cột sống. Tuy nhiên, bác sĩ ngập ngừng... có vẻ dè dặt, ông nói: “Thành thật chia buồn cùng ông, cái thai ba tháng của bà, chúng tôi không thể cứu được”. Cái thai ! vợ tôi có thai ? Trong khoảnh khắc đất như sụp dưới chân mình. Ðầu choáng váng, hai bên thái dương giựt lên từng cơn như búa bổ, mình ôm đầu, tông cửa chạy ra khỏi phòng. “Trời ơi ! Trời ơi !” Mình hét lên giữa thanh thiên bạch nhật : “Ba điên, ba điên thật sự rồi các con ơi !” Nhìn ra đường, dòng xe đang phóng tới vun vút, mình toan nhào người ra giữa lộ để tìm cái chết mới thoát được cơn đau đang giằng xé tâm can! Ðột nhiên, một nhân viên an ninh bệnh viện ôm chặt lấy mình rồi dìu vào phòng cấp cứụ Người y tá chích cho mình mũi thuốc an thần, rồi vỗ về an ủi: “Xin ông đừng buồn, bà còn trẻ hy vọng ông bà sẽ có một cháu bé khác.” Lời an ủi của người y tá như luồng gió lạnh bất chợt đột nhập vào xương sống chạy lên tới não bộ khiến mình không kìm chế được những đợt rùng mình liên tiếp. Ðèn đã bật sáng dọc theo đại lộ trước bệnh viện. Vợ mình vừa tỉnh lại và cái thai cũng vừa mới được trục rạ Cô y tá phòng sản phụ khoa mời mình đến chứng kiến bọc thai nhi trước khi bỏ vào một túi nylon. Mọi người lặng lẽ, nghiêm trang trước nỗi đau buồn của người cha mất con. Cũng may là cái thai chưa đủ ngày tháng nên đứa bé chưa rõ nét mũi lõ, tóc hoe, mắt xanh và không ai biết rằng mình đã cắt ống dẫn tinh sau khi ra tù! Suốt cả ngày hôm sau, bà ấy không ăn uống, không nói năng. Mắt cứ thao láo nhìn lên trần nhà để mặc cho nước mắt trào rạ Mình càng dỗ dành, lệ nàng càng tuôn chảy làm ướt đẩm chiếc gối dưới đầụ Người y tá thay chiếc khác nhưng gối lại đầy nước mắt. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời mình mới chứng kiến nguồn nước mắt của đàn bà! Ðắn đo, suy nghĩ tìm một lý do nào để báo tin cho con mình về tai nạn gây ra cho mẹ chúng nó. Sự có mặt của bà ấy trên xe của Donald trong giờ làm việc là cả một câu hỏi lớn. Mình không muốn lũ con mất đi hình ảnh của người mẹ dịu hiền, chung thủỵ Và danh dự của cha chúng nó cũng không thể để cho một người nào xúc phạm. Cuối cùng, mình chọn lý do mẹ đại diện gia đình tham dự buổi party tập thể chẳng may gặp tai nạn cùng xe với vị ân nhân cạnh nhà. Ðứa con lớn nhận được tin, bỏ học về thăm. Biết mẹ bị hư thai, nó buồn lắm. Chúng cũng thường ước ao cha mẹ sanh thêm em nhỏ để vui cửa vui nhà. Những ngày sau đó, hai đứa con mình không cho mẹ chúng nó đi làm nữa. Suốt ngày, bà ấy lặng lẽ làm hết việc nầy qua việc khác không ngơi nghỉ. Không khí trong gia đình nặng nề buồn thảm. Vết thương lòng nàng gây cho mình, đêm ngày nhức nhốị Nỗi ray rứt triền miên là không thố lộ được cùng ai và phải che giấu nỗi giận hờn của mình trước mặt con cáị Ðau xót hơn cả là sự trân quý kỷ niệm mối tình thơ mộng ngày nào bỗng dưng sụp đổ. Vừa giận đời vừa giận mình. - Thế, hiện giờ hoàn cảnh gia đình cậu ra saọ Chị vẫn khoẻ mạnh chứ ? Tôi nôn nóng ngắt lời Hạc. Cầm chiếc muỗng gõ gõ vào ly cà phê đã cạn, ngước nhìn lên trần nhà để nén xúc động, rồi Hạc chậm rãi nói với tôi: - Này ông Tấn ơi, xin cậu yên lặng nghe mình. Từ bao lâu nay tưởng rằng niềm đau của mình sẽ mãi mãi chôn kín trong tâm tư cho đến ngày nhắm mắt xuôi taỵ Năm tháng trong tù bọn mình có giấu giếm nhau điều gì đâụ Hôm nay mình trút được nỗi u uất nầy may ra thoát được cơn bung vỡ, có thể, trong một ngày nào đó sẽ xảy rạ Mình không dám viết nhật ký, sợ con mình biết được lỗi lầm của mẹ, sẽ gây cho tâm hồn chúng một vết thương trầm trọng. Nếu một mai mình ra đi sớm, cậu có thể viết lại chuyện nầy để làm bài học kinh nghiệm cho bạn bè đến saụ - Hạc ơi, cậu đừng nói gở như thế. Không phải hoàn cảnh nào cũng giống nhaụ Tôi nắm tay Hạc an ủị Hạc đốt điếu thuốc, hít một hơi thật sâu trước sự nôn nóng của bạn rồi tiếp : - Gần hai tháng, sau khi xảy ra tai nạn, theo phong tục dân tộc mình thì là ngày cúng Thất Tuần 49 ngày của Donald. Mình đang làm việc ở hãng, thì có điện thoại của sở cảnh sát báo tin vợ mình bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện Phoenix. Mình lập tức phóng xe đến đó. Bà ấy đang nằm trên giường bệnh, đầu quấn kín băng cứu thương, hơi thở thoi thóp trong chiếc mũ chụp chuyền dưỡng khí. Nhìn tấm thân gầy gò mỏng mảnh cùng khuôn mặt trắng bệch như một xác chết, lòng mình đau đớn vô cùng. Nhớ lại những ngày tháng mình còn trong tù, bà ấy đã từng ăn khoai sắn nhịn cơm cho con, đã phải ăn cháo thay bữa dành tiền làm lương khô tiếp tế nuôi chồng, tự nhiên nước mắt mình trào ra làm ướt đẫm ngực áo nàng. Nỗi giận hờn, ghen tuông trong lòng bỗng dưng biến mất. Mình ôm chặt lấy nàng cố truyền chút hơi ấm. Người nữ y tá trực yêu cầu mình rời xa giường bệnh. Cô ta đẩy đầu mình ra khỏi ngực vợ mình. Bất chợt, bà ấy mở mắt, đôi môi mấp máy hình như nàng muốn nói gì. Mình vội đặt tai sát miệng nàng đang thều thào: “Anh ơi! hãy tha thứ cho em. Con ơi! tha thứ cho Mẹ..!” Chỉ nói được chừng ấy rồi nàng lịm đị Bà ấy qua đời trong đêm hôm đó. Cái giây phút tận cùng cô đơn của người chồng có lẽ là lúc nầỵ Nàng ra đi như mang theo cả tâm hồn mình. Những kỷ niệm thân thương nhất của thuở ban đầu yêu nhau cứ cuồn cuộn đổ về từng đêm. Rồi hình ảnh xanh xao, ốm yếu của nàng ngày xưa, đơn độc trên chiếc xe đạp vượt qua con đường xuyên rừng già đầy ve vắt thăm nuôi chồng là những nhát dao cắt ruột mình . Hình ảnh đó cứ bám riết tâm não mình hàng năm trờị Hạc ngưng kể, hớp ngụm nước trà. Khuôn mặt chàng bỗng nhiên đanh lại, chụp lấy bàn tay tôi lắc lắc : - Cậu có biết tai nạn của vợ mình xảy ra như thế nào không? Tôi tò mò nhìn Hạc chờ đợi . - Y hệt tai nạn của Donald. Nói đến đây, bỗng dưng Hạc im lặng rồi gục đầu trên bàn. Một khắc sau , hắn buồn rầu tiếp : - Ðầu chiếc xe của nàng bẹp dí nơi bức tường mà Donald đã tông xe nơi exit ra freewaỵ Chỉ khác là nàng văng ra ngoài xe, còn Donald thì bị kẹt dưới tay lái. Ðến bây giờ mình vẫn không rõ nguyên nhân nào hai tai nạn xảy ra lại có chung tình huống như vậỵ Lẽ nào nàng đi cúng Bốn Chín Ngày tại mộ Donald, rồi vì quá đau đớn đã đâm xe vào tường tự tử ? hay mất bình tĩnh khi thấy lại nơi bị tai nạn trước đây, hoặc hồn ma Donald ám ảnh? Ôi, chẳng còn gì nữa để mà nghĩ vẩn vơ ! Hạc thì thầm như người mất trí : “Thôi, để hồn bà ấy yên ổn và tâm tư mình đỡ phần xót xa, Quên hết !” Bất giác Hạc hét lên: “Quên hết! Quên hết!” Mọi người nhìn Hạc với ánh mắt khó chịụ. Tôi vội vàng đứng dậy trả tiền café rồi ôm vai Hạc vỗ về: - Cậu mệt rồi, mình cùng ra ngoài hít thở chút không khí trong lành. Tôi dìu Hạc đến bóng mát dưới tàng cây bên lề đường. Cơn rối lọan tinh thần vừa qua dường như hút hết cả sinh lực của Hạc. Khuôn mặt xanh xao bây giờ tái hẳn đi và đôi mắt tựa kẻ mất hồn. Ðể đánh động tâm lý hầu vực dậy tính kiên cường của bạn, tôi nhắc đến tên hai đứa con trai Hạc là nguồn hy vọng duy nhất còn lại của chàng: - Hai cháu Huân và Trân hiện giờ ở đâu ? Ðột nhiên, mắt Hạc sáng hẳn lên : - Thằng Huân, con trai lớn của mình tốt nghiệp kỹ sư điện hạng tối ưu, được Công ty Lockheed Martin tuyển chọn, cấp học bổng lấy bằng master và ký hợp đồng làm cho họ sáu năm. Vì vậy, mình bỏ Phoenix qua tiểu bang nầy ở với con. Cháu út Hân vẫn theo đại học y khoa bên đó. - Nhà cậu bây giờ ở đâu ? Tôi hỏị Tớ share phòng nhà người tạ Hai cha con hủ hỉ với nhau ngày cuối tuần. Anh em nó đau buồn vì mất mẹ, lại lo cha phiền não. Phần mình thì sợ chúng nó lơ là việc học nên trước mặt con phải gắng gượng làm vui. Từ ngày bà ấy bỏ mình ra đi, trên đời nầy chẳng còn điều gì để mà thiết tha, ngoại trừ việc học hành của sắp nhỏ. Người ta bỏ hút thuốc, tớ lại càng thích hút nhiều hơn. Hình ảnh ngày tang lễ của bà ấy cứ lởn vởn mãi trong tâm trí mình. Khi thì luyến tiếc, hối hận, lúc lại giận hờn, phẫn uất. Trong mỗi loại tình cảm, loại nào cũng thay nhau hành hạ mình ! Hạc châm thêm một điếu thuốc, kéo một hơi dài, phà khói lên tàng cây, Chàng nhìn tôi hỏi: - Tớ nghe tin cậu định cư tại San Jose, thuộc tiểu bang California phải không ? - Vâng, ngay từ ngày đến Mỹ, tôi gật đầu trả lời. - Bao giờ cậu về lại bên đó ? - Ngày maị Ðến đây, hai người bắt tay nhau từ biệt. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng, quên cả việc hỏi xin số điện thoại của nhaụ * * * Bặt tin Hạc thời gian khá lâu, một hôm, tôi đọc trên tờ đặc san của Tổng hội Cựu Tù Nhân Chính trị Hoa Kỳ có mục phân ưu như sau: “Nhận được tin buồn thân phụ của Kỹ sư Hồng Minh Huân và Bác sĩ Hồng Minh Hân là Cựu Ðại úy QLVNCH HỒNG MINH HẠC đã tạ thế vào lúc 2 chiều ngày 20 / 12 / 2005 tại bệnh viện Phoenix , Arizona , hưởng thọ 61 tuổị Toàn thể Khu Hội CTNCT Hoa Kỳ chia buồn cùng KS Huân, BS Hân và tang quyến. Nguyện cầu hương linh chiến hữu Hồng Minh Hạc tiêu diêu miền Cực Lạc.” Tôi buông tờ báo thở dài : “Thế là xong một đời người, hạnh phúc ở với Hạc trong cảnh lao tù đói khát, hạnh phúc lại tàn nhẫn vụt bay trong cuộc sống tràn đầy vật chất.” Tôi thì thầm như nói với người đang đối diện: “Hạc ơi, mình mừng cho cậu đã đạt thành ý nguyện với hai đứa con ăn học thành tài trên đất tị nạn làm rạng danh cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Mình nguyện cầu hương linh cậu và vợ cậu sớm được siêu thoát và cùng nhau đoàn tụ nơi miền Tiên cảnh, nơi ấy mọi linh hồn đều trong sáng và yên vui!” Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
|