Khủng hoảng đồng Euro đang chạy nhanh tới TQ? |
Tác Giả: Maria Kruczkowska, Đinh Minh Đạo dịch | ||||
Thứ Ba, 14 Tháng 2 Năm 2012 06:06 | ||||
Cách đây không lâu, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã cảnh báo, rằng khủng khoảng kinh tế thế giới có thể đang đến gần Trung Quốc. Những chỉ tiêu về ngoại thương trong tháng 01- 2012 của Trung Quốc được công bố gần đây đã chứng tỏ rằng, cảnh báo nói trên đã sát với thực tế. Lần đầu tiên từ hai năm nay, nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng đầu tiên của năm mới đều giảm . Xuất khẩu giảm 0,5%, tuy giảm nhẹ, nhưng là kết quả tồi nhất kể từ năm 2009. Các chuyên gia lo ngại, nhưng họ cho rằng, trong tháng 01, Trung Quốc đã tổ chức đón năm Con Rồng rất rầm rộ, công dân của quốc gia đông dân nhất thế giới nghỉ phép, đi về quê ăn tết theo truyền thống từ lâu đời. Các cửa hàng đóng cửa, các nhà máy hoạt động nửa thời gian. Có thể cũng từ nguyên nhân nói trên, sản xuất giảm sút và nhập khẩu giảm đến mức 15,3%. Tuy nhiên, có phải nghỉ tết là nguyên nhân duy nhất làm cho xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng 01 giảm sút? Các nhà phân tích đang tranh cãi. Một số cho rằng, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế toàn cầu. Trước đây cũng như đến thời điểm trước tháng 01-2002, với sự giúp đỡ của chính quyền, nền kinh tế Trung Quốc chống lại được ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu. - Đặc biêt đáng lo ngại là sự giảm sút của nhập khẩu.Tháng 01 mà giảm tới 15% thì không thể đổ tất cả cho tết âm lịch được- Ren Xianfeng, chuyên gia phân tích của công ty tư vấn IHS Global Insight nói. Đây không phải là thông số duy nhất chứng tỏ sự giảm sút của nhập khẩu, đầu tháng 02 Hiệp Hội Tiêu Dùng Trung Quốc cũng đưa ra danh mục các chỉ số nhập khẩu hàng tiêu dùng Trung Quốc trong tháng 01 giảm từ 49,3 điểm xuống 46,9 điểm, nó chứng tỏ rằng yêu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc đang giảm. Trong năm 2008, trong giai đoạn đầu xuất hiện khủng khoảng tài chính ở Mỹ và châu Âu, chính quyền Bắc Kinh đã giành một ngân sách to lớn để hỗ trợ, kích thích duy trì mức đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở của nền kinh tế. Hoạt động này đã mang lại hiệu quả cao trong những năm vừa qua. Năm 2011, mức tăng trưởng GDP đạt 9,2%. Nhưng trong quý 4 của năm 2011, mức tăng trưởng chỉ đạt 8,9% . Vài tháng trước đây, IMF dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2011 sẽ ở mức 9% . Đó là mức tăng trưởng mà thế giới phải ghen tỵ với Trung Quốc. Nhưng cách đây không lâu, sau khi quan sát những gì đã xẩy ra ở châu Âu, IMF đã điều chỉnh dự báo xuống 8,5%. Cách đây mấy ngày, trong cuộc hội thảo tại Bắc Kinh, đại diện của IMF tại Trung Quốc đã cảnh báo rằng, sự chìm đắm trong khủng khoảng của kinh tế châu Âu có thể ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc, thậm chí làm giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đến 4%. Ông khuyến cáo các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên chuẩn bị gói tài chính thứ 2 để kích thích nền kinh tế ngay từ bây giờ. Thế giới giờ đây đã ngừng một cách không cố ý để kích thích nền kinh tế của Trung Quốc đi lên. Trong những năm vừa qua, nhiều tập đoàn toàn cầu đã chuyển các cơ sở sản xuất đến Trung Quốc để lợi dụng giá lao động thấp, biến Trung Quốc thành công xưởng sản xuất hàng xuất khẩu của thế giới. Nhưng khủng khoảng nợ của các quốc gia phát triển dẫn đến các yêu cầu tiêu dùng của hàng hóa „made in China” giảm sút. Theo số liệu chính thức, trong tháng 01-2012 , trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Liên Minh Châu Âu (EU) giảm 7%. Còn sớm để khẳng định sẽ có hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu EU lấn sâu trong nợ nần và thất nghiệp, chắc chắn Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng. Vậy Trung Quốc phải chú ý đến EU và đồng EURO, bởi 1/4 ngoại tệ dự trữ của họ được giữ bằng EURO. - Chúng tôi cho rằng, đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc trong năm 2012 là sự giảm sút nhu cầu tiêu dùng do khủng khoảng trong các nước thuộc khu vực đồng EURO- Ting Liu , chuyên gia phân tích của Merrill Lynch tại Hồng Kông nói với BBC. Những người lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc có con đường dễ dàng để khắc phục khi khủng khoảng xẩy ra. Đó là cách điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ. Các nhà chính trị của Mỹ đã nói không úp mở rằng Trung Quốc đã định giá đồng Nhân Dân Tệ chỉ bằng 1/3 giá trị thực của nó. Biện pháp này cho phép họ tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và châu Âu. Bản tiếng Ba Lan: Nhật báo WYBORCZA
|