Home Lịch Sử VN Khảo Cứu Phục Hồi Sự Thật Lịch Sử

Phục Hồi Sự Thật Lịch Sử PDF Print E-mail
Tác Giả: LS Nguyễn Hữu Thống   
Thứ Hai, 19 Tháng 10 Năm 2009 14:19

Theo các sử sách của Đảng Cộng Sản, ngày 11-11-1945 Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, ngày 3-9-1969 Hồ Chí Minh về chầu tổ Mác-Lê.

Ngày nay sự thật lịch sử cho biết Đảng Cộng Sản Đông Dương không giải tán năm 1945 và Hồ Chí Minh đã về chầu tổ Mác- Lê từ ngày hôm trước 2 tháng 9, 1969.

Cũng trong ngày 2 tháng 9, 1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập.

Thực ra Việt Nam chưa được độc lập năm 1945. Chiếu công pháp quốc tế, Việt Nam đã thâu hồi chủ quyền độc lập do Hiệp Định Elysee ngày 8 tháng 3, 1949. Cũng trong năm này, 11 quốc gia khác tại Á Châu đã giành được độc lập bằng đường lối chính trị và ngoại giao, không bạo động, không võ trang và nhất là không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản.

Tháng hai năm 2000, nhà cầm quyền Hà Nội đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Trong dịp này họ viện dẫn những thành quả mà họ đã đạt được trong nửa thế kỷ vừa qua và tự ban cho mình tư cách và tính chính thống để độc quyền lãnh đạo quốc gia từ trước tới nay và từ nay về sau.

            Gạt bỏ mọi thành kiến và mọi lý luận tuyên truyền, chúng tôi chỉ căn cứ vào những tài liệu lịch sử và những văn kiện pháp lý để đưa ra những nhận định sau đây liên quan đến chủ trương đường lối của Đảng Cộng Sản.

NHẬN ĐỊNH VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH.          

a) Trong công cuộc giải phóng dân tộc, Đảng Cộng Sản chủ trương đấu tranh võ trang, bạo động, vọng ngoại và liên kết với Quốc Tế Cộng Sản. Trên bình diện dân tộc đây là một sai lầm chiến lược khiến cho 3 triệu thanh niên nam nữ thuộc 3 thế hệ đã phải hy sinh xương máu trong 3 cuộc Chiến Tranh Đông Dương:

            Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất chống Pháp trong 8 năm (l946-l954)

            Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai chống Thế Giới Dân Chủ (Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Đồng Minh) trong 20 năm (l955-l975) và

            Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba tự chống lẫn nhau trong 10 năm, chiến tranh Miên Việt chỉ kết thúc năm 1989 do sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc.

            b) Trong số 14 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu, chỉ có 3 nước Đông Dương dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương là đã đấu tranh võ trang, bạo động, vọng ngọai và liên kết với Quốc Tế Cộng Sản. Trái lại, tất cả 11 quốc gia khác đã đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp, không bạo động, không vọng ngọai và nhất là không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản.

            Hơn nữa trong khi Đảng Cộng Sản Đông Dương đứng vào hàng ngũ Quốc Tế Cộng Sản để đấu tranh võ trang nhằm lật đổ các đế quốc tư bản Tây Phương, thì các đảng quốc gia tại Á Châu chủ trương hợp tác và thương nghị với đế quốc cũ để giành tự trị trong giai đoạn đầu và độc lập trong giai đoạn sau. Cũng vì vậy họ đã tiết kiệm được nhiều hy sinh xương máu và thời gian giành độc lập đã được rút ngắn rất nhiều, từ 1 đến 4 năm sau Thế Chiến II, thay vì 30 năm như trường hợp Việt Nam    .

            c) Từ 1946 đến 1949 tất cả các đế quốc Tây Phương như Mỹ, Pháp, Anh và Hà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 thuộc địa Á Châu:
Độc lập năm l946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ, Syrie và Liban thuộc Pháp.

Độc lập năm l947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh.

Độc lập năm l948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh. (Quốc gia Do Thái đuợc thành lập).

Độc lập năm l949: Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên thuộc Pháp, Nam Dương thuộc Hà Lan. (1)

            d) Năm 1919 tại Hội Quốc Liên (tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc), Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đề xướng quyền Dân Tộc Tự Quyết để khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa Á Phi. Từ đó trào lưu tiến hóa tất yếu của lịch sử là sự giải thể tiệm tiến của các đế quốc Tây Phương. Trào lưu này được thể hiện năm 1935 khi Hoa Kỳ trả tự trị cho Phi Luật Tân, và năm 1936 khi Pháp trả tự trị cho Syrie và Liban.

            Như vậy lịch sử chứng minh rằng tại Á Châu, đấu tranh không bạo động, không vọng ngoại và không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản là đường lối khôn ngoan và hữu hiệu nhất để giành tự trị và độc lập cho quốc gia. Ngược lại, đứng vào hàng ngũ Quốc Tế Cộng Sản để đấu tranh võ trang nhằm lật đổ các đế quốc Tây Phương là một sai lầm chiến lược. Đây không phải là chiến tranh giành độc lập mà là chiến tranh ý thức hệ giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ. Kinh nghiệm dân gian cảnh giác rằng hễ trâu bò húc nhau là ruồi muỗi chết! 3 triệu thanh niên nam nữ tại Triều Tiên, 3 triệu tại Việt Nam, 2 triệu tại Miên Lào và 1 triệu tại A Phú Hãn. Những nạn nhân này đã hy sinh than sống, không phải để giành độc lập cho quốc gia, mà để cho Đảng Cộng Sản có cơ hội cướp chính quyền.

NHẬN ĐỊNH VỀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP.

a) Trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản, Đảng Cộng Sản Đông Dương phủ định chủ nghĩa dân tộc (2). Họ không chủ trương đấu tranh giành độc lập vì quốc gia dân tộc và không quan niệm độc lập quốc gia như một cứu cánh tối hậu, một mục tiêu chiến lược phải tranh thủ với bất cứ giá nào, với bất cứ hy sinh nào, kể cả việc hy sinh những quyền lợi riêng tư của đảng phái. Lịch sử đã chứng minh rằng Đảng Cộng Sản chỉ sử dụng cuộc đấu tranh giành độc lập như một chiêu bài, một chiến thuật hay một phương tiện để đạt được mục tiêu chiến lược của họ là Cướp Chính Quyền. Họ đã chống đối và phá hoại bất cứ giải pháp độc lập nào không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia.

            b) Ngày 27-3-l947 Hội Đồng Chính Phủ Ramadier và Hội Đồng các Chính Đảng Pháp (lãnh đạo Quốc Hội gồm cả Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản) công bố Quyết Nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam. Theo Quyết Nghị này Pháp không chủ trương tái lập thuộc địa tại Á Châu. Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất (ba miền cùng chung một lịch sử, một chủng tộc, một văn hóa và một ngôn ngữ).(3)

            Đặc biệt là cũng trong năm 1947, Pháp đã chính thức đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. (4)

            c) Chủ quyền độc lập của Việt Nam được thừa nhận bởi Hiệp Định Elysée ngày 8-3-1949 ký kết giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại. Ngày 6-6-1949 Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysée. Từ đó chiếu công pháp quốc tế Việt Nam được hòan toàn độc lập, các hiệp ước ký với Pháp trong hậu bán thế kỷ 19 đã bị bãi bỏ (5).
            Thời gian này năm l949, Trung Cộng dùng võ trang thôn tính lục địa Trung Hoa. Theo sách lược của Quốc Tế Cộng Sản, việc cộng sản hóa Trung Hoa mở đầu cho việc cộng sản hóa hai bán đảo Đông Dương và Trìêu Tiên. Trước nguy cơ này, các nhà lãnh đạo phe Thế Giới Dân Chủ chủ trương giữ vững Việt Nam trong hàng ngũ Thế Giơí Dân Chủ chống lại âm mưu thôn tính của phe Quốc Tế Cộng Sản.

Vì Việt Nam là một quốc gia liên kết với Pháp trong tổ chức Liên Hiệp Pháp, giữa Việt Nam và Pháp có nghĩa vụ an ninh hỗ tương. Nay Quốc Gia Việt Nam đang bị đe doạ về an ninh quốc nội (nội loạn) và an ninh quốc ngoại (ngoại xâm), nên Pháp có nghiã vụ phải mang quân (hay điều quân) để bảo vệ biên thùy Việt Nam. Theo quy chế Liên Hiệp Pháp biên thùy của Việt Nam là biên thùy của Liên Hiệp Pháp và đồng thời cũng là biên thùy của Thế Giới Dân Chủ.         

            d) Mặc dầu vậy Đảng Cộng Sản đã phủ nhận nền độc lập này. Họ tiếp tục chiến đấu võ trang để được độc quyền yêu nước, độc quyền kháng chiến, độc quyền thương nghị với Pháp, độc quyền ký hiệp ước với Pháp và rồi độc quyền lãnh đạo quốc gia.

            Để vận động toàn dân tham gia kháng chiến, Đảng Cộng Sản tuyên truyền rằng Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa. Do đó họ phải chiến đấu võ trang chống Pháp để giành lại độc lập cho quốc gia.

            Đây là một luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Vì từ năm 1947 Hội Đồng Chính Phủ và Chính Đảng Pháp đã quyết định không tái lập chế độ thuộc địa tại Á Châu và tán thành nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam. Trước đó, năm 1946, Pháp đã trả độc lập cho Syrie và Liban. Và trong năm 1947 Pháp đã đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. Và năm 1949,  bằng Hiệp Định Elysée, Tổng Thống và Quốc Hội Pháp đã chính thức thừa nhận chủ quyền độc lập và thống nhất của Quốc Gia Việt Nam.

            NHẬN ĐỊNH VỀ CUỘC THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

             a) Năm l975 Đảng Cộng Sản không có công thống nhất đất nước. Vì theo quốc tế công pháp, Quốc Gia Việt Nam đã được độc lập và thống nhất từ năm l949 chiếu Hiệp Định Élysée ngày 8-3-l949.

            Ngày 23-4-l949, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

            b) Tuy nhiên Đảng Cộng Sản  đã phủ nhận nền độc lập này và đã phá hoại nền thống nhất này. Lý do là vì Hiệp Định Élysée không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Do đó họ vẫn tiếp tục chiến đấu võ trang và đã ký Hiệp Định Genève chia đôi đất nước để cướp chính quyền tại Miền Bắc năm l954. Và rồi họ lại tiếp tục chiến đấu võ trang để thôn tính Miền Nam năm l975.

Kể từ năm 1955, Đảng Cộng Sản tuyên truyền rằng Mỹ đã thay thế Pháp để thống trị Miền Nam. Do đó họ phải chiến đấu võ trang chống Mỹ để giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước. Đây cũng là một luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Vì quân đội Mỹ chiến đấu tại Triều Tiên và Việt Nam không phải để thống trị hai quốc gia này mà để bảo vệ biên thùy của Thế Giới Dân Chủ.

            c) Tấm bản đồ Việt Nam ông cha chúng ta đã đổ bao xương máu để tạo lập nên hồi đầu thế kỷ 19. Sau này,  vì hèn yếu và nhu nhược, chúng ta phải nhượng cho Pháp 6 tỉnh Miền Nam. Năm 1949 đồng bào Miền Nam đã hành sử quyền dân tộc tự quyết để thâu hồi chủ quyền lãnh thổ và bồi đắp lại tấm bản đồ từ Nam Quan đến Cà Mâu. Tuy nhiên, bằng chiến tranh võ trang, Hồ Chí Minh đã cầm tay xé đôi tấm bản đồ năm 1954 để cướp chính quyền tại Miền Bắc. Và rồi, năm 1975, cũng bằng chiến tranh võ trang, các đồng chí của ông ta đã cướp chính quyền tại Miền Nam. Rồi họ lấy băng keo dán 2 mảnh dư đồ lại và tuyên bố rằng: “Đảng Cộng Sản có công thống nhất đất nước!”.

            Chúng tôi đưa ra những nhận định này trên cương vị một người nghiên cứu sử học và luật học, chứ không với tư cách một cán bộ tuyên truyền cho một chủ thuyết hay một chế độ chính trị nào.

ĐỐI CHIẾU CÁC PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TẠI Á CHÂU.

            Muốn có cái nhìn khách quan và trung thực, chúng ta hãy đối chiếu công cuộc đấu tranh giành độc lập tại Việt Nam với các phong trào giải phóng dân tộc khác tại Á Châu.

            Sau Thế Chiến II, trong số 14 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu, chỉ có 3 nước Đông Dương dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương là đã đấu tranh võ trang, bạo động, vọng ngoại và liên kết với Quốc Tế Công Sản. Trái lại các đảng quốc gia tại 11 nước Á Châu khác đã chủ trương đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp, không bạo động, không vọng ngoại và nhất là không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản.

            Một năm sau Thế Chiến II, từ l946 đến l949, tất cả các đế quốc Tây Phương như Mỹ, Pháp, Anh và Hà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu.

1) 1946: Phi Luật Tân độc lập

            Hoa Kỳ đi tiền phong trong cuộc giải phóng thuộc địa. Nguyên là một cựu thuộc địa, Hoa Kỳ có truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dân Hoa Kỳ có cảm tình với những phong trào đấu tranh giành độc lập tại Á Phi.

            Đầu thập niên 1930, Luật Sư Quezon, lãnh tụ Đảng Quốc gia Phi Luật Tân đến Hoa Thịnh Đốn vận động Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành quy chế tự trị và độc lập cho Phi Luật Tân. Năm l934 Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết thông qua Luật Tydings-McDuffie Act công nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị (dominion) từ 1935. Trong đạo luật này có khỏan quy định rằng, 10 năm sau, đúng Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ (4 tháng 7, 1945) Phi Luật Tân sẽ được hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên tới ngày đó, Chiến Tranh Thái Bình Dương còn chưa kết thúc, nên Phi Luật Tân chỉ được tuyên bố độc lập ngày 4-7-1946(trễ một năm vì lý do chiến cuộc).

            Trong thời chiến tranh, Luật Sư Quezon được mời tham gia Ủy Ban Chiến Tranh vùng Thái Bình Dương, và người phụ tá của ông, Luật Sư Roxas hoạt động tình báo cho tướng McArthur. Khẩu hiệu đấu tranh của Đảng Quốc Gia Phi Luật Tân là “Độc Lập do Hợp Tác” (Independence through Cooperation).

2) 1946: Syrie và Liban độc lập.

            Nếu Hoa Kỳ có truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, thì Pháp cũng là quốc gia có truyền thống Công Lý,Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái tiến bộ nhất trong lịch sử loài người.

            Tại Syrie và Liban, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc là Đảng Nhân Dân tại Syrie và Luật Sư Dabbas tại Liban. Dabbas đã từng du học tại Paris, nơi đây ông hay biết rằng, bên cạnh các đảng bảo thủ chủ trương duy trì thuộc địa còn có Đảng Xã Hội Pháp chủ trương giải phóng lao động và giải phóng thuộc địa.

            Năm 1936 Mặt Trận Bình Dân nắm chính quyền, Thủ Tướng Xã Hội Léon Blum ký hiệp ước với Syrie và Liban để trả tự trị cho 2 quốc gia này. Và 10 năm sau, năm 1946 quân đội Liên Hiệp Pháp rút lui để trả độc lập cho Syrie và Liban (Thời gian này tại Trung Đông chưa có nguy cơ xâm nhập của Liên Xô)..

3) 1947: Ấn Độ và Đại Hồi độc lập.

            Sau các Đế Quốc Hoa Kỳ và Pháp, đến lượt Đế Quốc Anh bắt đầu tự giải thể. Tới Thế Chiến II, Anh Quốc đã thành lập được một đế quốc hùng mạnh nhất từ cổ chí kim chạy từ Bắc Mỹ qua Âu Châu, Phi Châu, Á Châu và Úc Châu. Người Anh thường tự hào nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên Đế Quốc Anh”. Vậy mà 2 năm sau Thế Chiến II, năm 1947, Đế Quốc Anh bắt đầu tự giải thể.

            Tại Ấn Độ, 3 nhà lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc là các Luật Sư Gandhi, Nehru và Jinnah. Các vị này đã từng du học tại Anh, nơi đây họ hay biết rằng, bên cạnh Đảng Bảo Thủ chủ trương duy trì thuộc địa, còn có Đảng Lao Động Anh chủ trương giải phóng lao động và giải phóng thuộc địa.

            Năm 1947 Thủ Tướng Lao Động Clement Attlee trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi, và qua năm sau, 1948, trả độc lập cho Miến Điện, Tích Lan và Palestine, mặc dầu mọi phản kháng quyết liệt của Churchill, lãnh tụ Đảng Bảo Thủ.

            Khác với Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng Quốc Hội Ấn Độ chủ trương đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp, không bạo động, không vọng ngoại và nhất là không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản.

            Với một dân số quá đông (gần 400 triệu, so với 20 triệu ở Việt Nam năm 1945), trong một xã hội lạc hậu, nghèo đói, thất học, với những mâu thuẫn trầm trọng về tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ, đẳng cấp và giai cấp, cuộc đấu tranh tại Ấn Độ 10 lần khó hơn tại Việt Nam. Vậy mà Ấn Độ đã giành được độc lập 2 năm sau Thế Chiến II, trong khi dân tộc ta đã phải hy sinh xương máu ròng rã trong suốt 30 năm.          

 4) 1948: Miến Điện, Tích Lan, Palestine độc lập.

            Người anh hùng dân tộc Miến Điện là Aung San (thân phụ bà Aung San Suu Kyi hiện lãnh đạo phong trào Dân Chủ tại Miến Điện). Cũng như Gandhi, Aung San tình nguyện chiến đấu trong Quân Đội Hoàng Gia Anh. Cùng với U Nu, ông thành lập Liên Đoàn Nhân Dân Tự Do Chống Phát Xít để hợp tác với Đế Quốc Anh, chống Nhật...

            Năm l948 Miến Điện được trao trả độc lập.

            Tại Tích Lan Hiến Pháp năm l931 ấn định thời gian tập sự tự trị là 15 năm. Với chủ trương Thiện Chí và Hợp Tác (Good Will and Cooperation), Đảng Quốc Gia Tích Lan đã giành được tự trị năm l945 và độc lập năm l948.

            Tại Do Thái hai nhà lập quốc Ben Gourion và Moshe Dayan thuộc Đảng Lao Động cũng tình nguyện chiến đấu trong Quân Đội Đồng Minh trong hai trận thế chiến. Năm l948 với sự yểm trợ của Hoa Kỳ, quốc gia Do Thái được thành lập dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Cũng trong năm này, Palestine thoát quyền giám hộ của Đế Quốc Anh.

5) 1949: Nam Dương độc lập.

            Sau các Đế Quốc Mỹ, Pháp, Anh đến lượt Đế Quốc Hà Lan tự giải thể năm l949. Phong trào giải phóng dân tộc Nam Dương được phát động bởi giới trí thức du học Hà Lan. Trong khi Đảng Cộng Sản theo sách lược bạo động võ trang thì Đảng Quốc Gia Nam Dương chủ trương đấu tranh ôn hòa bất bạo động bằng canh tân và giáo dục. Sukarno lập Câu Lạc Bộ Văn Hoá Bandung và Hatta lập Hội Giáo Dục Quốc Gia Nam Dương để nâng cao dân trí và chấn hưng dân khí. Hatta du học 10 năm tại Hà Lan và Sjahrir đã từng gia nhập Đảng Lao Động Hà Lan trong thời gian du học.

            Năm 1942 Nhật chiếm đóng Nam Dương, Sukarno hợp tác với Nhật. Tháng 8, l945 Nhật đầu hàng Đồng Minh, Sukarno tuyên bố Nam Dương độc lập. Nhưng rồi quân đội Hà Lan theo chân quân đội Anh sang giải giới quân đội Nhật, Sukarno chủ trương thương nghị với Hoà Lan.

            Trong những năm l946 và l948, Đảng Cộng Sản Nam Dương phát động chiến đấu võ trang để phá thương nghị. Thời gian này nước láng giềng Phi Luật Tân đã được độc lập. Tổng thống Truman vận động Liên Hiệp Quốc áp lực Hà Lan phải hòa đàm với chính phủ Sjahrir. Lúc này Hoa Kỳ đang thực thi Kế Hoạch Marshall để tái thiết Âu Châu thời hậu chiến nên tiếng nói của Hoa Kỳ có trọng lượng đối với Hà Lan. Hội Nghị Bàn Tròn La Haye được triệu tập dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Tháng 12-1949, do Hiệp ước La Haye, Hà Lan thừa nhận chủ quyền độc lập của Nam Dương.
 
Staline thiết lập Đế Quốc Sô Viết: Ảnh Hưởng đối với Việt Nam.

            Như vậy là từ 1946 đến 1949 tất cả các đế quốc Tây Phương như Mỹ, Pháp, Anh, Hà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 thuộc địa Á Châu.

            Trong khi đó tại Đông Âu, Staline thiết lập một đế quốc mới mệnh danh là Đế Quốc Sô Viết bằng cách thôn tính 3 nước Baltic là Lithuanie, Lettonie và Estonie. Sau đó, Liên Xô dựng “bức màn sắt” tại 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albanie, Bulgarie, và Roumanie. Từ đó, chiến tranh lạnh hay chiến tranh ý thức hệ bộc phát giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ.

            Các nhà lãnh đạo phe Thế Giới Dân Chủ như Truman, Churchill và De Gaulle nhất quyết không trao Đông Dương cho Đảng Cộng Sản Đông  Dương vì họ không muốn Staline mở rộng bức màn sắt từ Đông Âu qua Đông Á.

            Riêng tại Việt Nam, De Gaulle cũng nhất quyết không trao Nam Kỳ cho Hồ Chí Minh vì Nguyễn Ái Quốc là cán bộ của Staline và Mao Trạch Đông  tại Đông Nam Á.

            Cũng vì vậy hồi tháng 12-1945 De Gaulle đã mời cựu hoàng Duy Tân từ đảo Réunion tới Paris thương nghị.

Nhiều tài liệu lịch sử cho biết De Gaulle đã chấp thuận trên nguyên tắc để Duy Tân về nước đầu năm l946. Trước đó, hai bên sẽ ký một hiệp ước công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. Chính phủ Việt Nam sẽ được toàn quyền quản trị về mặt nội bộ. Tuy nhiên vì lúc này Đảng Cộng Sản đã cướp chính quyền tại Miền Bắc, nên quân đội Pháp còn phải ở lại Việt Nam một thời gian với tư cách là quân đội Liên Hiệp Pháp để giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề an ninh quốc nội (nội loạn) và an ninh quốc ngoại (ngoại xâm). Theo quy chế của tổ chức Liên Hiệp Pháp, giữa Pháp và Việt Nam có nghĩa vụ an ninh hỗ tương. Do đó quân đội Pháp có nghĩa vụ bảo vệ biên cương của Việt Nam, đồng thời cũng là biên cương của Liên Hiệp Pháp.

Rất tiếc là mùa Giáng Sinh 1945 Duy Tân đã tử nạn máy bay trên sa mạc Trung Phi trên đường từ Paris về đảo Reunion thăm nhà. Nhiều người cho đây là vụ phá hoại. Nguyên nhân phi cơ phát hỏa là vì ‘’hết săng’’. Đây là một nguyên nhân hy hữu vì không một phi hành đoàn nào chịu cất cánh nếu máy bay không chứa đủ săng nhớt.

Việc Duy Tân mất đi là một đại bất hạnh cho Việt Nam cũng như cho Pháp. Vì nếu đầu năm l946 Duy Tân về nước lập chính phủ quốc gia giành lại tự trị, độc lập và thống nhất cho Việt Nam thì chiến tranh Việt Pháp sẽ có cơ tránh được. Hồ Chí Minh sẽ không còn được độc quyền yêu nước và có lẽ chẳng còn ai muốn gia nhập Đảng Cộng Sản nữa (năm 1945 Đảng Cộng Sản chỉ có 5 ngàn đảng viên).

Lúc này Đảng Cộng Sản Pháp đã thông báo cho Staline và Hồ Chí Minh biết rằng De Gaulle đã có giải pháp quốc gia về Việt Nam. Cũng vì vậy, ngày 11- 11-1945, Hồ Chí Minh giả bộ giải tán Đảng Cộng Sản  Đông Dương. Rồi vội vã thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia với sự tham gia của Cách Mạng Đồng Minh Hội (với Nguyễn Hải Thần) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (với Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam) để làm bình phong thương nghị với Pháp.

Ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, nhân danh chính phủ liên hiệp, Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny và chấp thuận mọi điều khỏan mà De Gaulle đã thỏa thuận với Duy Tân: Việt Nam là một nước tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. 15 ngàn quân Pháp được đồn trú tại Bắc Kỳ trong thời hạn 5 năm.

Sau đó ngày 14-9-l946 tại Paris, Hồ Chí Minh đã đến nhà riêng của Moutet để xin ký Thỏa Ước Tạm Thời (Marius Moutet là đồng chí cũ trước khi Nguyễn Ái Quốc bỏ đảng Xã Hội để gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp).

            Tuy nhiên mặc dầu lúc này De Gaulle đã từ nhiệm, các nhà lãnh đạo Thế Giới Dân Chủ vẫn nhất quyết không trao Đông Dương cho Đảng Cộng Sản  Đông Dương.      

Không còn hy vọng cướp chính quyền bằng ngoại giao, Hồ Chí Minh phát động chiến tranh võ trang ngày 19-12-1946.

Bằng hành động gây chiến này, Hồ Chí Minh đã vi phạm Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny và Thỏa Ước Tạm Thời Moutet.

Do đó, 3 tháng sau, ngày 27-3-1947 Hội Đồng Chính Phủ Ramadier cùng Hội Đồng các Chính Đảng Pháp công bố Quyết Nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam, theo đó Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất.

            Điều đáng chú ý là lãnh tụ Cộng Sản Maurice Thorez và lãnh tụ Xã Hội Marius Moutet đã ký tên vào Quyết Nghị này cùng với Thủ Tướng Ramadier.

            Ngoài ra cũng trong năm 1947 tại Liên Hiệp Quốc, Pháp đã chính thức đăng ký 3 nước Đông Dương (Việt Miên Lào) là những quốc gia độc lập.

            Như vậy là từ năm 1947 Pháp đã công bố ý định trao trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam và đã đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. (Sở dĩ Việt Nam không được gia nhập Liên Hiệp Quốc vì gặp sự phản kháng của Liên Xô hành sử quyền phủ quyết.)

Năm 1947, nếu Hồ Chí Minh là người yêu nước, nếu Nguyễn Ái Quốc là nhà ái quốc biết đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái, thì ông ta đã phải lập tức ngưng chiến để cho phe quốc gia có điều kiện hòa đàm và ký kết với Pháp một hiệp ước để giành lại độc lập và thống nhất cho Việt Nam.

            Tuy nhiên Hồ Chí Minh không phải là người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc không phải là nhà ái quốc nên ông ta vẫn tiếp tục đẩy tới chiến tranh võ trang để phá vỡ mọi giải pháp độc lập quốc gia.

Mặc dầu vậy các chính phủ Pháp kế tiếp vẫn trung thành với Quyết Nghị của Hội Đồng Chính Phủ và Chính Đảng Pháp năm 1947.

Ngày 7-12-1947 Cao Uy Bollaert ký Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long với Quốc Trưởng Bảo Đại, để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam.  Hiệp Ước Sơ Bộ này được chính thức hóa bởi Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948 ký kết giữa Cao Ủy Bollaert và Tướng Nguyễn văn Xuân, Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời, với sự bối thự của Quốc Trưởng Bảo Đại. Theo Hiệp Ước này Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và Việt Nam được quyền tự do tiến hành thủ tục để thực hiện nền thống nhất quốc gia chiếu nguyên tắc dân tộc tự quyết.

             Và ngày 8-3-1949 tại Điện Elysée (Paris) Tổng Thống Pháp Vincent Auriol, nhân danh TổngThống Cộng Hòa Pháp và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée công nhận Việt Nam Thống Nhất Và Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp. (Quy chế Liên Bang Đông Dương đã bị bãi bỏ)

Do Quyết Nghị ngày 23-4-1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.   

            Ngày 6-6-1949 Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysée và chính thức thừa nhận quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

            Chúng ta không nên có thành kiến cho rằng gia nhập Liên Hiệp Pháp là vi phạm chủ quyền quốc gia. Vì các nước Ấn Độ, Đại Hồi, Canada, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan v...v... cũng là những quốc gia độc lập trong Liên Hiệp Anh.

            Về mặt an ninh quốc phòng, nếu năm 1949 Việt Nam không gia nhập Liên Hiệp Pháp thì quân đội viễn chinh Pháp phải rút khỏi Việt Nam (như tại Syrie và Liban năm 1946). Và chỉ trong một vài tuần lễ (như tại Nam Hàn năm 1950), phe Quốc Tế Cộng Sản sẽ nhuộm đỏ toàn thể bán đảo Đông Dương.

             Khách quan mà xét, năm 1949 độc lập trong Liên Hiệp Pháp là giải pháp tối ưu cho Việt Nam. Chúng ta có thể sử dụng các chuyên viên Pháp là những người am hiểu phong tục tập quán, biết rõ dân tình nước ta, lại có những kinh nghiệm về khai thác nông lâm súc, công kỹ nghệ thương mãi, xây cất cầu cống, đường sá, sông ngòi, hải cảng, cồn đảo v...v... Ngoài ra họ còn có thể cố vấn chúng ta để xây dựng môt nền giáo dục phổ thông, một nền hành chánh hiện đại và một nền tư pháp độc lập để tiến tới tam quyền phân lập và dân chủ pháp trị.

            Về mặt phát triển, chúng ta có sẵn thị trường Liên Hiệp Pháp để xuất cảng các hàng hóa và các nông, lâm, khoáng sản v...v... Do đó, năm 1949, độc lập trong Liên Hiệp Pháp là giải pháp tối ưu cho Việt Nam.

            Nhưng rồi Đảng Cộng Sản đã đưa dân tộc ta vào con đường chông gai chết chóc trong suốt 40 năm (từ 1949 đến 1989). Đại hạnh của Ấn Độ là có một Gandhi theo chủ nghĩa dân tộc. Đại bất hạnh của Việt Nam là có một Nguyễn Ái Quốc theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.        
Tổng kết lại, Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất có thể chia làm 3 giai đoạn:

            1) l946-l947: chiến tranh võ trang.

            2) 1947-1949: hoà đàm và thương nghị.

            3) l949-1954: chiến tranh ý thức hệ giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ (như Chiến Tranh Triều Tiên). Vì từ 1949 Việt Nam đã giành được độc lập nên chiến tranh không phải để giải phóng dân tộc, mà là một phương tiện giúp Cộng Sản cướp chính quyền.

Chỗ tế nhị là phe Thế Giới Dân Chủ đã được đại diện bởi Liên Hiệp Pháp, một tổ chức sáng lập bởi Cộng Hòa Pháp là một quốc gia bị mang tiếng đã thôn tính Việt Nam làm thuộc địa để khai thác. Hơn nữa năm 1946 Quân Đội Pháp đổ bộ Hải Phòng với tư cách Quân Đội Viễn Chinh. Kể từ 1949 Quân Đội Pháp chiến đấu dưới danh nghĩa Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương để bảo vệ biên thùy của Việt Nam. Sự thay đổi danh nghĩa là một vấn đề pháp lý tế nhị mà người dân khó có thể nhận định được.

HIỆP ĐINH ĐÌNH CHIẾN GENÈVE và HIÊP ĐINH HÒA BÌNH PARIS.

Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất kết thúc bởi Hiệp Định Đình Chiến Genève ngày 20-7-1954 (giống như Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-7-l953 tại Triều Tiên).

            Hiệp Định Genève là một hiệp ước thuần túy quân sự có tác dụng “đình chiến và ấn định một giới tuyến quân sự tạm thời”. Tại vùng giới tuyến thuộc quyền kiểm soát của quân đội bên nào thì chính quyền bên ấy phụ trách việc quản trị hành chánh.

            Vì là một hiệp ước quân sự, Hiệp Định Genève chỉ mang chữ ký của 2 tướng lãnh đại diện Quân Đội Bắc Việt (là Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu) và đại diện Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương (là Thiếu Tướng Henri Delteil).

            Vì không tham chiến ở Việt Nam nên Hoa Kỳ không ký vào Hiệp Định Genève.

            Quốc gia Việt Nam cũng không ký. Chiếu Hiệp Định Elysée 1949, Việt Nam là một hội viên liên kết của Liên Hiệp Pháp. Khi có chiến tranh, quân đội Việt Nam và quân đội Pháp sẽ cùng chiến đấu dưới danh nghĩa quân đội Liên Hiệp Pháp. Một Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp được thành lập với một tướng lãnh Pháp làm tư lệnh hành quân và một tướng lãnh Việt Nam làm tham mưu trưởng. Vì Hiệp Định Genève là một hiệp ước thuần tuý quân sự, nên về phía Liên Hiệp Pháp chỉ cần có chữ ký của vị tư lệnh hành quân Henri Delteil là đủ.

            Ngày hôm sau, 21-7-1954, một Bản Tuyên Ngôn Sau Cùng khuyến cáo hai miền Nam Bắc tổ chức tổng tuyển cử năm l956. Tuy nhiên tuyên ngôn không phải là hiệp ước. Vì đây chỉ là bản Tuyên Ngôn Ý Định (declaration d’intention) không mang chữ ký của bất cứ phái đoàn nào (kể cả Bắc Việt) nên không có giá trị pháp lý (Cũng như các bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Bảo Đại ngày 11-3-1945, của Hồ Chí Minh ngày 2-9-1945 và của Sukarno ngày 17-8-1945).

 Vả lại cũng trong ngày 21-7-1954, ngoại trưởng Quốc GiaViệt Nam Trần Văn Đỗ và trưởng phái đoàn Hoa Kỳ Bedell Smith đã ra tuyên cáo minh thị phản kháng sự áp đặt các giải pháp chính trị trong một hiệp ước quân sự, mà không có sự thỏa thuận của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. (7)

            Hiệp Định Đình Chiến Genève, theo danh xưng, chỉ là một bản hiệp ước thuần tuý quân sự để định ranh giới ngưng bắn theo một giới tuyến (vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên, vĩ tuyến 17 tại Việt Nam). Nó không áp đặt những giải pháp chính trị. Vấn đề thống nhất Nam Bắc là một vấn đề chính trị thuộc quyền dân tộc tự quyết sẽ do hai quốc gia ấn định sau này (như trường hợp Triều Tiên: sau hơn 50 năm vẫn chưa có giải pháp chính trị). Do đó Việt Nam Cộng Hoà không vi phạm Hiệp Định Genève khi khước từ tổng tuyển cử năm 1956. (8)

            Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 trái lại, là một hiệp ước ngoại giao và có tác dụng chính trị. Trước hết về mặt nghi thức nó mang chữ ký của các đại biểu các quốc gia hay chính phủ kết ước:

             Trần Văn Lắm, ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa
             Williams Roger, ngoại trưởng Hoa Kỳ
             Nguyễn Duy Trinh, ngoại trưởng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và
             Nguyễn Thị Bình, ngoại trưởng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam

             Điều 15 Hiệp Định Hòa Bình Paris quy định rằng “việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào. Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam đồng thỏa thuận” (theo nguyên tắc nhất trí) (9)

            Vậy mà hai năm sau, năm 1975, khi chữ ký của họ còn chưa ráo mực, Bắc Việt phát động chiến tranh võ trang để thôn tính Miền Nam. Hội trường đã nhường chỗ cho chiến trường, thương nghị thỏa thuận đã bị bạo lực cưỡng chế, và phương pháp hòa bình đã bị chiến tranh võ trang xoá bỏ.

            Đây là một vi phạm thô bạo Hiệp Định Paris. Luật pháp văn minh của loài người đã bị thay thế bởi luật rừng xanh.

KẾT LUẬN:

            Nói tóm lại:

            1) Phủ nhận chủ nghĩa dân tộc, Đảng Cộng Sản đã phạm sai lầm chiến lược khi liên kết với Quốc Tế Cộng Sản để đấu tranh bạo động võ trang khiến dân tộc ta phải hy sinh xương máu dòng dã trong 40 năm.

            2) Đảng Cộng Sản không có công giành độc lập năm 1954 vì Việt Nam đã được độc lập từ 1949 chiếu Hiệp Định Elysée. Hơn nữa, Việt Nam đã được đăng ký tại Liên Hiệp Quốc là một quốc gia độc lập từ 1947.

            3) Đảng Cộng Sản  không có công thống nhất đất nước năm 1975 vì Việt Nam đã được thống nhất năm 1949 khi Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

            4) Trên bình diện dân tộc 3 cuộc Chiến Tranh Đông Dương là những cuộc chiến tranh vô ích, vô lý và vô nghĩa.

            5) Vì vậy Đảng Cộng Sản không có tư cách và không có tính chính thống để độc quyền lãnh đạo quốc gia từ trước tới nay và từ nay về sau. Và chế độ CS phải được giải thể để cho người dân được quyền mưu cầu hạnh phúc trong một chế độ Dân Chủ Pháp Trị, trong đó các dân quyền và nhân quyền được tôn trọng, kinh tế quốc gia được phát triển và công bằng xã hội được thực thi.

 L.S. NGUYễN HỮU THỐNG

(GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, 2002)                     


CHÚ THÍCH


1) Hai nước còn lại là Mã Lai và Tân Gia Ba trong Liên Bang Mã Lai Á. Năm 1948 Đảng CS Mã Lai lập chiến khu chiến đấu võ trang. Để dẹp nội loạn, chính phủ Anh ban hành tình trạng thiết quân luật. Từ năm 1952 đảng Quốc Gia Mã Lai đưa ra chủ trương “độc lập do hợp tác chủng tộc” kết hợp các sắc dân Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Hồi. LS Abdul Rahman đã từng  làm phó chưởng lý tại Anh. Abdul Razah phục vụ trong quân đội Hoàng Gia Anh thời Thế Chiến Thứ Hai. Sau 5 năm tự trị, Mã Lai được độc lập năm 1957.

            Năm 1959 đến lượt Tân Gia Ba được giải phóng do chủ trương ‘’độc lập nhờ liên lập’’ (với Mã Lai trong Liên Bang Mã Lai Á). Luật Sư Lý Quang Diệu đã từng gia nhập Luật Sư Đoàn Luân Đôn và Đảng Lao Động Anh trong thời gian du học.

            Năm 1989, khi hòa bình Đông Dương vãn hồi, dân số tại 3 nước Đông Dương là 61 triệu và tại 11 cựu thuộc địa Á Châu khác là 1 tỷ 40 triệu.

2) Năm 1930 danh xưng “Đảng Cộng Sản Việt Nam” đã bị Quốc Tế Cộng Sản bác bỏ và thay bằng danh xưng ‘’Đảng Cộng Sản Đông Dương’’

3) Nguyễn Khắc Ngữ: Bảo Đại, các Đảng Phái Quốc Gia và sự thành lập Chính Quyền Quốc Gia.

4) Everyone’s United Nations, ấn bản năm 1986, trang 332.

5) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd.

6) Tự Truyện Gandhi:  Trí Hải. Cũng như tại Ấn Độ, phe thực dân hạ cấp tại Đông Dương gồm 20 ngàn người da trắng. Bọn này chống lại cả người Việt yêu nước và người Pháp dân chủ.

7) Thế Nguyên: Đông Dương 1945-1973.

8) Đề cập đến tổng tuyển cử tại một nước Cộng Sản chỉ là chuyện khôi hài. Trong hơn 50 năm tại Bắc Việt có bao giờ người công dân được hành sử quyền tự do ứng cử và tự do bầu cử?

9) Thế Nguyên, sđd.
 

RESTORING THE HISTORIC TRUTH

Nguyen Huu Thong, Esq.

            To cast down the communist party’s limelight, let’s read the following set of compiled documents pertaining to the role of the communist party in struggling for independence and reunification.

To detain the legitimacy and monopoly of leadership, the communist party has relied on the Ho Chi Minh’s myths, used camouflage and deceit, false humaneness and false trustworthiness in their seizing the just cause. It placed the communist revolution on the fore of the war of national liberation against colonialism.

            A couple of months after its establishment, in September 1930, the Indochinese Communist Party launched the class struggle in the Soviet Nghe Tinh Campaign with the slogan “Uprooting intellectuals, rich farmers, landlords, and village officials.” Obviously, the drive meant no national liberation, and it showed the real face of communism in its inception.

            In the 1930’s the slogan the Indochinese Communist Party used was “Violent Revolution for Land and Independence.” Class struggle through agrarian reform was crucial; and independence was but a label, an expedient or tactics to attain the strategic objective to seize power. The communists’ number one enemy is not imperialism but nationalism. Loyal to the Communist International’s strategy Ho Chi Minh has overtly condemned the Phan Chu Trinh’s reform as theatrical.

            Under the eyes of the Communist International, all Asian political parties advocating non-violent struggle through political and diplomatic channels are termed followers of reformed nationalism, such as the Congress Party in India; Nationalist Parties in the Philippines, Indonesia, Malaysia, Ceylon; People Parties in Singapore, Burma, Syria; the Labor Party of Israel, etc. Even the Communist Party of Tito in Yugoslavia was labeled reactionary because it had nationalist tendencies and did not follow Stalinism.

            After the Soviet Nghe Tinh Campaign, the Communist International severely criticized the Indochinese Communist Party as “lacking the understanding of the dangerous character of reformed nationalism, and failing to fight it.” The reason evoked was, “reformed nationalism is an extremely dangerous and destructive force for the revolution of the proletariat. The leadership monopoly of the proletariat cannot be achieved if reformed nationalism is not totally wiped out. The experience of China and India were examples of the backward and reactionary reformed nationalism. The Party must on its own educate and control its ranks in the permanent fighting against reformed nationalism, seeing it as an anti-revolutionary tool of capitalism. If the prestige of reformed nationalism is not destroyed, the agrarian reform and the anti-colonialist revolution cannot win. One of the followers of reformed nationalism is the Vietnamese Kuomintang”.

            In about the same time, the Indochinese Communist Party warned their members that, “you should not misunderstand that when we celebrate the Yen Bay uprising we agreed with nationalism and totally respected the leaders of the Vietnamese Kuomintang. We should make use of this observance to clarify for the sake of the nation’s great masses of farmers and workers that communism and nationalism are completely opposite and they can never be compatible.”

            As international communism condemned Gandhi as a nationalist reformist, henchman of the British Empire, Ho Chi Minh also criticized Phan Chu Trinh as ”having asked the French to achieve reformism. This is a mistake and is no different from begging pity from the enemy.” (Tran Dan Tien: Anecdotal Compilations on the Life of Chairman Ho).

            The above is the Indochinese Communist Party‘s standpoint on nationalism.Nevertheless, one knows that afterwards, Ho Chi Minh used deceitfulness and  camouflage by  hiding  communism under the label of nationalism to win the just cause and seize power.

            In the preface of the book “Ho Chi Minh in China, a false nationalist” by Tuong Vinh Kinh, Hoang Ly Luc commented that Ho Chi Minh had copied Mao Tse Tung’s false nationalism: “If communism can thrive, on the one hand, it leans on nationalism, but on the other, it plots to destroy nationalism’s power”.

“While the Chinese Communists put on a nationalist robe to win the just cause, took advantage of the Sino-Japanese war to strengthen their forces and to establish maquis, Ho Chi Minh also created the national front (Viet Minh), the coalition front (Lien Viet), the front of liberation (of the South), to prepare for an armed war and to destroy nationalist parties. He follows a simple principle that is whatever agrees with his interests, he would not hesitate to take advantage of, and whatever stands in his way, he would have recourse to any means to get rid of or destroy. His growth was not due to communism. He used many false names, fake organizations, pretended to practice nationalism to camouflage his objective of seizing power. In 1944, the Great Vietnam Party (Dai Viet) and the Vietnam Kuomintang joined together to elect a Central Executive Committee comprising 29 members, all chosen among the Vietnamese elite. Since this party possessed strong bases in Vietnam, it became a tough adversary of the Viet Minh on the road to seize power.

            Because of the above reason, Viet Minh severely criticized the Dai Viet Party as “following the enemy’s shadow in a shameless manner, setting up schemes to help the wicked.” In truth, setting up schemes to help the wicked was just the devious acts of Ho Chi Minh. All his activities aimed solely at organizing and developing the party. Whether or not Vietnam could attain independence was only of secondary importance.”(Tuong Vinh Kinh, ibid).

         In the last 70 years, the communist party has been using camouflage and deceit to seize power with its three objectives of independence, freedom, and happiness.

As far as the fighting for independence objective is concerned, the communist party followed false nationalism.

As far as the carrying out freedom and democracy objective is concerned, the communist party followed false democratic socialism.

As far as the pursuit of happiness objective is concerned, the communist party followed false social justice, false land reform and false market economy, the so-called socialist-oriented market economy.
 
THE COMMUNIST PARTY DID NOT DESERVE ANY CREDIT FOR THE INDEPENDENCE AND REUNIFICATION OF THE COUNTRY

            In February 2000, the Hanoi authorities solemnly celebrated the 70th anniversary of the Indochinese Communist Party. On that occasion, they cited the achievements in the last half-century to confer upon themselves the legitimacy to hold the monopolistic leadership of the nation since then and from now onto the future.          

            The following is an objective evaluation -free from prejudice and propaganda arguments-of the policy lines of the Indochinese Communist Party:

ON THE NATURE OF THE COMMUNIST STRUGGLE

(a) In its policies on national liberation, the Indochinese Communist Party advocated an armed, foreign-oriented, and closely linked to international communism struggle. On the national standpoint, these policies were strategic mistakes leading to the loss of lives of 3 million Vietnamese youths belonging to 3 successive generations in the 3 Indochinese wars:

1)      The First Indochinese War against France and South Vietnam lasting 8 years (1946-1954),

2)      The Second Indochinese War against the Democratic World (South Vietnam, the  U.S.A. and Allies) lasting 20 years (1955-1975), and

3)      The Third Indochinese War against neighbors lasting 10 years (The Cambodian-Vietnamese War ended in 1989 due to an intervention of the United Nations).

(b) Of the 14 former colonies, protectorates and mandates in Asia, only the three

Indochinese countries under the control of the Indochinese Communist Party adopted a form of struggle that was violent, foreign-oriented, and closely linked to the Communist International. On the contrary, all other countries led an open, moderate, legal, non-violent, non foreign-oriented, and primarily non-linked to the Communist International, struggle.

Moreover, while the Indochinese Communist Party aligned itself with the Communist International to lead an armed fight aiming at toppling Western capitalist empires, nationalist parties in Asia promoted cooperation and negotiation with former colonialist powers to obtain autonomy in a first phase and independence in the next. This policy saved bloodshed and time, the latter was, as a matter of fact, shortened drastically from 1 to 4 years after World War II instead of 30 years as in the Vietnam case.