Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Phần 2) |
Tác Giả: Hà Minh Thảo | |||||
Thứ Tư, 02 Tháng 11 Năm 2011 06:17 | |||||
« Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách bộ Lại. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… » (Trích Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam’, của Bảo Đại)
BÀI 2. THỦ TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM. A. Quốc Trưởng bổ nhiệm Thủ Tướng. Trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam’, Quốc trưởng Bảo Đại cho thấy ông rất quý trọng ông Ngô Đình Diệm và đã mời ông này lập chính phủ tới 4 lần và ông chỉ nhận 2 lần : 1.- Lần đầu năm 1933, vì muốn thực hiện chương trình cải cách hầu khôi phục dần chủ quyền Việt Nam, vua Bảo Đại đã đặt Ngô Đình Diệm vào chức vụ thượng thư bộ Lại (Nội Vụ) đứng đầu nội các kiêm tổng thư ký hội đồng hỗn hợp Việt Pháp về ‘Canh Tân’ do nhận thấy : « Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách bộ Lại. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… ». Vì thấy người Pháp không đáp ứng những yêu cầu của ông về canh tân nên chỉ vài tháng sau Ngô Đình Diệm đã từ chức để phản đối, mặc dù nhà vua cố thuyết phục ông nên tiếp tục. Khi bất đắc dĩ phải chấp thuận cho ông từ chức nhà vua bảo ông Diệm: ‘Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp’… Lúc đó, Bảo Đại đã chỉ kỳ vọng ở ông Diệm khi viết ‘Ngô Đình Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng’. 2.- Lần thứ hai và là lần chót ngày 18.06.1954 khi hội nghị Genève đang khai diễn, với viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho giải pháp Bảo Đại và phe quốc gia, Quốc Trưởng lại một lần nữa tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Ông đã thuật lại đầu đuôi câu chuyện như sau: « …Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta: Quốc Trưởng Bảo Đại đã trao cho Ngô Đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự để có thể đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy. Sau đó, ông Diệm có buổi ra mắt và họp báo tại Hotel Palais d’Orsay (Paris). Trong thời gian lưu lại Pháp, ông Diệm thuê một phòng ngủ rẻ tiền, không nhà tắm ở Hotel de la Gare, gần khu phố nghèo nàn gần nhà ga xe lửa Austerlitz. Đây cũng là bằng chứng về con người và nhân cách của ông Ngô Diệm. Ngày 26.06.1954, ông Diệm bay về Sài gòn, cùng với hoàng thân Bửu Lộc, Thủ tướng xuất nhiệm, để trao lại quyền hành cho ông Diệm. B. Thủ Tướng nhậm chức. Tại sân bay Tân Sơn Nhất khi ông Ngô Đình Diệm xuống máy bay- mặc dù có sự chuẩn bị chu đáo của những người ủng hộ ông Diệm- chỉ có khoảng 500 người đón tiếp ông mà phần đông thuộc giới Công giáo và các thành viên Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam. Một dấu hiệu không mấy tốt cho vị thủ tướng trong hoàn cảnh này. Trong hoàn cảnh cực kỳ bấp bênh và rối loạn bên bờ vực thẳm về chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội. Lúc bấy giờ chỉ cần ổn định được tình thế thì đã xứng đáng là một vị cứu tinh rồi. Chánh phủ Bửu Lộc chỉ bàn giao lại dinh Gia Long và sở Nội dịch với năm bảy chiếc xe cũ kỹ, với một tiểu đội cảnh sát canh gác. Vài hôm sau, Thủ tướng bay ra Hà nội để xem xét tình hình và tiếp xúc chánh khách miền Bắc để mời tham gia chính phủ và Nội các được trình diện quốc dân đồng bào ngày 07.07.1954. Trong đó, ông Ngô Đình Diệm là Thủ tướng kiêm Tổng trưởng bộ Quốâc phòng và Nội vụ. Tuy nhiên, ông không có trong tay Quân đội (Tướng Nguyễn văn Hinh, Tham mưu trưởng, nắm giữ) và Công an Cảnh sát do Bình Xuyên chỉ huy. C. Những biến cố đáng ghi trong cuối năm 1954. 1.- Tin Điện Biên Phủ Tin Điện Biên Phủ mất vào ngày 07.05.1954, chẳng những làm thất vọng nhiều người Pháp mà còn tạo một bầu không khí tuyệt vọng nơi những người Việt quốc gia, trong đó có Bảo Đại, và cả người Mỹ. 2.- Hội nghị Genève 1954 Hội nghị Genève 1954 được khai mạc ngày 26.04.1954 tại Thành phố Genève (Thụy Sỹ) để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Nhưng vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả, nên từ ngày 08.05.1954, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận, dưới sự đồng chủ tọa của Anthony Eden (trưởng đoàn Anh) và Viacheslav Molotov (trưởng đoàn Liên bang Xô viết) với các phái đoàn : Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Lào, Campuchia, Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự chính có liên quan, là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có nội dung chính như sau : - Ngừng bắn ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương. Trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam, Trần Văn Đỗ, phản đối sự chia cắt đất nước bất cứ ở đâu và đã không ký vào bản hiệp định. Hoa Kỳ cũng không ký. Cuối cùng, vì tranh cãi và mặc cả vào buổi chiều ngày 20.07.1954, hiệp ước đình chiến chỉ được soạn thảo xong và ký kết sau 12 giờ đêm, tức qua sáng 21.07.1954, nên đồng hồ ở trụ sở nơi họp vẫn giữ nguyên ở 12 giờ đêm 20.07.1954. Ngày 21.0-07-54, khi Tổng thống Eisenhower họp báo để giải thích hiệp định Genève cho quốc dân Mỹ, thì bên ngoài đã có một nhóm sinh viên Việt Nam biểu tình lên án các cường quốc chia đôi đất nước của họ. 3.- Cuộc di cư từ Bắc vào Nam. Trong khi chính phủ Pháp đưa 36,000 quân viễn chinh Pháp vào Nam thì chính phủ Việt Nam, với sự trợ giúp phương tiện của Hoa kỳ và Pháp, phụ trách việc tiếp đón và tìm nơi tạm trú cho trên 800 ngàn đồng bào di cư từ Bắc vào Nam. Nếu công an và bộ đội cộng sản không ngăn chận bằng võ lực, thì số người di cư chắc chắn đã còn tăng cao hơn. Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho lập phủ Tổng Uỷ Di Cư. Bản thân chúng tôi nhớ lại, lúc đó, được nghỉ học một thời gian ngắn vì trường được dùng làm nơi tạm trú và, khi đi học lại, các lớp học phải đón ba nhóm học sinh khác nhau : sáng, trưa và chiều. Tại các nhà thờ, vì lúc đó chưa thể dâng lễ đồng tế, nên chỉ một Linh mục dâng Thánh Lễ tại bàn thờ chính và, đồng thời, có thể có Linh mục khác dâng Thánh Lễ tại bàn thờ phụ với người giúp lễ bắt buộc. 4.- Đem lại Độc Lập cho Tổ Quốc. Để cho Toàn Dân được Dân Chủ thì, trước hết, Tổ Quốc phải được Độc Lập tức Chủ quyền Quốc gia phải được ngoại bang tôn trọng và người dân có Tự Do. Khi đó, mỗi Công Dân mới có thể tham gia bầu người đại diện cho mình Lãnh đạo Đất Nước. Bởi thế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải tiến hành : a./ Tiếp thu Dinh Norodom. Khi từ Pháp về nước, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cư ngụ và làm việc tại dinh Gia Long như các Thủ tướng tiền nhiệm trong khi Cao ủy Đông dương (Haut-commissaire de France en Indochine đại diện chính phủ Pháp để ‘cai trị’ vùng đất thuộc địa. Trước 1945, chức này có tên là Toàn quyền Đông dương, Gouverneur-général de l'Indochine Française với nhiều quyền hành hơn) ở tại Dinh Norodom, rộng lớn hơn, biểu hiện quyền người Pháp ở Việt Nam. Do đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải dành cho được nơi này. Ngày 07.09.1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa Cao ủy Pháp, Thống tướng 5 sao Paul Ely, và Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Khi đó, quốc kỳ Pháp được hạ xuống và cờ Việt Nam được kéo lên. Thủ tướng Diệm cho đổi tên thành Dinh Độc Lập. b./ Dành quyền chỉ huy Quân đội. Ngày Song thất (7 tháng 7) năm 1954, khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm thành lập Nội các, giới quan sát chánh trị quốc tế nhận định chánh phủ không thọ quá 6 tháng vì ông Diệm, tuy kiêm nhiệm Tổng trưởng Quốc phòng lẫn Nội vụ, nhưng không nắm được Quân đội và Cảnh sát. Các lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Nguyễn văn Hinh, Tổng Tham mưu trưởng, và ông Lê văn Viễn, tức Bảy Viễn, thủ lãnh Bình Xuyên, đều là đàn em của Tướng Ely, Cao ủy Pháp. Ngày 09.09.1954, Tướng Hinh dùng đài phát thanh Pháp Á để chỉ trích Thủ tướng và đòi cải tổ chánh phủ. Ngày 11.09.1954, Thủ tướng Diệm ra lệnh tướng Hinh phải đi Pháp trong vòng 24 tiếng, với nhiệm vụ khảo sát tổ chức quân đội Pháp trong vòng 6 tuần. Tướng Hinh từ chối và phản đối bằng cho một tiểu đội thiết giáp chạy quanh dinh Độc lập và dùng đài phát thanh chống chánh phủ. Tướng Hinh gởi thư yêu cầu sự can thiệp của Bảo Đại. Ngày 20.09.1954, 9 trên 18 Tổng, Bộ trưởng lo sợ tình hình, đệ đơn xin từ chức. Nhưng Đại tá Landsdale (CIA) và Toà Đại sứ Hoa kỳ đã giúp ông Diệm giải quyết được cuộc khủng hoảng. Đại sứ Heath nói với tướng Hinh Hoa kỳ sẽ ngưng viện trợ quân sự và Đại tá Landsdale tặng hai vé phi cơ đi Manila cho hai sĩ quan tham mưu của tướng Hinh. Sau đó, Thủ tướng cử tướng Lê văn Tỵ thay tướng Hinh trong chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội. Sự khó khăn khác lại đến với Thủ tướng Diệm vì ông từ chối đề nghị của Đại sứ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, yêu cầu ông giữ tướng Hinh lại trong Quân đội. Do đó, Đại sứ Heath thay đổi thái độ, gửi điện tín về Washington để tố cáo Thủ tướng Diệm bất tài và cần thay đổi. Tuy nhiên, Tổng thống Dwight D. Eisenhower và Hội đồng an ninh Quốc gia cùng Lưỡng viện Quốc hội lại thấy ông Diệm có thể lãnh đạo mặt trận chống Cộng ở Đông nam Á châu, nên bác bỏ đề nghị của đại sứ Heath và Tổng thống gửi tướng Lawton Collins, đặc sứ sang Sài gòn với thư của Tổng thống Mỹ xác nhận ủng hộ Thủ tướng Diệm và đề nghị thảo luận với ông một chương trình viện trợ kinh tế và quân sự qui mô hơn. Chuyện lại chẳng may, hai tướng Collins và Ely, Cao ủy Pháp, quen nhau từ Đệ nhị Thế chiến và Ely đã chi phối được Collins. Nên, ngày 08.12.1954, hai ông vào hội kiến Thủ tướng Diệm tại dinh Độc lập và yêu cầu bổ nhiệm ông Phan huy Quát làm Tổng trưởng Quốc phòng và Bảy Viễn làm Tổng trưởng Nội vụ. Ông Diệm từ chối, tướng Collins nổi giận và đề nghị chính phủ Hoa kỳ đưa Bảo Đại về và ủng hộ Phan huy Quát làm Thủ tướng thay ông Diệm. Nếu không thực hiện được điều này, thì Mỹ nên rút ra khỏi Việt Nam. Đọc xong tường trình này, Tổng thống Eisenhower và Bộ trưởng Ngoại giao Foster Dulles thật hoang mang, lưỡng lự. Hai ông mời Thượng nghị sĩ Mike Mansfield (Dân chủ, đối lập) đến tòa Bạch ốc để hội ý và ông nầy bác thỉnh cầu của tướng Collins vì Thủ tướng Diệm đang hành động tích cực. Ngày 14.12.1954. Tổng thống Eisenhower chỉ thị cho tướng Collins tiếp tục viện trợ cho Việt Nam và ủng hộ Thủ tướng Diệm. (Còn tiếp)
|