Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Các Nhân Vật Trường Chinh : Tên đồ tể trong cuộc cải cách ruộng đất

Trường Chinh : Tên đồ tể trong cuộc cải cách ruộng đất PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Năm, 30 Tháng 9 Năm 2010 10:17

Sau khi chiếm được miền Bắc, Trường Chinh, lúc đó là Tổng Bí Thư Đảng Lao Động Việt Nam (tức Đảng CS trá hình), đã rập khuôn theo Trung Cộng, thực hiện chẳng những tốt mà còn hơn nữa "Chính sách cải cách ruộng đất" để thực hiện mục tiêu "Đấu tranh giai cấp" (class struggle) theo đúng giáo điều của CS. 


Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu, 
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ 

 

 
     Trường Chinh
Đấu tố cha mẹ, giết người không gớm tay!

1. Trường Chinh : cuộc cải cách ruộng đất.

Sau khi chiếm được miền Bắc, Trường Chinh, lúc đó là Tổng Bí Thư Đảng Lao Động Việt Nam (tức Đảng CS trá hình), đã rập khuôn theo Trung Cộng, thực hiện chẳng những tốt mà còn hơn nữa "Chính sách cải cách ruộng đất" để thực hiện mục tiêu "Đấu tranh giai cấp" (class struggle) theo đúng giáo điều của CS.
Phong trào nầy đã thật sự tiến hành từ cuối năm 1953 tại Liên Khu IV (Thanh Hóa và Nghệ An) và chính thức tiến hành rầm rộ khi CS chiếm toàn miền Bắc trong năm 1954.
Mục đích của chính sách cải cách ruộng đất : gom thu tất cả đất đai và ruộng vườn về một ông chủ duy nhất là Đảng. Họ xúi dục giới bần nông, là những thành phần nghèo nhất trong xã hội, nổi dậy tiêu diệt ba giới trung nông, phú nông, và địa chủ là những người có trên dưới 3 sào ruộng (1 sào = 360 m2) và một con trâu hay một con bò trở lên (Trung nông : ( 3 sào ruộng; phú nông : 3-4 sào + 1 con trâu hay bò; địa chủ : có nhiều ruộng đất, không làm việc trên ruộng, sống nhờ địa tô).

Kết quả là một cuộc tàn sát dã man diễn ra nhằm tận diệt các giai cấp thù nghịch với chủ nghĩa CS. Người giàu có ở nông thôn bị đưa ra đấu tố tại một phiên xử của tòa án nhân dân về tội "bốc lột". Hình phạt nhẹ là phạt tù, tẩy não từ 2-20 năm hay hơn, nhưng thường nhất là tử hình với nhiều hình thức. Đại để thì bản án tử hình được thi hành ngay tại pháp trường, thường là chôn sống, có nơi chôn sống nhưng để đầu trồi lên khỏi mặt đất rồi cho trâu, bò cày bừa cho đến khi đầu nạn nhân lìa khỏi cổ, có nơi nạn nhân bị trói vào cột rồi bị b¡n và xác vùi ngay tại pháp trường, lại có nơi CS khích động dân thi đua hành xác nạn nhân, hạch hỏi đấm đá, hạ nhục rồi lấy đá ném vào nạn nhân cho tới chết, lại có chỗ xô nạn nhân vào ổ kiến lửa cho chết đau đớn, hoặc trói khủy tay, bỏ vào rọ và dìm xuống nước cho đến khi tắt thở...

Trong khi bản án được thi hành, cán bộ CS tập trung bà con của nạn nhân đứng kế bên để chứng kiến. Luôn luôn ở mọi cuộc đấu tố, CS thường lợi dụng tâm lý bằng cách "ôn nghèo, kể khổ" để quần chúng càng tức khí thi hành bản án mà không nhân nhượng. Phim "Chúng tôi muốn sống" chiếu ở VN trước 1975 đã mô tả phần nào sự rùng rợn của CCRD.

Tài sản, ruộng nương, trâu bò của kẻ bị đấu tố bị tịch thu nói là để chia cho giới vô sản, nhưng thật sự rơi vào tay Đảng tại địa phương. Chiến dịch nầy lan tràn kh¡p miền B¡c tính, trung bình mỗi làng bị sát hại từ 1%-4% dân lành bị CS buộc tội là phú nông địa chủ. Kết quả là vào khoảng vài chục ngàn người đã chết vì đấu tố.

Điều được dấu là, nhân dịp nầy CS đã thanh toán luôn những đảng viên thuộc thành phần và giai cấp có hại cho đảng, kể cả những đảng viên có công và những người giàu có lòng ái quốc từng bỏ tiền ủng hộ cách mạng chống Pháp và Nhật trước đó. Điển hình là Bà địa chủ Cát Thành Long ở Vĩnh Yên, người mẹ nuôi của chiến sĩ bộ đội, từng cấp dưỡng cho HCM : bà đã bị đem ra đấu tố cho tới chết.

Sau khi nghe theo "Bác Hồ" với hy vọng được một miếng đất để cày bừa, thì giới bần cố nông lại rơi vào một thực tế phũ phàng khác mà họ chưa bao giờ ngờ trước được. Sau khi được "chia ruộng đất", giới bần nông "phải gia nhập hợp tác xã nông nghiệp", là một tổ chức tập hợp nông dân làm việc tập thể dưới sự lãnh đạo và kiểm soát của nhà nước, trong đó công sẽ được tính bằng điểm. Thí dụ : công vỡ đất một hecta : 20 điểm; công cấy 30 điểm; công dẫn nước : 15 điểm. Vaò cuối tháng, các điểm sẽ được tổng kết và cho lương bằng thóc. Nghĩa là, kết quả thu hoạch do tập thể phân phối : nông dân phải làm nhiều mà không thu hoạch được như lúc còn làm riêng rẽ. Ngoài ra người nông dân còn có nghĩa vụ đóng góp như nghĩa vụ đóng thuế bằng thóc hay bằng tiền (thuế nông nghiệp, thuế đảm phụ nghĩa vụ, nghĩa thương, nghĩa vụ lương thực,......), bán thóc dư, gà, vịt, heo cho hợp tác xã theo giá rẻ mạt do Đảng ấn định.

Rốt cuộc bần nông vẫn là bần nông : không có tư hữu dồi dào mà còn bị bòn rút qua các thuế má như trên. Chính vì lý do đó mà người nông dân miền B¡c rất nghèo khổ.
Do chính sách quá tàn bạo và theo giáo diều chủ nghĩa ngoại lai, dân chúng nhiều nơi đã nổi loạn làm cho hoạt động nông thôn hoàn toàn tê liệt như liên khu IV (Bac Trung Việt). Có nơi, Trung Ương đã phái Sư đoàn 325 về đàn áp (13/1/1956 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An; 6/1/1955 tại Ba Làng, Thanh Hóa).

Thấy dân chúng ta thán, năm 1956, HCM lên đài phát thanh khóc lóc và xin lỗi nhân dân, đưa Trường Chinh ra khỏi chúc vụ Tổng Bí Thư Đảng nhưng vẫn còn là Ủy viên Bộ chính trị. Thực ra người đứng trong bóng tối chỉ đạo còn ai ngoài HCM, đồ tể thực sự.

Nguồn: "Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần (Nguyên Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính HN)" về sự chuẩn bị của ĐCs và nhà nước VN trước khi bắt đầu cuộc Cải cách ruộng đất. Cuối giai đoạn chuẩn bị là thí điểm với vụ án bà Cát Thanh Long từng gây xôn xao dư luận 1 thời

Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là 1 cán bộ trung cấp. Ông từng là bí thư quận uỷ ngoại thành HN trước khi ra công khai, trở thành phó chủ tịch uỷ ban hành chính HN vào năm 1954. Ông thấu hiểu từng bước của cụôc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa sai sau đó tại ngoại thành HN. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva

Những chuẩn bị mọi mặt của đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam cho cuộc cải cách ruộng đất, khi đó đựơc gọi là một cuộc cách mạng long trời lở đất:

PV: Kính chào ông Nguyễn Minh Cần, ông có thể cho biết là ông HCM và đảng CS đã chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất như thế nào?

Ông Nguyễn Minh Cần: Trong năm 1951 và 1952 ông HCM đã cùng với Thường vụ trung ương đảng, bây giờ ta gọi là Bộ chính trị, lúc bấy giờ gọi là Thường vụ trung ương đảng, họ chuẩn bị về mọi mặt. Chuẩn bị quan trọng đầu tiên là chuẩn bị về mặt tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên, quân đội thông suốt về tư tưởng.

Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân dân.

Điểm đó là điểm mà xoay chiều tư tưởng rất lớn ở trong cán bộ. Lúc bấy giờ cũng có nhiều cán bộ thắc mắc, đại thể tôi muốn nói một kinh nghiệm, khía cạnh như vậy để thấy rằng lúc đầu tư tưởng của cán bộ cũng không phải nhất trí trong vấn đề đánh địa chủ đâu, mà có những thắc mắc như vậy. Thế nhưng mà những cuộc chỉnh huấn có nhiệm vụ làm thế nào để dẹp hết tất cả những tư tưởng thắc mắc đó để tạo một sự nhất trí bắt buộc ở trong đảng, ở trong quân đội và ở trong các đoàn thể. Trong giới trí thức cũng có những cuộc chỉnh huấn.

Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân dân.

Việc thứ hai, chuẩn bị mặt tổ chức thì tôi muốn nói rõ thêm là về mặt tổ chức lúc bấy giờ theo sự phân công giữa Mao Trạch Động và ông HCM thì Stalin có nói rằng Trung Quốc ở gần Việt Nam và đã từng có kinh nghiệm cải cách ruộng đất rồi, thế thì Trung Quốc sẽ giúp cho Việt Nam làm việc đó.

Vì vậy cho nên Việt Nam mời các cố vấn sang. Tổng cố vấn lúc bấy giờ là Lã Quý Ba, ông ta đồng thời là đại sứ của Bắc Kinh, đại sứ mà lại đồng thời là tổng cố vấn. Tổng cố vấn về quân đội là Vi Quốc Hân?, tổng vấn về cải cách ruộng đất là Triểu Hiểu Quang. Ông này là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây, là tỉnh cũng đã làm cải cách ruộng đất.

Như vậy là trùm lên trên về mặt tổ chức là hệ thống cố vấn. Đồng thời về mặt tổ chức thì thành lập cái gọi là Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương, dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất. Mỗi đoàn cải cách ruộng đất thì có một đoàn ủy lãnh đạo. Dưới các đoàn là các đội cải cách ruộng đất.

PV: Xin ông nói rõ thêm về đội cải cách ruộng đất, là những người trực tiếp thực hiện và dân chúng còn mô tả là có quyền hành hơn cả Trời. Nhất đội nhì Trời kia mà.

Ông Nguyễn Minh Cần: Mỗi đội cải cách ruộng đất, theo xã to hay nhỏ gồm khoảng 30 hoặc 40 người. Phần nhiều là những người ở các địa phương khác, tức là họ giữ một nguyên tắc là không để cho người địa phương nơi nào phải đi làm cải cách ruộng đất ở nơi ấy. Vì họ sợ như vậy sẽ tạo điều kiện bao che cho tổ chức cũ, bao che cho địa chủ quen biết v.v... Đấy là một nguyên tắc.

Như vậy là cả một đạo quân để đi làm cải cách ruộng đất. Bây giờ để chuẩn bị một bước thứ ba nữa tức là chuẩn bị mặt chính sách. Năm 1952, Bộ chính trị tổ chức làm thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một tình căn cứ của Việt Minh thời kỳ bấy giờ.

Trong lần thí nghiệm này có 1 sự kiện động trời: tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm(còn gọi là Cát Thanh Long)

PV: Thưa ông, vụ án này nổi tiếng lắm, ông vui lòng kể thêm 1 số chi tiết về vụ án này

Ông Nguyễn Minh Cần: Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng CS lúc bấy giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê Đức Thọ, ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng

Còn trong thời kỳ "Tuần lễ vàng", là sau khi đã có chính phủ VNDCCH rồi thì gia đình bà đã dâng nộp 100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con trai làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà lại bị quy là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình

Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã duyệt và thường vụ trung ương, tức là bộ chính trị cũng đã chuẩn y và tất nhiên cả ông HCM lúc bấy giờ cũng biết sự kiện đó chớ không phải không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử hình như vậy

Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất nổ vào đầu 1 người phụ nữ yêu nước, đã từng giúp đỡ cho những người CS! Phát súng đó đã nói rằng nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh tụ CS, nó báo hiệu trước 1 tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ

PV: Xin được hỏi thêm ông về vụ xử tử bà Cát Thanh Long. Về sau mỗi khi tòa án tuyên án tử hình thì án được thi hành liền. Thế tại sao án tử hình của bà Cát Thanh Long lại còn phải đưa lên trên để xin ý kiến?

Ông Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về sau này thì lại khác, tức là quyết định của tòa án là bắn luôn

Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4/12/1953 thì kỳ họp thứ 3 của quốc hội khóa I, tại đó chủ tịch HCM đọc báo cáo "tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất". Đến ngày 4/12 thì quốc hội nhất trí thông qua luật cải cách ruộng đất và chủ tịch HCM đã ký sắc lệnh ban hành luật. Từ đó bắt đầu các đợt cải cách ruộng đất

Lúc đầu, mỗi đợt cải cách ruộng đất thì ở một vùng, số lượng xã ít hơn, nhưng dần dần thì mở rộng ra. Đến năm 1956, tức là đợt 5 là đợt cuối cùng, diễn ra ở hầu hết các đồng bằng Bắc bộ và các vùng trước đây Pháp chiếm