Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Các Nhân Vật Vai trò của Hồ Chí Minh trong trận Mậu thân qua bài viết của Vũ Kỳ

Vai trò của Hồ Chí Minh trong trận Mậu thân qua bài viết của Vũ Kỳ PDF Print E-mail
Thứ Hai, 08 Tháng 2 Năm 2010 12:29

Lời giới thiệu:

     Trong nhiều năm trước đây guồng máy tuyên truyền cuả chính phủ Hà Nội đã thần thánh hoá Hồ chí Minh bằng sách báo và phim ảnh khiến cho dư luận trong và ngoài nước đều nghĩ và tin ông Hồ là một nhân vật có một quyền uy, quyền lực tuyệt đối trong chức vụ chủ tịch Đảng và sau này là chủ tịch nước. Sau năm 1975, Đảng còn lấy tên ông Hồ đặt tên cho thành phố Sài gòn khiến người ta càng tin tưởng quyền hành tuyệt đối của ông trong bộ máy quyền lực , ngay cả sau khi ông qua đời.

  Tuy vâỵ,  có hai người, một ngưòi là sử gia Pháp và người kia là cán bộ cuả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,  đã đưa ra nhận định là ông Hồ chí Minh bị thất sủng lúc cuối đời. Nói thẳng ra là ông bị tước hết quyền lực vào thời kỳ cuối của cuộc đời ông. Đó là một chuyện rất khó nhìn thấy trong một chế độ như chế độ Cộng sản Việt Nam, vốn thần thánh hóa ông Hồ trong thời gian ông còn sống và ngay cả sau khi ông qua đời.

   Người thứ nhất là sử gia Pháp Pierre Brocheux, người đã bỏ ra trên nửa thế kỷ nghiên cứu về Hồ chí Minh,  đã đưa ra nhận định chính xác như sau trong bài phỏng vấn với đài BBC vào tháng 10 năm 2003 như sau :

   “ Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời , ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực , tức là không hề có quyền gì, ông ấy biến thành một biểu tượng . Vì thế cuốn sách của tôi còn có một tựa đề nữa là “ Hồ chí Minh, một nhà cách mạng biến thành một biểu tượng" . Ý tôi muốn nói ông bị người ta biến thành một biểu tượng không có quyền, một biểu tượng yếu về quyền lực “.

   Pieree Brocheux khá tài giỏi khi phát hiện được chuyện Hồ chí Minh bị tước quyền lực lúc cuối đời nhưng ông không đưa ra những chứng minh cụ thể  nào cho nhận định của ông . Chuyện Hồ chí Minh bị đẩy  ra khỏi Việt Nam trong dịp Tết Mậu Thân là một dấu hiệu rõ ràng nhất của chuyện suy yếu quyền lực của Hồ chí Minh lại không được Pierre Brocheux mổ xẻ chi tiết nhằm chứng minh cho lập luận của ông.

  Người thứ hai là Lữ Phương, một cán bộ có chức vụ thứ trưởng trong tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã nhìn thấy chuyện Hồ chí Minh mất quyền lực trong trận Tổng công kích Tết Mậu Thân. Đó là ưu điểm của Lữ Phương so với Pierre Brocheux. Nhưng Lữ Phương không nhìn ra được âm mưu cuả bọn đàn em Lê Duẩn , Lê đức Thọ tính toán dùng tai nạn phi cơ để giết Hồ chí Minh vào tối thứ bảy 23- 12 – 1967 khi Hồ chí Minh và người hầu cận Vũ Kỳ trở về Hà Nội từ Trung Cộng . Hồ chí Minh thoát chết vì viên phi công lái quá tài giỏi, đáp phi cơ theo trí nhớ khi đèn hiệu trên sân bay đổi.

    Trong bài “ Huyền thoại Hồ chí  Minh “ Lữ Phương đã đưa ra những nhận định chính xác về chuyện Hồ chí Minh bị bọn đàn em cho ra rìa trong trận Mậu Thân như sau :

    “   ..Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiêù người đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra rià suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Võ nguyên Giáp , uy tín như cồn sau Điện Biên Phủ, ra thay mặt Đảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hoà bình, trong Đảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cưòng độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn – Lê đức Thọ lên nắm quyền.

    Về Võ nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy : bị quy là kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi. Còn về Hồ chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu chung số phận với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia.. nhưng bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng , không có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ ( đăng trên một số báo Văn Nghệ Xuân cách đây vài năm ), công lao cuả Hồ chí Minh trong cuộc “ Tổng tấn công và nổi dậy năm 1968 “ vỏn vẹn chỉ có bài thơ “ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà “. Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được đưa đi …nghỉ. Vũ Kỳ thuật lại rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc “ Tổng tấn công và nổi dậy “ nổ  ra qua Đài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh- cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đã nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Đảng Cộng sản Việt Nam thời chiến tranh: nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài : Lê Duẩn- Lê đức Thọ đối đầu với Hồ chí Minh – Võ nguyên Giáp.

  Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính mình nên cái chết cuả ông cũng đã được cánh Lê Duẩn – Lê đức Thọ khai thác triệt để để “ xài “ một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2- 9  vì trùng với ngày Quốc Khánh nên người ta dời lại 3- 9 – 1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được hoả táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vaò một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiều tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông “

   ( Trich từ bài “ Huyền thoại Hồ chí Minh “ của Lữ Phưng)

  Nói chung, Pierre Brocheux và Lữ Phương đều nhìn thấy tình trạng mất quyền lực của Hồ chí Minh trong những ngày tháng cuối đời. Trận Mậu Thân đã cho thấy rõ ràng Hồ chí Minh không còn quyền hành gì nưã cả. Bài viết của Vũ Kỳ dù được viết kheó leó đến đâu đi nữa thì cũng phô bày cái thế thất thế không che dấu nổi của Hồ chí Minh. Nguyên nhân thất thế của Hồ chí minh bắt nguồn từ xuân năm 1963, khi Hồ chí Minh gửi 2 cành đào tặng Tổng thống Ngô đình Diệm với ước mong hoà hợp hoà giải với miền Nam. Quốc tế Cộng sản cho phép đàn em như Lê Duẩn và Lê đức Thọ tước hết quyền của Hồ chí Minh sau khi Hồ chí Minh tính chuyện thoả hiệp với Tổng thống Ngô đình Diệm. Trong di chúc viết ngày 14 – 8 – 1969 , Hồ chí Minh đưa ra nhận định là Ngô đình Diệm bị giết và bản thân Hồ chí Minh bị tước hết quyền lực vì toan tính thoả hiệp này. Hồ chí Minh  và Ngô đình Diệm không phá vỡ nổi gọng kềm sắt đá mà Cộng sản và Tư bản áp đặt lên hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Thân phận nhược tiểu của nước Việt Nam  đau đớn và nhục nhã như thế đó !

   Trong dịp Tết Mậu Thân., thật đáng tội nghiệp cho Hồ chí Minh không được ở quê nhà hưởng tết cùng đồng bào thân yêu , trái lại bị tống qua Bắc Kinh nằm chầu rià một cách cô đơn, buồn bã. Thân phận Hồ chí Minh lúc đó thui thủi như con mèo bị cắt tai vậy . Cho nên qua diễn tiến  Tết Mậu Thân, chuyện Hồ chí Minh bị thất sủng không còn là một chuyện mơ hồ nữa mà là một sự thật trắng trợn và phũ phàng mà ai cũng nhìn thấy.

Tháng 02 năm 2010 

BÀI   CUẢ   VŨ  KỲ  VIẾT  VỀ    CHỦ TỊCH  HỒ CHÍ   MINH

   ĐÔÍ  VỚI   SỰ  BIẾN  MẬU  THÂN,  XUẤT  HIỆN  TRÊN  BÁO

                      VĂN  NGHỆ  CÁCH  ĐÂY  11  NĂM