Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Các Nhân Vật Người vợ chính thức của Hồ Chí Minh

Người vợ chính thức của Hồ Chí Minh PDF Print E-mail
Thứ Hai, 08 Tháng 2 Năm 2010 11:49

Khi sự thật được đưa ra anh sáng, trò gian lận bị vạch trần, thì từ cái điều lẽ ra rất bình thường, họ trở thành những kẻ giả dối, bất lương.

 

Lời giới thiệu của Ledienduc’s Blog:  Bài dưới đây trích một phần trong bài “Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc” đăng trên tạp chí “Dọc ngang Đông Nam Á” số tháng 11/2001 xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc, của Hoàng Tranh (Huang Zheng), sử gia, nguyên Viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây. Ông cũng là tác giả cuốn sách “Hồ Chí Minh với Trung Quốc”, nhà xuất bản Tân Tinh, Nam Ninh 1990.

Thực ra việc ông Hồ Chí Minh có người yêu, có vợ hay có chuyện chăn gối với phụ nữ thì cũng chỉ là những điều thế tục tự nhiên của đời thường. Thế nhưng, để Hồ Chí Minh trở thành huyền thoại, đảng cộng sản Việt Nam (và cả chính ông?) đã thần thánh hoá ông, như một người không vợ con, suốt đời hy sinh cho đất nước…

Khi sự thật được đưa ra anh sáng, trò gian lận bị vạch trần, thì từ cái điều lẽ ra rất bình thường, họ trở thành những kẻ giả dối, bất lương.

***

… Tăng tuyết Minh sinh vào tháng 10/1905 tại thành phố Quảng Châu. Thân phụ của bà là Tăng Khai Hoa, thời trẻ đã bôn ba sang Honolulu (Hoa Kỳ), lúc đầu làm công, sau buôn bán; đến khi tích luỹ được vốn liếng, ông trở về nước tiếp tục buôn bán, gia cảnh khấm khá.

Người vợ đầu của Tăng Khai Hoa họ Phan, sinh được hai trai, một gái. Sau khi bà bị bệnh, qua đời, ông lấy người vợ kế họ Lương, ở Thuận Đức. Với bà vợ này, ông có thêm bảy cô gái nữa. Tăng Tuyết Minh là con út, thường được gọi là “cô Mười”. Khi Tăng Tuyết Minh 10 tuổi thì cha mất, để lại chút ít tài sản. Bà Lương cùng con cái sống nhờ tiền cho thuê nhà, gia cảnh không còn như trước.

Năm 1918, 13 tuổi, Tăng Tuyết Minh theo chị là Tăng Tuyết Thanh, một y sĩ phụ sản, học việc hộ lý và đỡ đẻ. Đầu năm 1923, người chị đưa Tăng Tuyết Minh đến Phiên Ngu để học cao đẳng tiểu học. Nửa năm sau Tăng Tuyết Thanh chết, Tăng Tuyết Minh mất đi nguồn chu cấp, ngay tháng 7 năm ấy phải vào trường Hộ sinh Quảng Châu để xin học. Tháng 6/1925 Tăng Tuyết Minh học xong khoá trợ sản, được ông hiệu trưởng giới thiệu đến trạm y tế La Tú Vân làm nữ hộ sinh. Chính trong thời gian này, Tăng Tuyết Minh làm quen với Hồ Chí Minh, lúc ấy đang công tác cách mạng tại Quảng Châu. (…)

Tháng 11/1924, Hồ Chí Minh từ Moscow đến Quảng Châu, lấy tên Lý Thuỵ, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin thuộc hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, ngụ tại nhà hàng của ông Bào trên quảng trường Đông Hiệu.

Sau những giờ làm phiên dịch, Hồ Chí Minh dành nhiều thời gian và tâm sức vào công việc liên kết và tổ chức cách mạng, huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam. Trong thời gian ấy, những thanh niên cách mạng đến Quảng Châu trước như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ đều trở thành trợ thủ đắc lực của ông. Lâm Đức Thụ cùng người vợ Trung Quốc Lương Huệ Quần chính là ông bà mối của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh. (…)

Mùa hè năm 1926, Hồ Chí Minh đặt vấn đề với Lâm Đức Thụ rằng, do công việc quá bề bộn nên cũng muốn có một người bạn gái Trung Quốc để tiện lợi hơn cho cuộc sống, có người đỡ đần, chăm sóc. Sau khi bàn bạc, vợ chồng Lâm Đức Thụ thấy Tăng Tuyết Minh là người có thể hợp với Hồ Chí Minh nên giới thiệu để hai người làm quen. Sau buổi gặp đầu tiên, có cảm tình với cô gái có nét mặt trái xoan, da trắng trẻo, tính tình điềm dạm, đoan trang, sáng dạ,  Hồ Chí Minh thường hẹn gặp trò chuyện. Nơi gặp gỡ thường là nhà của vợ chồng Lâm Đức Thụ, Lương Huệ Quần.

Cảm tình của hai bên ngày càng sâu sắc, nhanh chóng đi đến trao đổi về hôn nhân. Hồ Chí Minh đưa Tăng Tuyết Minh đến nhà hàng của ông Bào và tranh thủ ý kiến của bà phu nhân Bào về việc hôn nhân của hai người. Ông bà họ Bào đều nhiệt thành đồng ý.

Thế nhưng, bà mẹ của Tăng Tuyết Minh ngay từ đầu đã không chấp nhận vì thấy Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng phiêu lưu bạt xứ, ở không định nơi, con gái lấy người như vậy sẽ khổ đau suốt đời. Đúng thời gian ấy, anh của Tăng Tuyết Minh là Tăng Cẩm Tương vừa học xong ở Mỹ trở về Quảng Châu. Nói chuyện với Hồ Chí Minh, thấy ông là người có học vấn, lão luyện và cẩn trọng lại tâm huyết với sự nghiệp, vì thế Tăng Cẩm Tương đã thuyết phục mẹ đồng ý cho hai người lấy nhau. (…)

Hôn lễ của hai người được tổ chức vào tháng 10/1926, lúc bấy giờ Hồ Chí Minh ở tuổi 36, còn Tăng Tuyết Minh 21. Địa điểm tổ chức là nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài Chính ở Trung tâm thành phố. Đây cũng là nơi mà một năm trước đó Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu đã làm lễ thành hôn.

 

 
 Tăng Tuyết Minh năm 1920 – Ảnh: vi.Wikipedia.org

Ảnh Tăng Tuyết Minh năm 1920 (kết hôn với HCM năm 1926) - Ảnh: vi.Wikipedia.Pl
Nhân chứng cho hôn lễ có phu nhân họ Bào La Đình, Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu và một số học viên khoá huấn luyện phụ vận. (…)

Hồ Chí Minh bận rộn công tác, mọi viêc nhà đều do Tăng Tuyết Minh quán xuyến. Hồ Chí minh rất mãn nguyện với người vợ của mình và thường đàm đạo với Lâm Đức Thụ, Lương Huệ Quần về điều này.

Thế nhưng hạnh phúc chẳng được lâu dài. Tưởng Giới Thạch phản bội cách mạng, Quảng Châu rơi vào cuộc khủng bố trắng. Trung tuần tháng 5/1927 Hồ Chí Minh phải chia tay Tăng Tuyết Minh. Khi ra đi ông căn dặn vợ: “Em phải bảo trọng, đợi tin tức của anh; ổn định nơi chốn một chút là anh đón em ngay”.

Trong hai năm từ 7/1927 đến 6/1929 Tăng Tuyết Minh vào trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á học tập. Do Tưởng Giới thạch đàn áp tàn bạo, mối liên hệ của Tăng Tuyết Minh với những người đồng chí quen biết bị gián đoạn. Tháng 7/1929 Tăng Tuyết Minh rời Quảng Châu về quê nhà ở Thuận Đức. Thời gian này Hồ Chí Minh đã hai lần gửi người mang thư đến cho Tăng Tuyết Minh nhưng không kết quả. (…)

Sau một năm tổ chức cách mạng ở Thái lan với bí danh Đào Cửu, Hồ Chí Minh nhớ đến vợ và lại viết một lá thư khác. Bức thư ngắn viết bằng chữ Hán (N.H.Thành dịch):

Cùng em xa cách,
Đã hơn một năm,
Thương nhớ tình thâm,
Không nói cũng rõ.
Cánh hồng thuận gió,
Vắn tắt vài dòng,
Để em an lòng,
Ấy anh ngưỡng vọng.
Và xin kính chúc,
Nhạc mẫu vạn phúc.
Anh ngu vụng: Thụy

[Bức thư này bị mật thám Đông Dương chặn được ngày 14/08/1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M, viết tắt của Centre des Archives d’Outre-Mer - Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại, đặt tại Aix-en-Provence, Pháp].

Cuối năm 1931, rốt cuộc Tăng Tuyết Minh có được cơ hội gặp chồng, nhưng tại toà án Hương Cảng (Honkong) nơi đang xét xử Hồ Chí Minh với tội làm tay sai cho hội Lao Liên, âm mưu tiến hành hoạt động phá hoại Hương Cảng. Tăng Tuyết Minh chỉ nhìn thấy chồng từ xa, còn Hồ Chí minh không hề biết đến sự hiện diện của vợ. Tăng Tuyết Minh muốn đến thăm nom nhưng được biết rằng, đây là trọng phạm chính trị, không được phép thăm hỏi. Tăng Tuyết Minh đành cùng thân mẫu trở về Quảng Châu. (…)

Thế là từ lần gặp gỡ chồng lần cuối tại Hương Cảng không bao giờ Tăng Tuyết Minh gặp lại Hồ Chí Minh nữa. (…)

Tháng 5/1950, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với lời tóm tắt tiểu sử, bà tin chắc Hồ Chí Minh này chính là chồng mình, nhất là sau khi tìm mua được cuốn Truyện Hồ Chí Minh (của nhà xuất bản Tân Hoa).

Bà đã “báo cáo với tổ chức”, đồng thời gửi mấy bức thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh bấy giờ là Hoàng Văn Hoan. Những bức thư này đã chìm xuống biển khơi, thậm chí có được gửi ra khỏi Quảng Châu hay không vẫn là điều còn hoài nghi. Tuy nhiên, một cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh, trao cho bà lá thư của Thái Sướng (một trong những người dự hôn lễ cùng vợ thủ tướng Chu Ân Lai, bà Đặng Dĩnh Siêu), “chứng thực Hồ Chí Minh tức Lý Thuỵ là chồng của Tăng Tuyết Minh”. Cán bộ này giải thích tại sao không tiện liên lạc với Hồ Chí Minh, hy vọng Tăng Tuyết Minh hiểu, lượng thứ việc này và yên tâm công tác.

(…) Về phần mình, trung tuần tháng 8/1942 Hồ Chí Minh từ Pắc Bó, Việt Nam lại một lần nữa sang Trung Quốc để tìm sự ủng hộ… Khi đến Trung Quốc ông đặt cho mình một biệt danh khác và trở thành vĩnh cửu, đấy chính là Hồ Chí Minh. “Chí minh” cũng có nghĩa “vĩnh chí bất vong” – nhớ mãi không quên Tăng Tuyết Minh.

Hồ Chí Minh cũng đã thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu dò tìm tăm tích của Tăng Tuyết Minh. Năm 1960 ông lại nhờ Bí thư Trung Nam Cục Đào Chú tìm giúp, song việc trên đương nhiên không thể có kết quả gì, vì vào thời ấy hoàn toàn không có gì lạ.

Ngày 2/09/1969, nghe tin Hồ Chí Minh từ trần, Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu đau đớn muôn phần. Bà treo lên tường phía Nam nhà mình bức chân dung Hồ Chí Minh, phủ lên khung dải lụa đen, lúc đứng lúc ngồi trước bức ảnh, trầm mặc nhìn đăm đăm, ngổn ngang buồn thương không nói lên lời.

 
 Zengxueming - Tăng Tuyết Minh chờ và thờ chồng cho đến khi lìa đời - Ảnh: vi.Wikipedia.org

[...] Bà Tăng Tuyết Minh “yên tâm công tác” cho đến năm 1977 mới về hưu, sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh. Gia đình bà theo đạo công giáo từ đời ông nội, bà thường xuyên đi lễ ở nhà thờ, có thói quen ăn uống đạm bạc, không dùng cá thịt, luôn vui vẻ giúp đỡ mọi người.

Bà Tăng Tuyết Minh qua đời lúc 15 giờ 20 phút ngày 14/11/1991, di thể được hoả táng tại nhà quàn Quảng Châu. Theo di chúc của bà, tro được người ta đem rắc xuống biển.

Trong những đồ vật ít ỏi do bà Tăng Tuyết Minh để lại người ta thấy một bức ảnh chân dung Hồ Chí Minh được giữ gìn cẩn thận; quyển “Truyện Hồ Chí Minh”; cuốn sách nhỏ “Hồ Chí Minh”, nhà xuất bản Tam Thư Liên Điếm 1950; “Ngục trung Nhật Ký”, nhà xuất bản Nhân Dân 1960; cùng một số trang báo chí nói về Hồ Chí Minh đã ngả sang màu vàng. Ngoài ra còn có vài lá thư viết cho chồng, cùng bài viết của Hoàng Tranh (tác giả của bài này) thực hiện phỏng vấn bà giữa những năm 80.

Nguồn:
-  Tạp chí “Dọc ngang Đông Nam Á” số tháng 11/2001 xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc. Trích  và biên tập bởi Lê Diễn Đức.
- Xem Tăng Tuyết Minh tại vi.Wikipedia.org