Vụ Tàn Sát Mậu Thân |
Thứ Hai, 08 Tháng 2 Năm 2010 12:09 | |||
Những tên tội đồ phải chịu một sự phán xét nghiêm khắc! Trong lịch sử hiện đại và cận đại, có lẽ có hai biến cố đậm nét nhất trong lòng người dân xứ Huế, đó là vụ Thất Thủ Kinh Đô năm 1885 và vụ Mậu Thân 1968. Nhà tôi ở sát cửa Hữụ Cửa Hữu là một trong 10 cửa ra vào của Thành Nội Huế, đối xứng với cửa Đông Ba, khi qua Đại Nộị Năm 1953, lúc đó tôi lên 8 tuổi, một trận lụt ghê gớm đã xảy ra ở Huế, gây cho hàng ngàn người chết, cuốn trôi toàn bộ làng Bãng Lãng, đồng thời phá sập 3 cửa Thành Nội, trong đó có cửa Hữụ Nước xói mòn chân thành, đẩy đất cát ra các khu vực lân cận. Cùng với cát là xương cốt của nhiều người vô danh. Lâu lâu, dân trong xóm, khi đào đất làm vườn, lại phát hiện ra một cái sọ người, một mảnh xương, hay một hàm răng… Dân xóm tôi hùn tiền, mua hòm nhỏ để mai táng. Lúc đầu ngạc nhiên, nhưng sau thì biết đó là xương cốt của những người dân chạy loạn chết trong vụ Thất Thủ Kinh Đô, 70 năm trước đó. Theo lời kể của những người già cả trong làng, khi quân Pháp chiếm kinh đô, dân trong Thành Nội chạy tuôn ra các cửa phía Tây như cửa Hữu, cửa An Hòa, cửa Chánh Tâỵ Cửa hẹp, người đông, lại hoảng hốt, thành thử người ta đạp nhau mà chết. Xương cốt vùi lấp đâu đó chung quanh cửa thành, mãi đến khi nước xói lỡ chân thành mới trôi rạ. Đối với một chú bé lên tám hồi đó, những xương cốt, sọ người là một ám ảnh ghê gớm, khiến mỗi lần học lịch sử nói về vụ Thất Thủ Kinh Đô, tôi lạnh cả ngườị Chúng khiến ta cảm thấy cảnh chạy loạn hồi nào như hiển hiện ra trước mắt. Điều đó giúp tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày 23 tháng 5 ở Huế, là ngày mà nhân dân Huế cúng cô hồn để tưởng nhớ đến những người chết thảm trong vụ chạy loạn Thất Thủ Kinh Độ Việc cúng bái đó đã trở thành một tập tục. Tám mươi ba năm sau ngày Thất Thủ Kinh Đô, năm 1968, nhân dân Huế lại có thêm một ngày cúng cô hồn nữạ Lần này người ta cúng vào những ngày Tết, để tưởng niệm những thân nhân chết thảm trong vụ Mậu Thân. Không kể những hình ảnh khủng khiếp của chiến tranh, thì hình ảnh đậm nét trong trí tôi của những ngày đầu xuân năm 1968 là bầu trời ảm đạm của xứ Huế trong suốt 26 ngày chiếm đóng Huế của bộ đội và cán binh Cộng Sản. Mây xám đặc như một khối màu chì đông cứng trên bầu trờị Lạnh. Nhưng không lạnh lắm. Thỉnh thoảng có mưa, nhưng mưa nhỏ, ít. Trời rưng rưng. Thành phố rưng rưng. Cây cỏ buồn thảm. Tất cả như muốn khóc oà, khóc lớn, nhưng dường như không được. Có cái gì tưng tức, nghèn nghẹn. Mức còn đó, bánh chưng còn đó, pháo còn đó, áo mới còn đó. Nhưng mọi thứ vụt tan tác, biền biệt. Ngoài tiếng súng ra, hầu như thành phố rất ít tiếng động. Ai cũng khe khẽ, rón rén, ngập ngừng. Chồng chết, con chết, cha chết… mà không ai dám khóc. Chỉ im lặng kéo vào, bó chiếu, đào huyệt, chôn. Len lén, thậm thụt. Sợ. Nỗi sợ còn ghê gớm hơn cả cái chết. Khu vực tôi ở tương đối may mắn, vì chỉ bộ đội chính quy đóng, chứ không có du kích địa phương, ít phần tử nằm vùng và cũng chưa có bóng dáng của các thành phần Sinh Viên Học Sinh (SVHS) nhảy núi trở về. Bộ đội, hầu như toàn là dân miền Bắc vào, chỉ lo canh gác, giữ an ninh, chứ không có nhiệm vụ lùng sục, bắt bớ. Đặc biệt, đám bộ đội này lại rất sợ vào nhà dân. Nhà tôi cho hai người lính ẩn nấp. Hai người này có nhiệm vụ canh gác cửa Hữụ Sau trận tấn công khuya mồng Một, họ bị lạc đơn vị, chạy vào ẩn nấp ở nhà tôị Tôi cho họ mượn hai bộ áo quần thường để thaỵ Súng và hai bộ đồ lính, tôi quẳng xuống dưới hầm cầu tiêu sau vườn nhà. Lúc đầu, họ cũng như gia đình tôi rất sợ hãi, vì bộ đội đóng quân quanh nhà. Nhưng sau, thấy họ chỉ loanh quanh bên ngoài, lo đào hầm, đào hố nên có hơi yên tâm. Phải đến một tuần sau, tôi mới biết là vùng của tôi cư ngụ nằm trong khu vực chiến sự đang còn tranh chấp. Nguy hiểm, nhưng lại may mắn. Trại Mang Cá, sân bay Tây Lộc vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát của quân đội VNCH. Nguy hiểm vì bom rơi đạn lạc. May mắn là vì đám du kích nằm vùng, đám sinh viên học sinh nhảy núi chưa trở về hoạt động được. Vì toàn bộ thảm kịch Mậu Thân nằm trong tay đám người nàỵ Những cảnh bắt bớ, chỉ điểm, những tòa án nhân dân giả hiệu, những vụ trả thù trả oán, những đợt “mời đi học tập”, những hố chôn tập thể… là tác phẩm của bọn họ. Lớn lên ở đây, đi học ở đây, chơi đùa ở đây, họ biết rõ từng góc đường, ngõ phố, biết rõ từng nhà, từng ngườị Có kẻ nhảy núi khá lâu trước đó, nhưng cũng có nhiều tên vừa mới lên rừng ngay vài ngày trước Tết. Đối tượng tàn sát của họ nào có ai xa lạ: hàng xóm láng giềng, bạn bè, thậm chí là bà con họ… Danh sách giết người, họ lập sẵn từ trên rừng. Vừa về được đến phố, họ bắt tay ngay vào việc lùng sục, bắt bớ. Để số nạn nhân càng nhiều, những ngày đầu, họ phỉnh gạt bằng cách, chỉ mời đi trình diện rồi cho về nhà. Những kẻ ngây thơ, thấy vậy, tưởng không có gì, bèn ra trình diện. Thế rồi, từng đợt, từng đợt, họ âm thầm bắn giết. Đợt trước đã nằm dưới mồ chôn tập thể rồi mà đợt sau vẫn không hề hay biết. Không khí ở những vùng Cộng Sản chiếm được, lạnh lùng, bí hiểm. Những kẻ trở về âm thầm làm việc: giết. Giết càng nhiều càng tốt. Lầm hơn là sót. Đã ở với “ngụy”, tất nhiễm máu “ngụy” rồị Đó là một lối lập luận đượm mùi tử khí, vì bằng vào đó, họ có thể giết bất cứ ai, mà không sợ lầm, không sợ lương tâm cắn rứt, không sợ “mất chính trị”. Điều nực cười là, cũng cái lối lập luận đó, sau này, khi đã chiếm hết miền Nam, tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản đã loại bỏ không thương tiếc hầu hết bọn sinh viên học sinh nằm vùng, cho ra rìa nằm chơi, hoặc thậm chí có kẻ còn bị xử lý kỷ luật, bị bỏ tù. Suốt tuần lễ đầu tiên, tôi hoàn toàn mù tịt về tình hình. Đài Hà Nội loan báo đã chiếm được thành phố Huế. Bởi thế, dù ruột nóng như lửa đốt, tôi chẳng biết làm gì hơn là đứng, ngồi chịu trận. Tôi và người anh (cảnh sát) không dám ở trong nhà. Đêm, đi ngủ nhà khác. Ngày, tạt về nhà một chút để ăn, còn thì thơ thẫn hết nhà này đến nhà khác, nghe ngóng. Không khí lạnh ngắt. Đường vắng tanh. Thỉnh thoảng, có vài bộ đội gánh thương binh đi ngang. Đến ngày mùng bốn, tức là hai ngày sau khi Cộng Sản vào thành phố, khu vực tôi ở bắt đầu bị pháo kích. Thế là ai nấy đều xuống hầm núp. Từ khu vực tôi ở, có thể nhìn thấy Kỳ Đàị Sáng mùng hai Tết, đứng ngay góc vườn nhà tôi, nhìn ra phía Đông, thấy lá cờ Mặt Trận Giải Phóng treo ở đó, lòng thốt bàng hoàng. Rồi ngày nào cũng thế, sáng thức dậy là vội vã ra nhìn, lòng những mong không thấy lá cờ tang tóc đó nữạ Nhưng nó vẫn còn đó. Điều ghi nhận là lá cờ ủ rủ một cách thảm hạị Một phần có lẽ vì tay nào treo cờ, vô ý để cờ vướng vào dâỵ Trời lại ít gió. Bởi thế, suốt hai mươi sáu ngày hiện diện trên Kỳ Đài, lá cờ vẫn ủ rủ như lúc ban đầụ Hòa cùng với cái tan vỡ của một mùa xuân, cùng với bầu trời mênh mông, tang chế, lá cờ Cộng Sản càng làm cho cái không khí vốn đã ảm đạm, lại còn tan tác, ảm đạm thêm. Không khí đó, mùa xuân đó, lá cở đó, có lẽ không có cái gì diễn tả rõ nét hơn mấy câu thơ sau đây của Trần Dần, một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống Đảng ở miền Bắc năm 1956: Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà Đúng là những ngày Mậu Thân, chẳng có phố, chẳng có nhà. Chẳng có ngườị Chẳng có nắng. Chẳng có trăng. Chẳng có hoạ Không mức. Không bánh. Không hột dưạ Không tổ tiên, ông bà. Không truyền thống dân tộc. Không gì cả. Vì có cũng như không. Chỉ có tiếng súng nổ và một sự lặng lẽ đến rợn ngườị Cả thành phố như rơi vào trạng thái âm bản. Lạnh lẽọ Rờn rợn. Tất cả mọi người đi đi, đứng đứng như những bóng ma. Gặp ai, cũng tưởng như người ta mới từ cõi chết trở về. Thậm chí, không ai biết mình còn sống hay đã chết. Bom rơi đạn lạc, đã hẳn. Cái ghê rợn nằm ở trong không khí khủng bố mà Cộng Sản cố tình tạo ra để cướp tinh thần nhân dân. Toàn bộ thành phố Huế như một dạng bản của chuyện Liêu Trai, nhưng khác Liêu Trai ở chỗ: trong Liêu Trai, còn có những mối tình. Ma ở với người, yêu ngườị Ở đây, không còn tình yêu, tình ngườị Những tay cán bộ nằm vùng, súng lăm lăm, mặt lạnh như tiền, rực lửa căm thù. Âm mưu tàn sát được dấu diếm dưới những nụ cười khan lạnh lẽo, những lời mời gọi ngọt ngào nhuốm mùi tử khí. Còn nhớ một chuyện nhỏ: sau này, khi tôi và gia đình đã chạy thoát về được vào khu vực Tịnh Tâm, Cầu Kho là nơi đang còn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội VNCH, tình cờ gặp người bạn học từ cửa Đông Ba vừa chạy lên. Gặp tôi giữa đường, anh bạn đứng sửng, nhìn tôi và hỏi: - Mày còn đó à? Có phải mày không? - Ừ, tao đây chứ còn ai. - Vậy mà tao tưởng là ma hiện về. Ở vùng tao, tụi nó về, đi kiếm mày quá trờị - Số tao còn lớn lắm. - Thằng S. ép tao phải chỉ nhà mày cho được. Kẹt quá, tao tìm đường tẩụ Hận thù đến là chất ngất. Người bạn tên S. ấy đã từng cùng tôi đi chơi, uống cà phê, đi thư viện… Anh ta nhiều lần, chẳng hề dấu diếm tư tưởng tả khuynh thân Cộng của anh ta với tôị Thậm chí, có lúc anh ta còn muốn rủ rê tôi nữạ Chúng tôi đã nhiều lần tranh cãi gay gắt về quốc gia-cộng sản. Sau một thời gian hoạt động, anh ta bị lộ tông tích, phải bỏ học, trốn lên rừng. Mậu Thân, anh ta vác súng AK về thành, tìm những người bạn bất đồng chính kiến để thanh toán, trong số đó có tôị May mắn là anh ta không, hoặc chưa có điều kiện để hoạt động ở vùng tôi ở. Nếu không, thì có lẽ số phận tôi chắc phải kết thúc ở một hầm hố tập thể nào đó. Sau này, khi ở tù về năm 1981, tôi có gặp anh ta một đôi lần ở đâu đó. Thì cũng thế thôị Căm thù có còn trong anh ta không, tôi không rõ. Nhưng trông anh ta cũng chẳng thiện cảm gì với một kẻ thù cũ đã ngã ngựa như tôị Một vài đồng chí của anh ta, vốn cũng bạn học cũ của tôi, cho biết, anh ta khuyên họ đừng giao du gì với tôi, vì tôi thuộc thành phần vô cùng phản động. Anh ta phát biểu: “Thằng đó phải nhốt suốt đờị Sáu năm quá ít”! Thế thì mấy năm là nhiều, là đủ? Vả lại, cả nước vốn đã là trại tù rồị Trại cải tạo, nhà lao là trại tù nhỏ. Trở về nhà, lại ở một nhà tù lớn hơn. Thực ra, anh ta cũng chẳng hơn gì tôi bao nhiêu, mặc dù là kẻ chiến thắng. Mặt mày lơ láo, bữa đói bữa no. Sau đợt thanh lọc cán bộ (Cộng Sản không tin những tay trước kia vốn hoạt động nằm vùng vì cho rằng, ở với ngụy là có nhiễm máu ngụy, không thể tin tưởng hoàn toàn được), anh ta gần như bị loại khỏi mọi chức vụ. Em ruột anh ta, cũng đã từng hoạt động nội thành, vượt biên đi Mỹ. Tay Cộng Sản đó là điển hình cho mối hận thù của những người trở về thành trong biến cố Mậu Thân. Được sự bảo đảm của bộ đội chính quy, những sinh viên học sinh – một thời ăn học, chơi đùa, cà phê, cà pháọ.. – trở về như một cơn lốc. Ngoài chuyện vội vã thăm gia đình, họ về với mối căm hờn ngun ngút đối với nơi đã từng nuôi họ lớn lên, cho họ những giờ phút thanh bình thời mới lớn, căm thù đối với bà con, bạn bè khác chính kiến mà họ cho là tay sai phản động. Họ làm chủ một phần rộng lớn của thành phố Huế. Ít ra, trong thời gian đầu, họ là kẻ chiến thắng. Ấy thế mà, cung cách làm việc của họ lại không mang một chút gì của kẻ chiến thắng. Họ hấp tấp, vội vã, làm càn, làm ẩu, y như sợ không còn thời gian. Tôi tự nghĩ, thông thường thì để tuyên truyền, ít ra họ cũng làm một vài màn kịch thân dân, vỗ về, an ủi, khoan thứ chẳng hạn, để cho dân thành phố “nếm chút mùi vị giải phóng” chứ!. Đằng này, không. Kiểm soát được khu nào,là khu ấy nhuộm máụ Bọn họ lùng sục, bắt bớ và tàn sát. Không một chút lưu tình. Không bạn. Không bè. Không bà con, xóm giềng. Không gì cả. Chỉ có hận thù và máu. Theo tôi, có lẽ bất ngờ lớn nhất đối với Cộng Sản trong vụ Tổng Tấn Công Mậu Thân, là sự bất hợp tác gần như toàn diện của nhân dân đô thị Huế đối với lực lượng Cộng Sản vào thành. Nhà nhà đóng cửạ Người người xa lánh. Chỉ trừ những tay nằm vùng được gài sẵn, còn lại toàn bộ nhân dân đều trốn tránh và xa lánh Cộng Sản. Trong tất cả các thành phố bị tấn công, không nơi nào, Cộng Sản được nhân dân vui mừng đón tiếp, như họ đã dự trù. Huế lặng lờ như hoang phế trong suốt hai mươi sáu ngàỵ Có lẽ, chính điều này đã làm cho Cộng Sản càng thêm điên tiết và tìm cách trả thù. Họ biết rõ rằng họ không chiếm được một chỗ nào trong trái tim của nhân dân thành phố Huế. Sau khi bị đánh tan tác, phải rút tàn quân trở lên rừng, Cộng Sản bắt đầu đổ lỗi cho nhaụ Cánh quân sự – đổ lỗi cho cánh chính trị. Trung Ương quy lỗi cho địa phương. Đám nằm vùng quy lỗi cho đám ở rừng về. Và ngược lại Riêng Hồ Chí Minh thì phát ốm (!). Mãi cho đến sau này, khi tổ chức kỷ niệm hai mươi lăm ngày họ tấn công Huế, bọn họ lại một lần nữa đem ra cãi vả nhau về những lỗi lầm phạm phải Trong tràng giang đại hải của những số liệu, sự kiện, kèm theo những biện hộ, giải thích, quy chụp, bọn họ nhắc nhở qua loa đến những vụ gọi là ”giết lầm”, “giết oan” đồng bào qua hai mươi sáu ngày chiếm đóng Huế. Những vụ giết oan, giết lầm đó được liệt kê như là một trong những sai sót về mặt chiến thuật. Và chỉ có thế. Mới đây, qua đài phát thanh RFI (Pháp), trong một cuộc phỏng vấn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, một khuôn mặt trí thức Huế theo Cộng Sản, và là một trong những người trực tiếp lãnh đạo chính trị trong biến cố Mậu Thân, một mặt, cho rằng những vụ giết oan, giết lầm là không thể tha thứ được. Mặt khác, Tường phủi tay trước trách nhiệm, không thừa nhận rằng mình có nhúng tay vào vụ tàn sát bè bạn, anh em. Tường thanh minh là, trong lúc vụ tàn sát xảy ra, anh ta không ở Huế, mà ở trên rừng cùng nhóm lãnh đạọ Nghĩa là, Tường không hay biết gì về việc giết chóc, hoặc không ra lệnh cho việc giết chóc, hoặc làm lơ trước việc giết chóc (!). Thế mà, trong cuộc phỏng vấn mười mấy năm trước đây thực hiện cho bộ phim truyền hình về chiến tranh Việt Nam, Tường đã khẳng định những người bị giết là hoàn toàn đáng chết, vì là “ngụy”. Trong lúc đó, một sinh viên nội thành khác là Nguyễn Đắc Xuân, bạn đồng chí của Tường, không bỏ lỡ cơ hội nào, thanh minh rằng anh ta không hề giết một người bạn của anh ta là Trần Mậu Tý. Đã thế, anh ta còn đổ tội cho một người khác, vốn không nằm trong hàng ngũ Cộng Sản. Người này bị Cộng Sản bắt buộc cầm súng làm du kích. Đại loại, trước mối căm thù câm lặng mà đám sinh viên học sinh hoạt động nội thành gặp phải trong nhiều tầng lớp nhân dân Huế, bọn họ đỗ vấy cho nhaụ Cũng chỉ để chạy tộị Thực tế thì, không kể mặt quân sự, Cộng Sản không hề có một ân hận nào về tội ác tày trời mà họ đã gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân. Họ vẫn xem vụ Tổng Tấn Công Mậu Thân ở Huế là một thắng lợi lớn và hãnh diện về tất cả những gì đã làm, trong đó thành tích cao nhất là tàn sát dã man hơn 5000 người dân. Mức độ dã man của sự tàn sát vượt xa thành tích của những kẻ xâm lăng hung hản nhất trong lịch sử dân tộc. Ngay khi vừa chiếm được Huế tháng 3/1975, họ đổi tên con đường chạy dọc theo bờ thành (Nguyễn Thành) thành đường 68, để kỷ niệm vụ Mậu Thân. Thỉnh thoảng, vào những dịp đầu năm, họ vẫn tổ chức những buổi hội thảo về Mậu Thân, trong lúc hàng ngàn gia đình âm thầm quỳ lạy trước bàn thờ của những thân nhân mình bị chết thảm. Bởi vậy, trái ngược với những giọt nước mắt cá sấu của Hồ Chí Minh (ông ta thường dùng nước mắt để xoa dịu nỗi căm phẫn của nhân dân sau khi thi hành một chính sách bất nhân nào đó), trái với những thanh minh, thanh nga có tính cách bày hàng, trái với những tô son điểm phấn để tuyên truyền lừa phỉnh, vụ thảm sát trên 5000 người dân Huế vào năm Mậu Thân bộc lộ bản chất phi nhân của Cộng Sản Việt Nam. Không thể dùng bất cứ lý luận nào để khỏa lấp tội ác đó. - Trừ một số nhỏ người dân chết vì bom rơi đạn lạc (không kể những người lính chết trong chiến đấu), thì tất cả những người chết trong biến cố Mậu Thân đều do Cộng Sản tàn sát. - Tất cả nạn nhân của vụ thảm sát đều chết trong khi bị bắt, không có một tấc sắt trong taỵ - Cách giết người rất man rợ: đâm, chém, đập bằng cuốc, búa, rồi lùa xuống hố chôn tập thể. - Kiểu giết người, thái độ giết người, thủ đoạn giết người cho thấy Cộng Sản đã trả thù một cách hèn hạ, khiếp nhược đồng bào của họ, đồng thời biểu lộ một tình trạng mất nhân tính ở mức độ cao nhất. Ba mươi năm rồi kể từ ngày ấy. Những nấm mồ của các nạn nhân chết thảm đã xanh mấy lần cỏ. Những tên tội đồ vẫn còn sống nhởn nhơ bên cạnh những gia đình nạn nhân. Bây giờ, với những đồng đô la bẩn thỉu kiếm được từ những cuộc mánh mun với tư bản nước ngoài – cái mà bọn họ nhân danh để tiến hành cuộc chiến tranh mấy chục năm về trước, và là cái mà bọn họ nhân danh để giết hại đồng bào năm 1968 – bọn họ xây nhà cao cửa rộng, sống phè phởn trên một đất nước đói nghèo, lạc hậu Những con ác quỷ biến thành người! Lịch sử còn đó. Cộng Sản có thể đốt sách, bắt bỏ tù hay tiếp tục sát hại những người bất đồng chính kiến, tìm cách xóa đi những dấu vết tội lỗị Nhưng, họ không thể tráo đổi lịch sử, thay đổi lòng ngườị Sự thật là sự thật. Đó là: cuộc tàn sát đồng bào Huế mùa xuân Mậu Thân là vết nhơ muôn đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Oan khiên đó của đồng bào phải được bù đắp! Những tên tội đồ phải chịu một sự phán xét nghiêm khắc!
|