Hai Bờ Chiến Tuyến |
Thứ Hai, 30 Tháng 11 Năm 2009 09:57 | |||||
(Bài viết trong vùng trách nhiệm của Tiểu Đoàn 3, Lữ Đoàn 147 TQLC)
Tiếng nổ của lựu đạn tạo ra những đóm lửa bập bùng trong đêm tối. Trên bờ thành các toán TQLC tiến dần đến cổng chánh Tây còn gọi là cửa Hữu. Vòng vây từ từ khép lại. Tổ biệt kích của đại đội giải giao toán tù binh cuối cùng về tiểu đoàn đã trở lại vị trí lúc màn đêm phủ kín. Kể từ giờ phút này mọi sự di chuyển giửa đại đội và tiểu đoàn bị hạn chế, chỉ trừ trường hợp khẩn cấp đặc biệt. Trong thời Pháp, cổ thành Đinh Công Tráng là nơi đặt các cơ sở quân sự, và sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục duy trì. Tiểu khu Quảng Trị chiếm đóng toàn bộ cổ thành Đinh công Tráng, có những công trình xây cất như dinh quan Tuần Vũ, dinh quan Án Sát, dinh quan Lãnh Binh,... có lao xá kiên cố nằm gần khu vực cửa Hậu. Khi CSBV tràn qua sông Bến Hải, tiểu khu đã làm thêm những hầm trú ẩn, vị trí chiến đấu nhưng bất ngờ Quảng Trị bỏ ngỏ. Quân đội CSBV trú đóngtrong cổ thành cho thiết lập những căn hầm chử A sâu dưới đất thật vững chắc để trú ẩn tránh bom oanh tạc, tránh pháo kích, vừa làm chổ ăn hoặc ngủ, vừa là công sự chiến đấu với ngỏ ra vào trổ hai hướng đối nghịch nhau. Khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiến về Quảng Trị, pháo đài B 52 rải thảm thật xa phía trước, trong mục ttiêu đó có cổ thành và thị xã Quảng Trị. Từ lúc các đơn vị tiến sát thành phố thì chỉ còn sự yểm trợ của các phi cơ phản lực, F.4C Phantom của Hoa kỳ từ hạm đội, hoặc A.37 của không quân Việt Nam từ Đà Nẳng. Trong cuộc chiến mới thấy thương cho các phi vụ A37 của không quân Việt Nam, họ không được trang bịđể chống hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 (cùng một số vũ khí mới do Liên Sô trang bị cho quân đội CS Bắc Việt),Các phi tuần phản lực cơ chiến đấu Hoa Kỳ khi nhào xuống mục tiêu do TQLC điều chỉnh, họ đều phóng ra một số trái sáng như để thu hút hỏa tiễn tầm nhiệt, vì thế họ chỉ thả một lần hai quả bom, rồi tiếp tục theo hướng điều chỉnh mới nếu có, vì thế sự yểm trợ của họ đạt kết quả sát hại cao. Thông thường địch bắn hỏa tiển SA7 vào đợt oanh kích thứ nhì, vì họ đã biết rõ hướng phi cơ lao xuống dội bom rồi vút thẳng lên cao thật nhanh. Đợt đầu bất ngờ nên địch không chuẩn bị kịp thời. Biết rõ thế nên những phi vụ của không quân VN đến yểm trợ đã trút hết bom một lần vào cổ thành rồi rời vùng ngay. Thảo còn nhớ một lần A.37 đánh bom, hai trái lọt vào tuyến đại đội, một trái nổ tung, hai binh sĩ trung đội 21 thiệt mạng, may mắn trái thứ hai bị lép, tạo sự âu lo cho đại đội vì biết đâu đạn pháo 130 rớt trúng vào nó. Nghĩ thì như thế, đạn pháo như mưa rơi dai dẳng mỗi ngày, nhưng quá cận kề cái chết nên rồi quên đi, không còn ai màng tới nó nữa. Cổ thành hứng chịu bom đạn, những công trình xây dựng đổ nát đã trở thành những vị trí chiến đấu, bom của không quân, đạn pháo từ hạm đội, và các pháo đội Thùy Quân Lục Chiến bắn tập trung, nổ tung đất bao phủ các công sự nên rất khó khăn cho việc lục soát dứt điểm. Bóng đêm và khoảng cách sát cận, nên những người lính TQLC đã kêu gọi cán binh CSBV ra hàng trước khi tung những quả lựu đạn M.67. Cơn mưa ảnh hưởng của cơn bão làm mặt đất bên trong cổ thành thêm lầy lội, những hố bom lấp xấp nước. Người lính TQLC có khi phải nằm bất động, dán sát người xuống mặt đất, im lặng để lắng nghe tiếng thì thào hoặc bàn tính đường tháo chạy của địch quân. Vì sự an toàn cho bản thân mình nên kể từ chập tối, anh em không còn kêu gọi địch quân ra hàng nữa, vì sự phát âm sẽ giúp địch nhận rõ vị trí và ném bê ta sát hại để tẩu thoát. Cửa Tiền nhìn ra đường Lê văn Duyệt Cửa Tiền phía bên trong cổ thành Thảo cùng hai hiệu thính viên Đẹp, Lượm và Y tá Thâu, chiếm cứ cửa Tiền. Vị trí này trung đội 22 bắn vài quả M.79 nổ phía trước và trên đầu cửa, hai cán binh CS hoảng sợ ra đầu hàng, đây là nơi trú ẩn tránh bom và pháo hơn là một vị trí chiến đấu. Cửa trổ ra đường Lê văn Duyệt đã bị đóng, gạch phủ kín. Mặt trong cổ thành có hai hàng bao cao cát che phía trước rất an toàn. Hạ sĩ Đẹp và Lượm điều chỉnh âm thanh của máy PRC 25 thật thấp, Binh I Thâu thì sẵn sàng túi y tá, nhất là thuốc ATS (Anti Tetanus Serum) ngừa phong đòn gánh, lúc nào cũng chiếm gần phân nửa. Cứ mỗi lần ai bị thương, trước tiên là chích ngay một ống ATS, sau đó tùy theo bệnh trạng, nếu quá nặng đâm vào thịt một morphine tube bằng hai lóng ngón tay út , rồi bóp mạnh cho morphine vào dưới da, nó giảm cơn đau cho thương binh và ngừa cơn sốc có thể gây tử thương. Tầm nhìn trong bóng đêm tuy hạn chế về độ xa nhưng vẫn thấy gần nhờ ánh sao lấp lánh trên bầu trời.
RGD 33 lựu đạn của Trung Cộng còn được gọi là Beta Ấm! Binh I Tư bước vào báo cáo - Ông Thầy, bắt được 3 thằng Việt Cộng, có một thằng bị thương. Thảo bước theo Tư vừa hỏi: - Họ đâu rồi? - Ông thầy tụi em đã trói tay chúng nó và thắng Ẩn đang canh giữ bên ngoài. Ba anh bộ đội đều ở trần và cùng mang quân xà lỏn màu đen giống nhau, người bê bết bùn, Dưới ánh sao lờ mờ, vẫn lộ rõ cốt cách phương phi của người có da có thịt, hình vóc của họ khác hẳn với những cán binh CSBV mà đại đội Thảo đã bắt được kể từ khởi đầu cuộc chiến, tuy thân thể họ dính bùn nhưng nhiều nơi màu da trăng trắng tạo nên cái nét tương phản. Cái trực giác khi nhìn họ, Thảo liên tưởng họ không phải là bộ đội chính quy thuần túy, mà là cấp chỉ huy đầu sỏ của đơn vị quyết tử giữ cổ thành. Thảo chú ý đến người bị thương dưới xương sườn bên tay trái, vết thương là một lổ sâu đen ri rỉ máu. Binh I Thâu khi nghe nói có người bị thương đã tròng lên cổ túi cứu thương và bước theo phía sau, anh lập tức làm ngay nhiệm vụ với thương binh CSBV như đang phục vụ cho các bạn đồng đội của mình. Anh sát trùng vết thương, đặt lên đó miếng vải mà một bên có thoa sẵn chất thuốc giống như vaseline, rồi dùng băng cá nhân quấn vòng quanh phủ kín vết thương, sau đó anh tiêm thuốc chống phong đòn gánh, chích thuốc giảm đau. Xong xuôi anh cũng tròng vào cổ người cán binh CS một phiếu tản thương ghi rõ những việc làm cấp thời như tên thuốc cùng liều lượng đã dùng. Thâu làm rất thành thạo dưới ánh sáng lập lòe của tinh tú. Nhìn mắt của ba cán binh CSBV, phản chiếu ánh sao lấp lánh, Thảo nhận thấy sự thù hận vẫn còn hằn sâu trong họ. Dù biết rằng vài phút trước đây, với sự thành thạo mọi ngả ngách trong cổ thành, họ đã quan sát và biết được ban chỉ huy đại đội (có hai máy truyên tin PRC 25) ở đây, họ ngụy trang bằng cách cởi bỏ quân phục, bò dưới đất sình, tiến sát và ném beta sát hại toán của Thảo để rồi leo ra ngoài bờ thành tẩu thoát, vì giờ phút này Tiểu đoàn 7 TQLC cũng chưa kiểm soát được làng Hạnh Hoa bên kia đường Lê văn Duyệt. Bắt được người cố giết hại mình, nhưng Thảo và anh em đại đội đối xử rất tốt với họ, anh em đã mời họ hút thuốc nhưng họ từ chối. Dân gian có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện", còn trong quân đội chắc phải là "Điếu thuốc là bước tình thân" Trong cuộc chiến, nếu bắt được một người tù binh thì người này sẽ vui vẻ hút điếu thuốc khi được mời, nhưng nếu có từ hai tù binh trở lên, họ luôn luôn sẵn một giọng điệu rập khuôn như nhau. - Tớ không dùng sản phẩm của đế quốc Mỹ và tay sai. Thảo vẵn cố gắng hỏi vài lời thân thiện, nhưng họ không trả lời, Ta và địch, người chiến sĩ miền Nam và bộ đội chính quy miền Bắc, khác biệt về ý thức hệ và tình cảm con người giữa hai bờ chiến tuyến. Sau hiệp định Genève, vĩ tuyến 17 chia đôi đất nuớc, phía Bắc vĩ tuyến theo chủ nghĩa xã hội, được sự yểm trợ của Liên Sô và các nước trong khối Cộng sản,còn phía Nam vĩ tuyến là Việt Nam Cộng Hòa được sự yểm trợ của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh. Trong những năm đầu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, kinh tế miền Nam phát triển, gạo được xuất cảng ra nước ngoài, đời sống an lành và sung túc bổng nhiên cuộc binh biến do CS phát động dưới danh xưng Mặt trận giải phóng miền Nam và phong trào Đồng Khởi vào năm 1960 tại một vài nơi ở Bến Tre. Những đoàn xe Molotova ngày đêm chuyên chở bộ đội Cộng Sản Bắc Việt, vũ khí từ Thanh Hóa theo đường trên đất Lào vào lãnh thổ Cam Bốt, lập căn cứ hậu cần, từ đó xâm nhập dưới danh xưng Mặt trận giải phóng Miền Nam để khủng bố, pháo kích bừa bải vào thành thị, và trường học giết hại đồng bào cùng trẻ em vô tội. Trước nguy cơ đó, hàng hàng lớp lóp thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ miền Nam tự do. Năm 1968 sau khi giải tỏa xong thủ đô Sàigòn,Tiểu đoàn 3 cùng Tiểu đoàn 2 Trâu Điên về Cần Thơ hành quân tảo thanh địch. Sau vài cuộc hành quân, Tiểu đoàn 2 tăng phái cho Lực lượng sông ngòi của Hoa Kỳ, tiểu đoàn 4 TQLC đến thay thế. Hai đơn vị hành quân ở Cầu Kè, Kế Sách cũng như bảo vệ Cái Răng, bẻ gãy các cuộc tấn công của tiểu đoàn Tây Đô phối hợp các đơn vị chủ lực miền mà địch dự tính tổng công kích đợt2. Sau cuộc hành quân bình định vùng rạch Ông Vựa, Miễu Ông, mở rộng vòng đai an ninh cho phi trường Trà Nóc và Bình Thủy, Tiểu đoàn 3 rời Cần Thơ về Vĩnh Long, hành quân vùng quận Càn Long rồi sau đó biệt phái cho Lực Lượng Sông Ngòi Hoa Kỳ, từng toán một lên những chiếc ATC (Amored Troop Carrier) có trọng tải mỗi chiếc 40 quân nhân, chở về đóng quân tại xã An Hóa thuộc tỉnh Bến Tre. Từ đây tuần tự hai đại đội dưới quyền điều động của đại úy Lê bá Bình, Tiểu đoàn phó được lực lượng sông ngòi yểm trợ tác xạ, ủi bãi, đổ quân, từ đó tìm địch theo các mục tiêu đã dự tính. ATC (hình chụp của Mobile Riverine Force) Đại đội 1 được đổ bộ vào phía tây nam quân Mỏ Cày, người dân bảo rằng sở dĩ có tên nầy vì mấy nhánh sông uốn lượn giống như cái lưởi cày của nhà nông, Trung đội Thảo tiên phong tiến vào căn nhà lồng có tên Chợ Thơm. Cảnh vắng lặng, không một bóng người. Trước mặt chợ có tấm bảng đen, những nét chữ viết hấp tấp bằng phấn, nhưng vẫn có thể đọc được " Anh em binh sĩ hãy quay súng bắn vào đầu các tên chỉ huy ác ôn rồi trở về với mặt trận" Đã được huấn luyện ở quân trường, nên mọi người cẩn thận dò dẫm từng bước, tiểu đội của hạ sĩ I Võ văn Phước bám theo mỗi gốc dừa có vẽ cờ giải phóng tiến về chòm nhà bên phải, tiểu đội đại liên của hạ sĩ I Ký từng bước quan sát những điểm khả nghi, hạ sĩ Minh xạ thủ M.60 ngón tay trên cò súng, binh I Lập phụ xạ thủ đeo lủng lẳng thùng đạn bám theo.Tiểu đội của trung sĩ Nguyễn văn Xảo tiến vào chòm nhà bên trái, Trung sĩ Hạ Chí Trang trung đội phó giử đoạn hậu. Sau khi lục soát các căn nhà bỏ trống, và bố trí xong xuôi, Thảo ghé mắt vào một một lớp học có tấm bảng đen và những hàng chử của một bài toán cộng. Một cuốn tập còn nằm trên bàn học, Binh I Lê ngọc Tuyêt hiệu thính viên tính hay tò mò, nhưng Thảo khuyên nên dùng một cành tre dài đẩy cuốn tập đề phòng mìn bẩy. Khi cuốn tập rơi xuống chạm vào mặt đất, Ầm! Trong cuốn tập của giáo viên dạy toán đố với những giòng chữ nắn nót Rồi một bài toán khác - Một toán 15 tên lính bảo an định vào xóm hà hiếp nhân dân, quân dân Thanh Nam giật mìn giết chết 6 tên, vậy bao nhiêu tên còn sống bỏ chạy?! Vùng đất mà người cộng sản gọi là đã được giải phóng, trẻ thơ bị gieo vào đầu tư tưởng giết những người không cùng chí hướng, bằng đủ mọi cách tuyên truyền trong việc giáo dục, ngay cả bài toán cộng, toán trừ căn bản. Trái lại trong vùng quốc gia, bài học thường dùng hình ảnh thật hiền lành - Mẹ em đi chợ mua cam hết 5 đồng, mua bánh tai heo 2 đồng, vậy mẹ em đã mua tổng cộng hết bao nhiêu đồng?! - Ông Thầy! Hạ sĩ Đẹp cất tiếng gọi, Thảo cùng y tá Thâu hướng theo ánh mắt của anh, người thương binh CSBV đã dùng hai bàn tay bị trói đẩy băng vải trụt xuống dưới bụng. Ba anh tù binh này được Thảo ưu ái cho đem vào nơi trú ần, hai người bị trói ngoặc tay ra phía sau lưng, hai chân cũng bị cột nhưng có một khoảng cách để cử động, riêng anh thương binh được trói hai tay về phía trước tránh ảnh hưởng đến vết thương gây thêm đau nhức. Tuy biết rằng nếu đưa anh thương binh CSBV này về tiểu đoàn ngay bây giờ sẽ có bác sĩ săn sóc và thuốc men đầy đủ hơn, nhưng biết bao phiền toái và hiểm nguy cho binh sĩ .Chướng ngại vật giăng mắc trên lối đi đêm cùng đạn pháo không dứt đang bao trùm khu vực làng Trí Bưu. Thâu chụp ngay túi cứu thương và ngồi xuống quân lại băng mới cho người tù binh. Thâu không cần biết tại sao người thương binh này hành động như thế, bổn phận và trách nhiệm của một người y tá chiến trường, anh phải cố gắng làm sao duy trì được mạng sống cho dù đó là địch quân đã sát hại đồng đội mình, nhưng nay họ không còn vũ khí để bắn giết.
Không ảnh trước 1972 Không ảnh trước ngày 15 tháng 9 năm 1972 Đạn pháo 130 ly bay xẹt ngang đầu các toán TQLC trong cổ thành rồi nổ dồn dập bên ngoài, đây là những hỏa tập tiên liệu, của quân trú phòng bắn quấy rối liên tục trong đêm, và tất nhiên pháo binh CSBV nghĩ rằng đơn vị của họ vẫn còn đang kiểm soát khu vực này.Từ khi đơn vị TQLC vào được bờ thành, các tiểu đoàn pháo binh TQLC đã chuyển xạ về hướng tây, dọc theo bờ sông Thạch Hản. Đây cũng là điều thuận lợi cho đại đội Thảo, tìm và tiêu diệt địch không còn âu lo tâm trí vào việc tránh pháo kích nữa. Màn đêm nhạt dần,Chuẩn úy Lê đình Lời, Chuẩn úy Trần trung Ngôn báo cáo trung đội đã hoàn toàn kiểm soát các góc thành trong khu vực trách nhiệm, riêng Thiếu úy Ngyễn văn Phán, trung đội 22, Trung sĩ Trương văn Hai trung đội phó điều độngtiểu đội của trung sĩ Trần văn Trí tiến thẳng vào cửa chánh Tây mà địch quân vẫn còn bám giử. Đồng loạt tiểu đội đứng dậy vừa bắn vừa lao thẳng vào mục tiêu, binh nhì Huỳnh ngọc Lanh bắn M 79 chính xác vào vị trí, xác địch ngã gục, bỗng nhiên trung sĩ Hai té chúi xuống sau tiếng súng AK từ một vị trí trong vùng của Tiểu đoản 6 TQLC, Lanh xoay người bắn một trái M79 ngay tên địch. Anh em của 3 trung đội cùng dựng lá cờ vàng giữa tiếng reo hò vang dậy vào lúc mờ sáng ngày 15 tháng 9 năm 1972. Từ bên kia đồi cao của căn cứ Ái Tử, khi lá cờ Việt Nam Cộng Hòa phất phới trên cổng thành Quảng Trị, đạn đại bác 100 ly và đạn pháo 130 ly bắn ào ạt vào cổ thành. Tiếng nổ không làm nao núng nỗi mừng mừng tủi tủi, nghiêm chào lá quốc kỳ tung bay ngạo nghể Tiếng la vang dậy át mất tiếng pháo của địch quân, người phóng viên chiến trường bấm liên tục cái nét sống động tự nhiên trong niềm vui tột cùng đó. Thảo sung sướng nhìn lá quốc kỳ nổi bật trên bầu trời ửng ánh bình minh cùng ánh lửa của đạn pháo binh CSBV, cổ thành Quảng Trị hiện rõ trước mặt mọi người, những đoạn tường đổ nát, xác địch quân nằm rãi rác trên mặt đất, bên hố bom hay nát tung trong hầm chiến đấu. Với sự hy sinh ròng rã bao nhiêu ngày đêm, của các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tham chiến, thì thâu lượm chiến lợi phẩm, đếm xác địch cũng trở thành vô nghĩa, chính giờ phút này, người lính chiến tại mặt trận, được thoải mái chuyền tay rít dài hơi điếu thuốc đen Quân tiếp vụ, nghĩ tới bạn đồng đội của mình đang ở một nơi nào đó, đớn đau trong bệnh viện hay an giấc trong nghĩa trang. Vũ khí và hai người tù binh được chuyển về tiểu đoàn, anh em đại đội chào tiển đưa Trung Sĩ Trương văn Hai được gói chắc trong chiếc Poncho có đính phiếu tản thương bên ngoài, tấm poncho đã theo người lính trong suốt cuộc chiến, nó che nắng che mưa, nó là bè nổi để qua sông sâu và cuối cùng gói trọn hình hài người lính như hình ảnh da ngựa bọc thây trong thi ca cổ xưa. Chiều hôm đó, anh em phát hiện xác hai anh lính cảm tử Nhảy Dù nằm chết bên hào nước, xác đã rã chỉ còn hai bộ xương trắng trong quân phục Dù, dưới hai nón sắt là hai tấm thẻ bài. Họ nằm đè lên lá quốc kỳ nhỏ cùng cở với lá quốc kỳ mà đại đội 2 đã dựng sáng hôm nay. Tư thế của họ như vừa bò lên khỏi hào nước và bị quân trú phòng phát hiện bắn chết. Chào hai anh, những người lính như chúng tôi, hy sinh cho tổ quốc và cũng cho binh chủng mà mình phục vụ. Ngày hôm sau đơn vị Dù đến đưa xác hai anh về an nghĩ cùng đồng đội tại nghĩa trang. Ngày lễ mừng chiến thắng và tưởng thưởng được tổ chức trọng đại ở phía sau trận tuyến, Người lính chiến đấu dọn dẹp chiến trường và lấp hố chôn xác chết trong cổ thành, vài ngày sau họ di chuyển ra trấn giử bờ đông sông Thạch Hản. Trung sĩ I Thành và Hạ sĩ Phúc được tưởng thưởng chiến sĩ xuất sắc đi Đài Loan. Buồn vui đời lính lại tiếp nối với cuộc sống luôn cận kề sinh tử, binh I Thâu lau sạch túi cứu thương và sắp xếp gọn gàng,anh đứng dậy móc dây đeo vào cái bao cát. Đại pháo 130 nổ phía sau chùa Tỉnh Hội Quảng Trị. Thâu nhìn vào máy PRC 25 chờ đợi, môi anh khe khẻ hát: Hãy tiến lên vì Tổ Quốc hy sinh,
|