Những điều cần biết về Generic Drugs |
Tác Giả: Mộc Lan | |||||||
Thứ Năm, 14 Tháng 1 Năm 2010 06:57 | |||||||
Tại Hoa Kỳ, khi đi mua thuốc theo toa bác sĩ, người bán thuốc thường hỏi câu: “Do you want generic? ”(Ông/Bà có muốn dùng loại generic không?) Một số người có thể lúng túng vì không biết “generic” nghĩa là gì. Bài viết này tổng hợp những thông tin có liên quan đến “generic drugs” để giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc chọn thuốc sao cho thích hợp với mình.
Generic drugs là gì? Khi một loại thuốc xuất hiện trên thị trường với bản quyền và tên hiệu có đăng ký thì đó là brand name drug (BD). Tên hiệu của thuốc loại này có kèm ký hiệu chữ R trong vòng tròn ® để chứng tỏ thuốc đã đăng ký và được bảo vệ theo luật lệ của U.S. Patent and Trademark Office (Cơ quan Bản quyền và Thương hiệu Hoa Kỳ) Bản quyền của dược phẩm chỉ có hạn trong 17 năm. Khi hết hạn, các công ty khác được quyền sao chép công thức và tạo ra loại thuốc tương tự. Loại thuốc “ăn theo” đó có thể mang thương hiệu khác nhưng không có bản quyền, và được gọi chung là generic drug (GD). Sự khác biệt rõ nhất giữa BD và GD là giá tiền. Thuốc generic luôn luôn có giá rẻ hơn thuốc brand name nhiều lần. Ví dụ nếu dùng thuốc trị đau dạ dày (stomach) Nexium (một trong 5 loại thuốc bán chạy nhất ở Mỹ) bệnh nhân sẽ tốn khoảng 215 đôla/tháng; nhưng nếu chọn Prilosec, sẽ chỉ cần trả 40 đôla. Tại sao có sự chênh lệnh giá nhiều đến thế? Chỉ vì Nexium là brand name drug, còn Prilosec là generic drug. Giá thành của BD cao hơn vì các công ty dược phẩm phải thu lại những chi phí to lớn cho việc nghiên cứu và thử nghiệm thuốc của họ. Các thuốc “hàng nhái” thường tìm cách bắt chước vẻ ngoài của hàng hiệu càng nhiều càng tốt. Như nếu viên Nexium có màu tím với chữ trắng thì Prilosec cũng dùng màu tím và chữ trắng cho bao bì. Như thế người mua sẽ không thấy sự quá khác biệt giữa hai loại thuốc và cảm thấy thoải mái hơn hơn khi xử dụng generic drugs. Khuyết điểm chung của generic drugs Thành ngữ Việt có câu “Của rẻ là của ôi” nhắc nhở chúng ta đừng ham hàng rẻ tiền. Nhất là thuốc men, uống nhằm thuốc giả, bệnh cũ không khỏi, có khi mang thêm bệnh mới. Vì thế dù biết generic drugs đã thông qua kiểm nghiệm nhưng nhiều người vẫn nghi ngại, không muốn dùng. Nhiều bệnh nhân đã than phiền về generic drugs. Đó là vì sau khi uống thuốc, người bệnh bị những phản ứng phụ rất khó chịu như ho, chóng mặt, nổi ngứa, hay lên cân... Hoặc khi cơn bịnh cứ dậm chân tại chỗ, chẳng thuyên giảm, nhưng khi đổi sang thuốc hàng hiệu thì bệnh bớt hẳn. Từ đó có dư luận cho rằng các nhà sản xuất thuốc generic đã giảm liều lượng cần thiết, hay không điều chế đúng cách, hay dùng những nguyên liệu kém phẩm chất… Thực tế thì FDA cho phép nhà sản xuất thuốc generic được thay đổi các dược chất phụ (inactive) trong công thức dù dược chất chính (active) vẫn phải giữ nguyên. Điều này làm cho nhiều người không hạp với thuốc và bị những dị ứng như kể ở trên. Có nên xử dụng generic drugs không? Dù generic drugs có những khiếm khuyết như thế nhưng không thể phủ nhận ưu điểm to lớn của chúng là giá cả rất phải chăng. Năm 2008, người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã tiết kiệm 121 triệu đôla nhờ GD. Với dân số ngày càng nhiều người già, lượng thuốc tiêu thụ sẽ chỉ tăng chứ không giảm, nên chính phủ và các công ty bảo hiểm sức khoẻ khuyến khích người dân cố gắng xử dụng generic drugs nếu như họ có thể làm được. (2) Đối với những người không có bảo hiểm, hay bảo hiểm không trả tiền thuốc, generic drugs là vị cứu tinh. Còn những ai may mắn không phải trả tiền thuốc thì sao? Tại sao họ cần xài loại thuốc “hạng hai”? Bằng cách này hay cách khác, người mua vẫn tốn tiền hơn. Trong nhiều trường hợp, tiền phụ phí (co-pay) của brand name nhiều hơn generic; gom lại cả năm sẽ là một con số khá lớn. Ngoài ra, nếu tiền thuốc trong một năm khá cao, hãng bảo hiểm sẽ tăng lệ phí hàng tháng (premium) cho năm sau vì họ không bao giờ chịu bị lỗ. Một số câu hỏi bệnh nhân cần nêu ra: (3) ‒ Loại thuốc (brand name) này có loại generic tương đương hay không?
Prilosec tuy không được coi là thuốc generic tương đương với “viên tím” Nexium nhưng chữa bệnh loét dạ dày khá công hiệu. Hơn nữa, giá thuốc rất phải chăng và không cần toa bác sĩ. Người viết đã có gởi Prilosec cho một người bạn ở Việt Nam; người này bị bệnh đau dạ dày thường xuyên vì uống quá nhiều… rượu! So với các loại thuốc trị đau bao tử trong nhóm thuốc kháng H2 như Tagamet, Zantac, Pepcid ... thì Prilosec hiệu quả hơn. Omeprazole (Prilosec) hiệu quả hơn thuốc kháng H2 trong việc ngăn chặn sự tiết acid. Prilosec gần như làm dạ dày ngưng tiết acid hoàn toàn. Mặc dù Prilosec có hiệu quả tương đương với thuốc kháng H2 trong điều trị loét dạ dày và tá tràng (đoạn đầu của ruột non, tiếp theo dạ dày) nhưng nó có hiệu quả hơn hẳn trong điều trị loét thực quản. Loét thực quản rất nhạy cảm dù với chỉ một lượng nhỏ acid. Do đó tác dụng ngăn chặn hoàn toàn sự tiết acid của Prilosec rất quan trọng trong làm lành loét thực quản. (4) Một loại thuốc khác cũng không cần toa nhưng chữa được bệnh đau đầu gối khá tốt, đó là Glucosamine. Loại thuốc này cũng không là generic drug tương đương với Celebrex, thuốc brand name trị bệnh thấp khớp, mà chỉ được coi như một loại thuốc bổ dưỡng. Mỗi lần “on sale”, được giảm nửa giá nên khá rẻ. Một người bạn của người viết ở Việt Nam cho biết cô tặng các vị cao niên Glucosamine, và các cụ thấy đầu gối bớt đau sau một thời gian uống thuốc. Glucosamin là dẫn chất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp và kích thích tế bào sụn sản xuất ra chất cơ bản bởi các cấu trúc sụn bình thường (proteoglycan). Chất này còn ức chế các enzym huỷ sụn khớp như collagenes và photpholipase A2, ức chế sinh ra các gốc superxid huỷ tế bào. Do vậy thuốc có tác dụng lên cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp. (5)
Tuy nhiên, không nên ỷ có “thuốc tiên” rồi tha hồ uống rượu, hút thuốc, hay làm biếng tập thể dục. Dù tốt như BD-brand name drugs, hoặc rẻ như GD-generic drugs, không có loại nào hay hơn được loại ND-No Drugs. Nhân dịp năm mới, người viết thân chúc các bạn đọc trong và ngoài nước một năm thật nhiều may mắn và tràn đầy sức khoẻ. Đọc bài về thuốc nhưng sẽ chẳng cần dùng đến thuốc. DCVOnline: Lưu ý bạn đọc, bài viết chỉ là tổng hợp một số thông tin và không phải là ý kiến của người chuyên nghiêp. Người tiêu thụ khi dùng thuốc cần có ý kiến của bác sĩ gia đình. Chú thích của tác giả . (1.) Generic Drugs: Questions and Answers, fda.gov Mộc Lan
|