Sinh Tố D, Thuốc Trị Chân Đạp Khi Ngủ... |
Tác Giả: Bác sĩ Trần Mạnh Ngô | |||
Thứ Tư, 13 Tháng 1 Năm 2010 06:08 | |||
Bài thứ nhất do Bs Arthur S. Walters và các đồng nghiệp đăng trong báo Clinical Neuropharcology, 32: 311, 2009. Bài nói về thuốc Gabapentin Enacarbil trị Bệnh Chân Đạp Khi Ngủ (Restless legs syndrome). Thử nghiệm cho 95 bệnh nhân bị chứng đạp chân khi ngủ, bệnh từ trung bình tơí nặng. Bệnh nhân chia làm 3 nhóm: 1) bệnh nhân không uống thuốc gì, 2) uống 600 mg thuốc Gabapentin Enacarbil mỗi ngày và 3) uống 1,200 mg Gabapentin Enacarbil mỗi ngày. Bệnh nhân bị bệnh đạp khi ngủ ban đêm thuyên giảm khi uống 1200 mg Gabapentin Enacarbil mỗi ngày so vơí bệnh nhân không uống thuốc. Bệnh nhân uống 600 mg Gabapentin Enacrbil không thuyên giảm so với bệnh nhân không uống thuốc gì. Hai công phạt của Gabapentin Enacbril thường thấy như buồn ngủ và chóng mặt ở cường độ nhẹ và trung bình. (Bàn thêm: Chân đạp khi ngủ là một rối loạn thần khi chân thấy không yên, đạp để thấy dễ chịu hơn. Bệnh nhân cảm thấy chân bị nóng rát, khó chịu, hoặc như có con gì bò trong chân). Bài thứ hai nói về Sinh Tố D (25-Hydroxyvitamin D) liên hệ bệnh Sa Sút Trí Tuệ người già, và bệnh Mạch Máu Não người già. Bài đăng trong Neurology, November 25, 2009. Ts J. S. Buell và các cộng sự viên muốn tìm hiểu liên hệ giữa mức sinh tố D trong máu, bệnh lãng quên, và chỉ số chụp hình đầu MRI cho bệnh mạch máu não. Thử nghiệm cho 318 bệnh nhân tuổi khoảng 73.5, 32% là phụ nữ, 34.3% là người da đen. Kết quả cho thấy thiếu sinh tố D liên hệ bệnh lãng quên dementia, bệnh lãng quên Alzeimer, tai biến mạch máu não, và những chỉ số chụp hình đầu MRI cho bệnh nhân bị bệnh mạch máu não. Bài thứ ba do Bs Raffi Topakian và các cộng sự viên. Bài đăng trong báo Cecebrovasc Dis, 2010: 29: 248, 2009. Bài này nghiên cứu tỉ số động mạch ngoại biên của bệnh nhân bị tai biến mạch máu não cấp tính tăng cao khi động mạch não co nhỏ. Các tác giả cho biết chuẩn bệnh động mạch ngoại biên sau khi tai biến mạch máu não vì mạch máu não co nhỏ có thể coi như dấu ấn của bệnh xơ cứng động mạch và có thể giúp giảm nguy cơ và đề phòng bệnh đông máu bệnh xơ cứng động mạch. Các tác giả nhắc nhở tỉ số lên cao ở bệnh động mạch ngoại biên khi bị tai biến mạch máu não do động mạch não co nhỏ. Các tác giả cũng khuyến cáo cần thêm nhiều thử nghiệm để làm sáng tỏ giá trị đo chỉ số cẳng chân và cổ tay (ankle-brachial index: đo áp xuất máu ở cẳng chân và cổ tay, khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Đo áp xuất máu ở cẳng chân và cánh tay khoảng 5 phút sau khi bệnh nhân chạy máy treadmil) có thể giúp phỏng đoán nguy cơ nghẹt đông máu bệnh xơ cứng động mạch não và giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não. Bài thứ 4 đăng trong báo JAMA, 20: 2194, 2009. Bài này theo tường trình của FDA cho phép dùng thuốc chích gân peramivir trị bênh cúm heo H1N1 hiện đang trong vòng nghiên cứu. Theo FDA thì chỉ được dùng cho một số bệnh nhân (trong tình trạng khẩn cấp), được chọn lựa đặc biệt, hiện đang nằm trong nhà thương, và đã được xác định hay nghi ngờ bị nhiễm cúm H1N1. Tưởng cần rõ là hiện thời chưa có thuốc chích gân nào FDA cho phép điều trị cúm H1N1. Chỉ được cho phép dùng thuốc chích gân peramivir khi bệnh nhân đã từng dùng thuốc uống hay bơm mũi trị H1N1 không hữu hiệu. Cũng theo FDA thì chỉ nên dùng cho người lớn khi nào bác sĩ điều trị có lý do cần phải dùng thuốc chích gân peramivir (cần đọc thêm tài liệu đăng trong báo cáo của FDA).
|