Tội ác của nhà cầm quyền Đà Nẵng với Cồn Dầu và sứ mệnh của Giáo Hội |
Tác Giả: Joseph Nguyễn Văn Thống | |||||||
Thứ Tư, 18 Tháng 8 Năm 2010 11:01 | |||||||
Chúng tôi về với Cồn Dầu, Đà Nẵng, tất cả những đau thương ấy thật sự đang hiển hiện nơi một xứ đạo. Mặc dù, tinh thần giáo dân Cồn Dầu trước đây hết sức mạnh mẽ và xứ đạo này đã có bề dày lịch sử trong lòng Giáo hội 80 năm.
Những ngày vừa qua, sự kiện giáo xứ Cồn Dầu được sự chú ý của dư luận khi nhà cầm quyền Đà Nẵng đánh đập, bắt giữ người dân vô tội và gây nên cái chết thương tâm với một tín hữu Công Giáo là anh Tôma Nguyễn Thành Năm. Những động tác này nằm trong âm mưu khủng bố nhằm cướp đoạt tài sản, đất đai của một xứ đạo đã có gần 100 năm tuổi. Điều này đã thu hút sự quan tâm không chỉ người yêu Công lý trên toàn thế giới mà còn cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam- kẻ chủ mưu và phải chịu trách nhiệm gây nên thảm kịch đau thương cho người dân Cồn Dầu. Với những phản ứng mạnh mẽ trên thế giới, nhà cầm quyền CSVN đã cho người phát ngôn Bộ ngoại giao lên chối leo lẻo tội ác mà nhà cầm quyền Đà Nẵng đã gây ra. Sự kiện này đã được các phương tiện truyền thông đưa tin. Đà Nẵng vùng đất có con Sông Hàn, cầu Cẩm Lệ thân thương, Nhiều nhà văn, nhà thơ đã tốn nhiều giấy mực để viết về địa danh này với cảnh thiên nhiên đẹp và con người thân thương, trìu mến, qua những câu thơ, câu hò tha thiết vẫn còn đó. Nhưng hôm nay, khi nhắc đến Cồn Dầu, người ta cũng phải mất nhiều giấy mực để kể lại thảm kịch đau thương người dân Cồn Dầu phải chịu dưới sự bạo tàn của nhà cầm quyền Việt Nam. Thương cho Giáo dân Cồn Dầu Đã hơn 35 năm, sau cái ngày mà người ta gọi là thống nhất đất nước đó. Cũng từ ngày ấy, bao nhiêu đau thường mà người dân Việt Nam phải chịu, bao nhiêu oan khiên ngang trái người dân Việt phải ngậm đắng nuốt cay, phải gồng mình chịu đựng trước cách hành xử ngang ngược của nhà cầm quyền Việt Nam, đau đớn hơn là không có quyền kêu cứu và bám víu vào ai, dẫn đến một thảm họa cho dân tộc là nỗi sợ hãi thống trị mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Cảm giác đầu tiên tới đây là tưởng chừng Cồn Dầu bình yên, nhưng điều ấy sẽ tan biến ngay sau vài phút và thay vào đó là một Cồn Dầu đang trong cơn nguy khốn. Cồn Dầu chỉ là sự bình yên giả tạo. Đó cũng là khẳng định trong bài viết “bình yên giả tạo và nỗi đau của người dân Cồn Dầu” của tác giả Hà Thạch và Chúng tôi đều có chung một cảm giác như tác giả Joseph Nguyễn Hưng An trong bài” Thông điệp từ giáo xứ Cồn Dầu” Đứng trên đất Cồn Dầu, ngẫm nghĩ lại các thông tin và bài viết về Cồn Dầu trước đây. Chúng tôi tiếp tục khẳng định những điều đó đang xảy ra nơi giáo xứ Cồn Dầu thân thương. Nơi đây, bóng dáng của bạo lực vẫn còn đó. Bóng dáng của những kẻ côn đồ đang thấp thoáng trong nỗi sợ hãi của người dân Cồn Dầu. Chính vì lẽ đó, người dân Cồn Dầu không giám kêu cứu. Một câu hỏi đặt ra cho nhiều người khi về Cồn Dầu: Tại sao người dân Cồn Dầu nơi đây họ không dám tiếp xúc với bất cứ ai? Bởi đằng sau đó là việc công an sẵn sàng lôi bất cứ ai về đồn, đánh đập tàn bạo, tra tấn dã man rồi cuối cùng bắt ký vào một tờ giấy: “Không bị đánh đập, tra tấn và không được nói với ai”. Chúng tôi vào Cồn Dầu, trên đường chúng tôi đi, tới đâu, chúng tôi cũng nhận được sự đáp lại bằng ánh mắt nghi ngại, lo âu… Một người dân Cồn Dầu tâm sự với chúng tôi:” Anh ạ, ngay sau cái vụ đám tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân, công an đã bắt rất nhiều người. Có khoảng một trăm người bị công an giam giữ và sau đó họ thả về.Tất cả những người này đều bị phạt tiền từ 1 triệu rưỡi tới 3 triệu đồng, có những người lên đến 5 triệu đồng. Hiện nay, Công an đang giam giữ 6 người” Tội nghiệp cho người dân Cồn Dầu đã nghèo lại bị nhà cầm quyền vơ vét đi khoản tiền người dân chắt chiu được từ những giọt mồ hôi và nước mắt mà họ làm nên. Đáng thương cho một số người dân, nếu có trong tay từ 1 đến 3 triệu đồng thì hạnh phúc lắm thay. Nhưng than ôi! họ phải chạy điên chạy đảo vay mượn khắp nơi để có khoản tiền đó nộp cho nhà cầm quyền. Tội của họ cốt lõi cũng chỉ vì đi đưa tiễn người đã khuất. Một câu chuyện khác: “Khi nhà cầm quyền đánh đập và bắt giữ đông đảo người dân Cồn Dầu đi đưa tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân. Trong cuộc hỗn loạn như thế, một chị phụ nữ vì tưởng rằng, mẹ của mình đang bị công an bắt đi nên chạy theo và khóc để đòi mẹ . Sau đó, chị cũng bị mang đến trụ sở công an và họ đã phạt chị số tiền là 50.000VND . Tội của chị là vì đã khóc.” Một giáo dân kể lại cho chúng tôi. Vậy, có luật pháp nào trên thế giới và ngay trong nước việt Nam cấm con người bày tỏ cảm xúc vui buồn của mình? Phải chăng nhà cầm quyền Đà Nẵng không vi phạm nhân quyền mà trở thành một kẻ cướp trắng trợn, như đang chà đạp lên luật pháp bất chấp lương tri? Với cách hành động bất chấp tình người, chà đạp lên luật pháp của nhà cầm quyền Đà Nẵng nên họ đã khủng bố, hành hạ thể xác và áp bức tinh thần người dân Cồn Dầu:“ Sau sự kiện đám tang bà Maria Đặng Thị Tân. Mỗi tuần 7 ngày, hầu như ngày nào công an cũng yêu cầu đông đảo người dân Cồn Dầu lên trụ sở công an làm việc, chỉ trừ thứ 7 và chủ nhật thôi anh ạ. Khi phải gọi lên làm việc thì họ “Dạ” rất nhanh và mau lẹ đến trụ sở Công an. Nếu không, thì họ lãnh đủ.” Một giáo dân Cồn Dầu chia sẻ với chúng tôi trong nỗi đau đớn, thất vọng ê chề. Đau đớn hơn nữa khi nỗi sợ hãi đe dọa và hủy diệt nét đẹp truyền thống dân Việt. Trước đây, tình làng nghĩa xóm của người dân Cồn Dầu thật tha thiết, mặn nồng. Họ thường đến thăm hỏi động viên nhau trong cuộc sống hằng ngày. Đây là một văn hóa đẹp của người dân vùng quê Việt Nam. Nhưng kể từ khi bạo tàn tràn ngập xứ Cồn Dầu thì thói quen này đang bị đóng băng. Chính sách chia để trị rõ ràng đang phát tác tại đây. Một phụ nữ nói“Họ là anh em của nhau, là bạn bè thân hữu, hàng xóm của nhau và họ muốn chia sẻ cho nhau nhiều lắm trong cuộc sống nhưng lại sợ công an đang cài cắm kết tội là tụ tập để tổ chức chống lại chính quyền nên họ chỉ nhìn nhau trong một giới hạn bởi bức tường sự sợ hãi” Chính điều này nhà cầm quyền Đà Nẵng đang lập thêm thành tích về tội ác gây nên cho người dân Cồn Dầu? Sự kiện Cồn Dầu nhớ lại sự kiện Thái Hà. Nhà cầm quyền Đà Nẵng đã rất thành công cùng với công an một số tĩnh thành như tại Bắc Giang, Tĩnh Gia- Thanh Hóa… là gây nên cái chết cho người dân Việt để cướp bằng được đất đai của họ cho một nhóm nhà tư bản, lập thành tích cho việc chào mừng Đại hội Đảng?. Đà Nẵng đã có thành tích vang dội là cướp xác người chết, đánh đập người sống, phá nát truyền thống văn hóa lâu đời ở đây là yêu thương đùm bọc lấy nhau và gây nên cái chết đau thương với một tín hữu Công Giáo là anh Tôma Nguyễn Thành Năm vào ngày 3/7 vừa qua. Hiện tại, nhà cầm quyền còn giam giữ sáu người dân Cồn Dầu, nay đã gần hơn 3 tháng. Chúng tôi hỏi” Tại sao công an chỉ giam giữ 6 giáo dân, trong số đông đảo người đi đưa tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân”. Một người dân Cồn Dầu suy nghĩ một lúc sau và trả lời: ”Em cũng không hiểu được anh ạ. Nếu có tội thì toàn bộ người tham dự đám tang Cụ Bà là nhà nước kết tội hết. Nhưng, đây là những người đã từng đấu tranh cho Cồn Dầu tồn tại” Nghe câu chuyện đến đây, tôi mới liên tưởng đến sự kiện Thái Hà hồi năm 2008 mà Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải kể lại cho anh em chúng tôi. Ngài hỏi anh công an Hà Nội: “Vì sao các anh chỉ bắt có 8 người trong hàng ngàn người đi cầu nguyện tại Linh Địa”. Anh Công an trả lời một cách hết sức ngô nghê: “Giống như một đàn gà được thả ra, khi tóm được con nào thì con ấy phải chịu”. Phải chăng 8 giáo dân Thái Hà cách đây hai năm hay 6 nạn nhân tại Giáo Xứ Cồn Dầu hiện nay không may cho họ, khi đã và đang cùng chịu chung cảnh ngộ đáng thương trong một lập trình: “Gây rối trật tự công cộng” của nhà cầm quyền sẽ kết tội cho người dân. Điều này thì chính quyền Hà Nội, Đà Nẵng hay bất kỳ một nơi nào trên nước Việt Nam cũng theo một khuôn mẫu chung là vậy, khi người dân kêu kiện hay các vấn đề liên quan đến đất đai… Bản án” gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ” sẵn sàng được thi hành dành cho người dân lành. Phiên tòa bất công xét xử 8 giáo dân Thái Hà với tội danh” Gây rối trật tự công cộng” đã thu hút hàng ngàn người yêu công lý đi dự và đòi vô tội cho anh em mình. Tại sao sự kiện Thái Hà lại thu hút đông đảo người tham dự phiên tòa đi bộ cả chục cây số như thế?. Người dân Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng và những người yêu công lý nói chung có một Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt can trường đã phát biểu: “Nếu ai đi cầu nguyện mà đi tù thì tôi đây xin đi thay” cùng với sự dấn thân không quản ngại của các linh mục dòng Chúa Cứu Thế và linh mục đoàn Hà Nội. Người dân Tổng giáo phận Hà Nội hiểu được rằng, họ đang có những chủ chiên luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng họ với tất cả tâm tình của một người mục tử chăn chiên đúng nghĩa “Chủ Chiên dám hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên” Mặc dù trong bối cảnh dầu sôi, lửa bóng như thế, nhưng một mối tình hiệp nhất trong Tổng giáo phận Hà Nội được biểu hiện một cách rõ nét. Chủ chiên cùng hàng ngàn người cầm trên tay cành Vạn Tuế lên đường đến trụ sở công an Thành Phố Hà Đông đòi công lý cho anh em mình. Rồi đây, 6 Giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu cũng sẽ ra tòa như giáo xứ Thái Hà trước đây. Nhưng sự kiện ấy rồi sẽ ra sao? Điều này, người dân Cồn Dầu hay những người yêu công lý, họ còn trông chờ nơi một niềm an ủi nào đó đứng về phía họ? Tinh thần của người dân Cồn Dầu sẽ vững mạnh hơn, sẽ lấy lại được tinh thần vốn có của họ trước đây, nếu người dân Cồn Dầu có một nơi nương tựa. Có một vị Giám mục, những linh mục noi gương Đức Tổng giám mục Oscar Romeo của người dân El Savador, một Vị Giám mục “bảo vệ cho người nghèo” hay ngay trong nước Viêt Nam chúng ta, hãy noi gương Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt tại Tổng giám Mục Hà Nội, một vị Giám mục đã trở nên “Chứng nhân của sự Thật và công lý”
Sự hy sinh của 6 anh chị em Cồn Dầu đang chịu những nỗi cơ cực trong tù cộng sản, sẽ còn lê bước trong cuộc sống của người dân Côn Dầu hôm nay. Đó như là tiếng tiếng kêu cứu đòi công lý của người dân Cồn Dầu đến anh chị em đồng loại. Phải chăng, cái công lý ấy là cơn khát Chúa Giêsu đã thốt lên trong 7 lời cuối cùng của Ngài trên Thập Giá “Ta khát” đang rên xiết kêu lên tới mọi thành phần trong Giáo hội Việt Nam, cần lên tiếng trước bất công và hiệp thông mạnh mẽ với nỗi đau của người dân nghèo, người dân bị áp bức phải chịu. Điều đó cũng là để thỏa mãn cơn khát cho chúa Giêsu trên Thập Giá?Ở đây, người dân Cồn Dầu đang khát “công lý và sự thật”, những điều họ mới chỉ được nghe nói nhưng không hi vọng hiện hữu với bàn tay sắt của nhà cầm quyền CS nơi đây. Dù chỉ là nén hương lòng để thắp cho người đã khuất: một lời cầu nguyện, một tiếng nói đồng cảm, một cử chỉ hiệp thông với nỗi đau của người dân Cồn Dầu là một nghĩa cử cao đẹp để nói lên tình đồng đạo cùng con một cha trên trời. Đây cũng là sứ mệnh của mỗi chúng ta, sứ mệnh của Giáo hội “Sứ mệnh đứng về phía người nghèo” Hà Nội 16/8/2010
|