Thỏa thuận Vatican – Việt Nam: Mừng mà lo! |
Tác Giả: Alf. Hoàng Gia Bảo | |||||
Chúa Nhật, 04 Tháng 7 Năm 2010 09:01 | |||||
Bởi thật khó tin bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong bối cảnh cơm không lành canh chẳng ngọt như giữa giáo hội và nhà nước hiện nay, với những điều khoản ưu ái dành cho người công giáo mà lại không đi kèm những toan tính có lợi cho nhà nước.
Tuy nhiên, do thời điểm đạt được thỏa thuận này diễn ra ngay sau hàng loạt biến cố gây căng thẳng với nhà nước bắt nguồn từ việc nhiều tài sản của giáo hội bị chiếm đoạt trước kia, mà không phải là sự kết quả của một quá trình nhiều năm đàm phán để tìm hiểu nhau một cách tốt đẹp như với nhiều nước. Do vậy với những người có đạo, bên cạnh niềm vui còn có không ít lý do khiến họ cảm thấy băn khoăn lo lắng. Bởi thật khó tin bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong bối cảnh cơm không lành canh chẳng ngọt như giữa giáo hội và nhà nước hiện nay, với những điều khoản ưu ái dành cho người công giáo mà lại không đi kèm những toan tính có lợi cho nhà nước. ‘Lấy độc trị độc’? Như với hầu hết trường hợp của các chính thể độc tài khác trên thế giới, nhìn lại mối bang giao giữa tòa thánh Vatican và VN suốt nhiều thập niên qua chúng ta gần như chỉ có một chiều, mà ở đó sự ‘nóng lạnh’ của nó bị lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền Hà Nội nhiều hơn là từ Vatican. Thay vì tiếng nói của tòa thánh lẽ ra phải được xem trọng hơn trong bang giao đối với một quốc gia có số người theo đạo đông đứng thứ hai ở Châu Á như Việt Nam. Thực tế là thái độ của Hà Nội trước nay luôn tỏ ra bất cần, thậm chí sau ngày đất nước đã thống nhất họ lên án chống đối nhiều quyết định của tòa thánh có liên quan đến giáo hội VN. Đến thời mở cửa hội nhập với thế giới hơn 20 năm trước, những ưu tiên mà Hà Nội nhắm đến khi lập bang giao với các nước là về kinh tế và chính trị mà không phải tôn giáo. Phải đợi cho đến khi nổ ra vụ Tòa Khâm Sứ vào cuối năm 2007 mà cuối cùng phải cậy nhờ đến uy quyền từ tòa thánh Vatican vụ việc mới được giải quyết êm đẹp. Chỉ đến khi ấy giới lãnh đạo Csvn khi ấy mới nhận thức được vai trò quan trọng của tòa thánh Vatican, bởi sớm muộn gì cũng đến lúc họ sẽ phải trả lời giáo hội về ‘món nợ lịch sử’ bao gồm nhiều ngàn tài sản bị tịch thu trên cả nước, mà nay khả năng trả lại cho các ‘khổ chủ’ là rất thấp. Trong khi ấy phong trào đấu tranh đòi hỏi Công lý và Sự thật cho giáo hội đang có xu hướng lan rộng khắp nơi. Sau vụ TKS là đến lượt giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý ngoài Bắc còn ở trong miền Nam một số nơi cũng bắt đầu rục rịch như việc đòi lại cơ sở dạy học của các nữ tu Dòng Nữ tử Bác ái tại Sàigòn đường Nguyễn Thị Diệu Q3, trung tâm nuôi trẻ mồi côi của Dòng Thánh PhaoLô tỉnh Vĩnh Long v.v… Sau kinh nghiệm ‘tháo ngòi nổ’ cho vụ tòa khâm sứ chắc hẳn Csvn đã biết rõ hơn cái ‘yếu huyệt’ vâng phục vô điều kiện mọi quyết định của tòa thánh là luôn sẵn có nơi mọi tín hữu công giáo. Để một khi họ đã ‘bắt tay’ được với tòa thánh thì chắc chắn những sự rủi ro từ ‘món nợ lịch sử’ về những tài sản của giáo hội trước kia sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, vì khi ấy họ chỉ còn biết đến độc đạo Hà Nội – Vatican thay vì phải chạy vạy trên trăm nẻo nghìn đường, khi nay phải đương đầu với họ đạo này mai phải chống đỡ với giáo xứ nọ v.v... Bởi vậy, người có đạo chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy mấy năm gần đây nhiều lãnh đạo cao cấp của VN bỗng dưng ‘chịu khó’ lặn lội sang thăm viếng giáo đô Rome của chúng ta, điều mà chỉ khoảng chục năm trước có nằm mơ cũng chẳng bao giờ thấy nổi. Rõ ràng là nếu không vì áp lực sợ hãi về những vụ đấu tranh đòi công lý của người công giáo sẽ khơi mào và tác động mạnh mẽ đến các phong trào đấu tranh của các tầng lớp khác trong xã hội, như của giới trí thức chống đối khai thác boxit sẽ tạo nên một sự cộng hưởng bất lợi cho nhà cầm quyền. Trong lúc ấy, uy tín của đảng Csvn ngày càng xuống dốc trầm trọng bởi tệ tham nhũng, do những khó khăn về cải cách kinh tế với số nợ nước ngoài nay đã xấp xỉ 50% GDP và nhất là trước nguy cơ phải đối mặt với ‘đàn anh’ TQ trong việc tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chưa biết chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào v.v… chắc hẳn phải mất thêm nhiều năm nữa Hà Nội mới chấp thuận cho tòa thánh cử đại diện đến VN nếu kết quả đàm phán cứ diễn ra theo cái tiến độ ‘rùa bò’ trước khi mà VN bắt đầu nối lại những cuộc tiếp xúc với Vatican từ năm 1990 nhưng cho đến trước khi nổ ra vụ TKS (2007) với khoảng 17 lần gặp gỡ, bế tắc vẫn hoàn bế tắc! Không bao lâu sau khi lỡ để xảy ra biến cố tòa khâm sứ trong chuyến thăm VN của phái đoàn Tòa Thánh do Thứ trưởng ngoại giao - Đức ông Pietro Parolin dẫn đầu hồi tháng 2/2009, Hà Nội đã không còn sự chọn lựa nào khác nên đã phải nhanh chóng lập ra "Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican" để thúc đẩy việc thiết lập quan hệ ngoại giao được tiến triển nhanh hơn. Và mọi chuyện đã diễn ra đúng như vậy. Chỉ mới sau hơn một năm với hai lần gặp mặt thỏa thuận về một đại diện không thường trú cho tòa thánh đã đạt được. Quả là một bước tiến kỷ lục! Chỉ có điều với những loại kỷ lục ‘nhanh đột biến’ như thế này chúng ta không biết có nên vội mừng hay nên lo? Có lẽ cần phải nhìn thỏa thuận vừa đạt được giữa tòa thánh Vatican và nhà nước VN lồng trong một bối cảnh như trình bày trên, chúng ta mới không cảm thấy bị bất ngờ khi sắp tới đây, lần đầu tiên sau nhiều thập niên, sẽ có một đại diện tòa thánh đến với giáo hội và đất nước VN chúng ta, mà dù muốn hay không, vai trò của vị đại diện này sẽ có những ảnh hưởng nhất định không chỉ với mối quan hệ cấp nhà nước, mà có thể còn có tác động không nhỏ đến các hoạt động của từng giáo phận, giáo xứ, dòng tu… trên cả nước trong tương lai. Vụ Tòa Khâm Sứ đã tạo bước ngoặt cho ngoại giao VN-Vatican Như chúng ta đã biết sau khi mưu toan sang nhượng bất hợp pháp Tòa Khâm Sứ Hà Nội của một số quan chức địa phương này bị đổ bể hồi cuối năm 2007, nhà cầm quyền Csvn như bị lâm vào tình thế hết sức lúng túng và bị động trước làn sóng phản kháng mạnh mẽ và đầy chính nghĩa của hàng ngàn tu sĩ giáo dân thủ đô, mà hành động dám phá bỏ cánh cổng sắt đã khóa chặt tòa nhà này suốt mấy thập niên qua, là dấu chỉ báo cho chế độ biết sự bất mãn đối với các chính sách bất công áp đặt lên người công giáo nhiều chục năm qua nay đã đến lúc cần phải được chấm dứt. Ban đầu họ cố bưng bít vụ việc khi hàng trăm tờ báo tuyệt nhiên lảng tránh vụ việc dù họ thừa biết nó đang làm nóng bỏng khắp các trang tin và diễn đàn mạng internet. Bên cạnh đó, chính quyền quận Hoàn Kiếm nơi tọa lạc TKS đã bằng nhiều cách thức khác nhau, khi mềm lúc rắn cố làm sao giải tán được đám đông vài trăm giáo dân đang tụ tập đã nhiều ngày trong khuôn viên tòa khâm sứ, càng sớm và càng êm chừng nào càng tốt chừng đó. Thế nhưng mọi cố gắng của họ đều thất bại, kể cả trước trước đó khi bắt đầu đánh hơi biết có thể sắp nổ ra một cuộc phản kháng của giáo dân Hà Nội, đích thân ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có đến TGM trao đổi riêng với Đ/c Kiệt. Những buổi cầu nguyện như vậy mỗi lúc thu hút một nhiều sự chú ý của công luận quốc tế vì kéo dài suốt tháng 1/2008, trở thành vụ tụ tập đông người ‘bất hợp pháp’ lớn và lâu nhất trước nay tại thủ đô Hà Nội kể từ ngày nhà nước cộng sản VN được lập ra 2/9/1945. Trong lúc hai bên đang ở giằng co canh chừng nhau chưa biết sẽ ngã ngũ ra sao thì bất ngờ vào gần cuối tháng, UBND Tp.Hà Nội đã đưa ra tối hậu thư với lời lẽ khá cứng rắn dọa sẽ dùng vũ lực để giải quyết vụ tụ tập ‘bất hợp pháp’ này nêu giáo dân không chịu giải tán trước 17g ngày 27/1/2008. Thế nhưng lời đe dọa này vẫn bị vô hiệu lực, vì chẳng những không tự giải tán mà càng gần đến giờ ‘G’ giáo dân khắp nơi đổ về càng đông hơn như sẵn sàng dón nhận đổ máu, tình thế này càng khiến Csvn bị bẽ mặt thêm trước dư luận mạng Vào thời điểm cực kỳ căng thẳng như vậy và có vẻ như sức chịu đựng của nhà nước đã sắp cạn kiệt rất nhiều người có đạo ở khắp nơi luôn theo dõi sát vụ việc để xem liệu nhà nước VN dám có hành động tàn ác nào với giáo dân Hà Nội hay không? Tuy nhiên, nếu tinh ý quan sát sự kiên nhẫn án binh bất động của hàng trăm lực lượng công an đang bao vây ngày đêm khu vực phố Nhà Chung chúng ta có thể đã nhận ra có vẻ như họ đang chờ đợi một điều gì đó… Và quả thật sau thêm vài ngày căng thẳng nữa cái mà họ chờ đợi đã đến… nhưng không phải là mệnh lệnh từ thượng cấp của họ mà là một ‘vị cứu tinh’! Điều trớ trêu là ở chỗ vị cứu tinh này lại có ‘bà con’ với đám đông giáo dân tu sĩ, những người sắp sửa trở thành đối tượng bị tác động bởi chính ông: Đó là Đức hồng y Quốc Vụ Khanh Bertoni (chức vụ tương đương thủ tướng) qua lá thư gởi TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Lời lẽ nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng mục đích tối hậu là yêu cầu chấm dứt việc tụ tập trong khuôn viên TKS và rút thánh giá ra khỏi nơi này. Nhờ vậy mà vụ tòa khâm sứ mới được kết thúc trong êm thắm, nếu không, chẳng ai dám chắc những hành động ‘liều mạng’ nào đã được nhà cầm quyền Csvn đã dám đem ra sử dụng trong hoàn cảnh ‘dầu sôi lửa bỏng’ khi ấy? Nhờ đâu mà Hà Nội có được bức thư của Hồng Y Bertoni? Một lời cầu cứu từ Hà Nội hay từ sự gợi ý của Vatican sau nhiều ngày quan sát? cho đến nay vẫn còn là điều ‘bí ẩn’ mà người viết chưa thấy ai đề cập đến sau vu Tòa Khâm Sứ và có lẽ phải cần thêm nhiều năm tháng nữa mới có thể được làm rõ. Tuy nhiên không loại trừ khả năng liệu Csvn khi ấy đã mật báo cho tòa thánh biết trước họ sẽ ra tay dùng vũ lực để giải quyết vụ việc khiến Vatican vì lo ngại cho sự an toàn của hàng ngàn giáo dân và nhất là sự an toàn của TGM Ngô Quang Kiệt và cho cả mối quan hệ đã đi được chặng đường dài gần 20 năm, nên đã buộc phải đáp ứng yêu sách cấp bách của họ khi ấy chăng? Kết luận Tóm lại, thỏa thuận vừa đạt được với việc Hà Nội chấp thuận cho tòa thánh cử một đại diện không thường trú tại VN Vatican cho thấy các ‘quân sư’ cho nhà nước VN đã nghiền ngẫm rất kỹ thất bại của đồng minh cộng sản Ba Lan trước phong trào Công Đoàn Đoàn Kết hồi cuối thập niên 80, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của ĐTC Gioan II. Có thể xem thỏa thuận này cho phép một đại diện tòa thánh không thường trú tại VN là một bước nhượng bộ của nhà nước Csvn và chỉ mỗi điều khoản này được công bố, nhưng rất có thể đây đã là bước cuối cùng của một loạt các thỏa thuận khác đã được thực hiện trước đó, mà trọng tâm, chính là sự ra đi của TGM Ngô Quang Kiệt. Và ngoài ra là một loạt thay đổi trong hàng ngũ giám mục VN vừa qua, vì cùng thuộc về vấn đề nhân sự giáo hội và có thể cũng đã nằm trong loạt thỏa thuận này, nhất là với vị trí thay thế Đ/c Kiệt, nhưng vì sự tế nhị hai bên đồng ý giữ kín? Như vậy, thỏa thuận này đang đặt ra cho chúng ta câu hỏi là với vai trò ‘đại diện không thường trú’ của tòa thánh thì ai sẽ là vị sứ thần lâm thời trong tương lai, đồng thời liệu vị này sẽ ứng xử bảo vệ ai và điều gì nếu đâu đó lại xảy ra những biến cố tương tự như với Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Đồng Chiêm v.v…? Chỉ khi nào có được những ‘phép thử’ như trên hoặc tương tự thế thì chúng ta mới biết chắc với nội dung thỏa thuận vừa đạt được giữa tòa thánh Vatican và nhà nước VN, mừng và lo, cái nào sẽ lớn hơn? Sàigòn, 03/7/2010
|