Về cuốn video cuộc rước Đức Mẹ tại Dị Nậu, GP Hưng Hóa và trả lời phỏng vấn của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương |
Tác Giả: Nữ Vương Công Lý | |||||||||||||||||||
Thứ Sáu, 02 Tháng 7 Năm 2010 23:08 | |||||||||||||||||||
Nhân có bài trả lời phỏng vấn của Đức Giám mục Anton Vũ Huy Chương, chúng tôi xin trở lại làm rõ vấn đề này để mở đầu cho loạt bài về những hiện tượng rất không bình thường ở Giáo phận Hưng Hóa.
Trong cuốn video đã thể hiện rõ nhiều chi tiết lạ kỳ ở đây. Để thông tin được chắc chắn, chúng tôi đã kiểm tra lại những điều được ghi trong video và sự thật đã hé lộ. Nhân có bài trả lời phỏng vấn của Đức Giám mục Anton Vũ Huy Chương, chúng tôi xin trở lại làm rõ vấn đề này để mở đầu cho loạt bài về những hiện tượng rất không bình thường ở Giáo phận Hưng Hóa. Cờ Nước Vatican Trong bài phỏng vấn, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương đã nhắc lại một điều mà chúng tôi cần nói rõ ở đây, Đức Cha nói: “Nếu họ không có cờ Nước Vatican (mà có người gọi là cờ Toà Thánh), thì trong dịp lễ hội dân gian miền Bắc, người ta thường treo hoặc cầm cờ Tổ quốc” (trích trả lời PV của Đức Cha Vũ Huy Chương). Trong lịch sử Giáo hội Công giáo, lá cờ vàng trắng được coi là cờ của Tòa Thánh Vatican, điều này đã rõ ràng từ xưa. Trước đây, mỗi khi chỗ nào treo cờ vàng trắng trong dịp lễ trọng để nêu lên tình hiệp thông với Giáo hội Mẹ, với Tòa Thánh, liền bị Công an triệu tập lên xuống, làm khó dễ đủ mọi hình thức. Vậy rồi cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết công giáo cũng hòa theo nhịp giọng của nhà nước cộng sản, rằng đó là cờ của Nước Vatican, là cờ của một nhà nước thù địch với phe xã hội chủ nghĩa chúng ta. Cố linh mục Vương Đình Ái, Chủ tịch cái gọi là “Ủy ban Liên lạc công giáo” đã công khai nói điều này để giải thích cho việc không được treo cờ vàng trắng ở Việt Nam. Nhưng, với sự kiên cường của giáo dân nhất tâm hiệp thông hướng về Giáo hội Mẹ, rất nhiều nơi bất chấp khó khăn để thể hiện tấm lòng hiệp thông với Giáo hội Hoàn vũ và hướng về Vatican. Ngày nay, lá cờ vàng trắng được coi là cờ giáo hội và là biểu tượng đáng tự hào để tỏ tình hiệp thông trong toàn thể giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương đã không có quan niệm đó. Giáo dân Dị Nậu (quê hương của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương và Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – hai anh em con chú con bác) cho biết, khi giáo dân may cờ vàng trắng cho cuộc rước này, Đức Cha đã bảo: “Việt Nam có cờ của Việt Nam, sao không dùng mà lại dùng cờ của nước khác”. Có lẽ với quan niệm đó, nên ngài đã trả lời rằng: “Nếu họ không có cờ Nước Vatican (mà có người gọi là cờ Toà Thánh), thì trong dịp lễ hội dân gian miền Bắc, người ta thường treo hoặc cầm cờ Tổ quốc”.
Nếu Đức Cha Vũ Huy Chương nói rằng đã xem toàn bộ DVD về cuộc rước, thì hẳn là ngài đã không phân biệt được đâu là giáo dân của mình và đâu là lương dân? Cuộc rước của Công giáo hay đa thần giáo? Cũng nhiều người đặt ra câu hỏi: Thử xem có nơi nào trong xã hội VN ngày nay, lương dân hoặc người ngoài tôn giáo mua tượng Đức Mẹ đặt lên xe với cờ đỏ sao vàng chạy lung tung khắp nơi trong lễ hội của người Công giáo chăng? Ít nhất những bức tượng, những lá cờ, những bàn thờ với tượng Đức Mẹ và tượng Hồ Chí Minh đó cũng cần một khoản tiền không nhỏ so với đời sống của nhân dân bình thường, nếu không có sự tổ chức cụ thể và không ai bỏ tiền, liệu có lương dân nào làm những thứ đó? Đức Cha Chương nói: “Thậm chí có người bên lương ôm tượng Đức Mẹ trên xe và cầm cờ Tổ quốc cho xe chạy quanh làng” chúng tôi không hiểu đây là mô hình mới tại Giáo phận Hưng Hóa hay là những điều có trong quy định Phụng tự? Mặt khác, kể cả đó là những lương dân, một lễ hội tôn giáo nghiêm túc, thử hỏi có ai được phép đưa ngẫu tượng và những thứ khác vào tận nơi để cùng tham gia hay không? Nếu ngoài tượng ông Hồ Chí Minh – một người cộng sản vô thần và những lá cờ không phải của công giáo, nếu họ đưa hình quỷ Satan, hình ngẫu tượng như một số nơi thờ sinh thực khí… như “lễ hội linh tinh tình phộc” thì liệu Đức Cha Chương sẽ giải thích thế nào? Ngay cả bức hình trong bài phỏng vấn của WHĐ cũng đã thể hiện rất rõ đằng sau Thánh Giá là cờ đỏ sao vàng? Thông thường trong một cuộc rước, chủ thể được rước thường là đi sau cùng. Nhưng ở đây, sau Thánh Giá là cờ đỏ sao vàng, vậy thì ở đây Thánh giá đang rước cờ đỏ hay cờ đỏ rước Thánh giá? Câu hỏi này Đức Cha Anton Vũ Huy Chương chưa trả lời hoặc trả lời mới có một nửa.
Đức Cha Anton Vũ Huy Chương cũng nói đến lễ hội dân gian miền Bắc khi có mang cờ đỏ sao vàng trong các lễ hội, nhưng thực ra ngay cả lễ hội lớn nhất ở miền Bắc do nhà nước quản lý, cũng rất ít nơi có cờ đỏ sao vàng. Đây thực chất là sự biện bạch của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương sau khi không để giáo dân được mang cờ vàng trắng trong cuộc rước mà thôi.
Một điều nữa là ngay trong bài trả lời phỏng vấn WHĐ của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương, tấm hình lá cờ lễ hội được đưa lên với chú thích “Lá cờ truyền thống” đã cố tình lấp liếm mất một chi tiết khác trên nhà thờ Dị Nậu. Không thể giải thích là của lương dân khi ngay trên nhà thờ Dị Nậu, chỗ cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng mà ai cũng thấy. Vậy đây là nhà thờ hay trụ sở Ủy Ban nhân dân xã?
Cũng bài phỏng vấn này, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương đã cố tình quên đi các bàn thờ giáo dân lập có Thánh Giá, hình ảnh, tượng Đức Mẹ đứng sau tượng Hồ Chí Minh được kết hoa chăng đèn đầy đủ. Đây không phải là “bái vọng” hay bái trực tiếp gì cả, mà được lập sẵn bởi các giáo dân. Liệu Đức Cha Anton Vũ Huy Chương có xem đoạn video này?
Đức Cha Anton Vũ Huy Chương không thể nói rằng không biết đến lễ hội rước quái dị này ở quê hương của hai Đức Cha, theo thông tin chúng tôi nhận được, Đức Cha đã hướng dẫn và định hướng cho cuộc rước này từ đầu. Cuộc rước Đức Mẹ ngày 8/5/2010 tại Giáo xứ Dị Nậu, GP Hưng Hóa, thực chất là cuộc rước đa thần giáo theo đúng mô hình “Phúc âm, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” được thực hiện dưới sự kiểm soát của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương.
Việc rước hình ảnh Hồ Chí Minh vào nhà thờ tại Giáo xứ Yên Bái ngày trung thu 2009, rất tiếc là một sự thật trong muôn vàn sự thật không giống ai ở Giáo Phận này. Nếu linh mục quản xứ Yên Bái báo cáo với Đức Cha rằng không có chuyện đó, thì ngài đã nói dối, nếu Đức Cha biết rõ và cố tình nói sai đi, thì Đức Cha đã không làm đúng như lời Kinh Thánh ngài đã trích dẫn: “nhưng chúng tôi giãi bày sự thật”. Sự thật là ngày trung thu năm 2009, hình tượng Hồ Chí Minh được rước vào trong nhà thờ Yên Bái, một phụ huynh công giáo khi đưa con đến nơi nhìn thấy hiện tượng đó đã phải bỏ về. Về vấn đề thứ 3 trong bài trả lời phỏng vấn của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương việc thuyên chuyển linh mục và những vấn đề khác, chúng tôi sẽ hầu quý vị độc giả trong những bài viết tiếp theo đúng tinh thần “Sự thật, công lý, hòa bình” bởi vì vấn đề quá rộng và quá dài. Lời tạm kết Nhiều hiện tượng, vụ việc ở Giáo phận Hưng Hóa làm nhức nhối con tim những giáo dân nhiệt thành, làm rạng rỡ khuôn mặt các cán bộ công an tôn giáo và chính quyền, làm đau đớn các tâm hồn lương thiện và làm ảm đạm tinh thần tôn giáo tại Giáo phận này. Nếu những thông tin đáng báo động đó không có tác dụng đối với Đức Cha Anton Vũ Huy Chương trong việc nhìn nhận một cách sâu sắc vấn nạn của Giáo phận Hưng Hóa đang dần dần được chính quyền và công an điều khiển. Trái lại vì lý do nào đó, Đức Cha cố tình biện bạch để che giấu sự thật, thì buộc lòng chúng tôi phải bạch hóa với đầy đủ chứng cớ tất cả mọi vấn đề đang xảy ra ở đây. Những thông tin sự thật ở đó khi được bạch hóa, hẳn Đức Cha Anton Vũ Huy Chương cần phải xem lại lời Chúa mà ngài đã trích dẫn: “Thiên Chúa đã giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí. Trái lại, chúng tôi khước từ những hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí”. Ngày 1.7.2010 Video: Cuộc rước Đức Mẹ tại Giáo xứ Dị Nậu, Giáo phận Hưng Hóa
|