VN 'nhất thế giới' về nạn buôn sừng tê |
Tác Giả: BBC | |||||
Thứ Sáu, 27 Tháng 7 Năm 2012 08:39 | |||||
Việt Nam, Lào và Mozambique được nêu tên như những quốc gia bị cho là có vấn đề nặng nhất về buôn lậu sừng tê, ngà voi và các phần của hổ.
Báo cáo của Quỹ Động vật Hoang dã (WWF) đánh giá 23 quốc gia “có mức độ săn bắt và buôn lậu cao” các loại hàng từ động vật hoang nói trên. WWF đặt Việt Nam vào số 23 nước “là điểm trung chuyển và điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn lậu các sản phẩm từ voi, tê giác và hổ”. Cần ngăn chặn ngay Trong số các nước bị nêu danh, Việt Nam là quốc gia “thất bại trong các mặt cơ bản về tuân thủ và áp dụng quy định” nhằm ngăn nạn buôn sừng tê và các phần của hổ. "Việt Nam phải đối diện với nạn tiêu thụ bất hợp pháp sừng tê " Bà Elisabeth McLellan, giám đốc của Chương trình các loài động vật toàn cầu của WWF nói: "Nay là lúc Việt Nam phải đối diện với nạn tiêu thụ bất hợp pháp sừng tê vốn đang thúc đẩy tình trạng săn bắn lan rộng loài tê giác bị nguy cơ diệt chủng ở châu Phi, và [Việt Nam] cần ngăn chặn tệ nạn buôn sừng tê lậu.” Bản báo cáo nói quyết định ra năm 2007 của Việt Nam nhằm lập các trại nuôi hổ đã “làm giảm đi nỗ lực ngăn buôn bán sản phẩm từ hổ”. Cùng lúc, báo cáo cũng xác định Mozambique, nước có nguồn sừng tê và voi, và Lào, nước có hổ và voi, đã đều thất bại trong nỗ lực ngăn chặn tệ nạn buôn lậu. Trung Quốc, đứng thứ nhì, chỉ sau Việt Nam và trên Lào trong danh sách 23 nước bị phê phán là để nạn buôn lậu động vật quý hiếm. Chỉ trong năm ngoái, theo WWF, có 448 con tê giác bị giết trái phép tại châu Phi để lấy sừng. Mấy năm trước, báo chí Nam Phi tố cáo nhân viên sứ quán Việt Nam tại nước này tham gia buôn lậu sừng tê. WWF, có trụ sở tại Thụy Sỹ, tập trung nói đến các nước châu Á và châu Phi nơi có nguồn động vật hoang dã hoặc là điểm đến của nạn buôn lậu. Theo báo chí Phương Tây, nhiều người châu Á muốn dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã vào mục đích chữa bệnh trong Đông Y, theo các cách thức không được y học Phương Tây xác nhận. Báo Mỹ viết nhân báo cáo của WWF được đưa ra rằng theo thị trường buôn lậu động vật hoang dã trị giá khoảng 8 đến 10 tỷ USD một năm chỉ ở Đông Nam Á, theo Viện Brookings tại Washington, Hoa Kỳ.
|