Vinh Danh Tuổi Già |
Tác Giả: Nguyễn Thượng Chánh | |||
Thứ Năm, 30 Tháng 9 Năm 2010 07:02 | |||
Khi tuổi đời đã cao, tốt hơn hết chúng ta cần nên có tinh thần biết hài hước, biết mĩm cười và đừng xem chuyện đời là quá nghiêm trọng. Hai vợ chồng già.
Hermann Hesse (1877-1962) là một văn hào Đức rất nổi tiếng của thế kỷ XX. Năm 1946 ông đã nhận giải Nobel về văn chương qua tác phẩm Das Glasperlenspiel (The Glass Bead Game, Trò chơi những viên ngọc thủy tinh) The Nobel Prize in Literature 1946 was awarded to Hermann Hesse "for his inspired writings which, while growing in boldness and penetration, exemplify the classical humanitarian ideals and high qualities of style". Vinh danh tuổi già là tên một quyển sách nhỏ (loại bỏ túi) tóm lược những tư tưởng tốt đẹp, lạc quan và có tính chất triết lý sâu xa của người già. Đó là những dòng suy tư, những tiếng lòng đã được văn hào Hermann Hesse gom góp lại từ một số tác phẩm nổi tiếng của ông trong giai đoạn cuối đời … Vinh danh tuổi già đã được Alexandra Cade dịch ra Pháp ngữ với tựa đề Éloge de la Vieillesse (livre de poche) do Editions Calmann- Levy xuất bản năm 2000. Bản dịch Anh ngữ là Elegy to Old Age (paperback). Vinh danh tuổi già đã đem đến cho người đọc một ngọn gió làm mát tâm hồn và đồng thời cũng giúp chúng ta, những người cao niên tăng thêm niềm lạc quan, tự hào và nghị lực để có thể vững bước trong giai đoạn cuối của cuộc đời. *Nét duy nhất dành cho người thật già là họ có được tự do trong hành động, đồng thời họ cũng có nhiều kinh nghiệm và một tấm lòng dạt dào tình nhân ái yêu thương. Người già có khuynh hướng đối xử một cách dễ dàng với người trẻ tuổi non kinh nghiệm. Nhưng tuổi già thường có khuynh hướng cố ý bắt chước những cử chỉ và thái độ của tuổi trẻ. Người già không phải là người có ít giá trị hơn người trẻ. Lão Tử không phải kém giá trị hơn Đức Phật. Màu xanh dương không thể xem là xấu hơn màu đỏ. Tuổi già trở nên tầm thường xoàng xĩnh khi nó mang những vẻ của tuổi trẻ. (Les gens qu’on peut imaginer vieux, page 46). *Khi tuổi đời đã cao, tốt hơn hết chúng ta cần nên có tinh thần biết hài hước, biết mĩm cười và đừng xem chuyện đời là quá nghiêm trọng. Nên chuyển đổi tất cả các cảnh tượng trên thế gian thành một bức tranh vân cẩu qua đó chúng ta có thể ngắm nhìn sự đổi thay của kiếp nhân sinh như sự ẩn hiện của những đám mây trong bầu trời hoàng hôn. (Le pathos, page 50). Lorsqu’on est plus âgé, il convient davantage d’avoir de l’humour,de sourire, de ne pas prendre les choses au sérieux; il faut transformer le spectacle du monde en un tableau, observer les choses comme s’il s’agissait des jeux furtifs des nuages dans le ciel du soir. *Thật vậy, tuổi già tự nó là một tiến trình tự nhiên. Một người 65-75 tuổi có thể là khỏe mạnh và bình thường không khác gì một người ở vào lứa tuổi 30 hoặc 50 với điều kiện là các cụ không nên tạo cho mình một cảm tưởng trẻ hơn. (Le pathos, page 50-51) *Tuổi già là một giai đoạn trong cuộc đời. Nó có bộ mặt riêng biệt, một bầu không khí và một khung cảnh cá biệt cùng những vui buồn khổ đau của nó. Người già bạc đầu,cũng như người trẻ, chúng ta đều có nhiệm vụ tạo cho cuộc đời mình được thêm phần ý nghĩa. Tuổi già tượng trưng cho một nhiệm vụ cao đẹp và thiên liêng chẳng khác gì tuổi trẻ. Một người cao tuổi, tóc đã bạc phơ nhưng lại lo sợ già và sợ chết là người không xứng đáng sống trong giai đoạn mà họ đang đạt được chẳng khác gì một người trẻ tuổi, tràn đầy sinh lực nhưng lại chán ghét nghề nghiệp, công việc làm hằng ngày của anh ta và tìm cách trốn tránh né đi. (De la vieillesse, page 64) *Ai cũng biết rằng tuổi già mang theo nhiều nỗi đớn đau và cái chết đang chờ đón chúng ta ở cuối đường. Tuy nhiên, chúng ta không nên buồn rầu trước sự suy tàn dần dần của thể xác mà không nhận thấy tuổi già cũng có những khía cạnh tốt đẹp, những lợi điểm, những nguồn an ủi cũng như những niềm vui của nó. (De la vieillesse, page 65) *Món quà trân quý nhất của chúng ta là kho tàng hình ảnh còn đọng lại trong ký ức sau một đoạn đường đời dài đăng đẳng và khi tuổi mòn sức yếu, chúng ta thường quay nhìn vào đó với một sự quan tâm mới lạ. (De la vieillesse, page 66) Le présent le plus cher à mon cœur est le trésor d’images que nous gardons en mémoire après une longue vie et vers lequel nous nous tournons avec un nouvel intérêt lorsque notre activité đécroit. * Trong mảnh vườn của tuổi già rực nở ra những loài hoa mà ngày xưa chúng ta không hề nghĩ tới việc đem trồng. Cây quý phái đã đơm hoa kiên nhẫn. Tâm ta trở nên thanh tịnh và khoang dung hơn. Khi lòng hăng sai muốn can thiệp và hành động của chúng ta càng giảm đi thì khả năng quan sát, lắng nghe thiên nhiên và con người lại càng tăng thêm. (De la vieillesse, page 67). Dans ce jardin de la vieillesse s’épanouissent des fleurs que nous aurions à peine songé cultiver autrefois. Ici fleurit la patience, une plante noble. Nous devenons paisibles, tolérants et plus notre désir d’intervenir, d’agir diminue, plus nous voyons croỵtre notre capacité à observer, à écouter, la nature aussi bien que les hommes. *Người trẻ tuổi, chưa có ý thức, quá tự tin vào sức mạnh của họ nên hay cười đùa ngạo mạn sau lưng chúng ta về bước đi gập gềnh, không vững chắc, mái tóc bạc phơ, cái cổ gầy ốm và nhăn nheo của người già; Tất cả việc đó đã làm chúng ta nhớ lại ngày xưa mình cũng bị thôi thúc bởi cùng một động lực, và cùng một tâm trạng như thế và mình cũng mĩm cười. Nhưng ngày nay thay gì mang tâm trạng thấp kém và thất bại, chúng ta hân hoan vui mừng vì đã vượt qua dược giai đoạn đó trong cuộc đời, đã gặt hái được thêm một ít khôn ngoan và kiên nhẫn.(De la vieillesse, page 68). Lorsque les tous jeunes gens, encore inconscients sentant uniquement la supériorité đe leur force, rient dans notre dos, s’amusent de notre démarche mal assurée, de nos quelques cheveux blancs, de notre cou maigre et ridé, nous nous souvenons qu’autrefois, habités par la même force et tout aussi inconscients, nous avons souri nous aussi. Mais au lieu d’éprouver à présent un sentiment d’infériorité et de défaite, nous nous réjouissons d’avoir franchi cette étape de notre vie, d’avoir un tout petit peu gagné en sagesse et en patience. *Tuổi già là cội nguồn của bao nhiêu là nỗi đớn đau, nhưng đồng thời cũng của biết bao là vẻ đẹp. Để đối phó với các khổ ải của cuộc đời, trong ta đã nẩy sinh ra sự lãng quên, sự mệt mỏi và lòng nhẫn nhục. Tất cả có thể được biểu hiện ra bằng những hình thức như thái độ buông xuôi, lòng chai đá và thờ ơ vô lường. Nhưng nhìn dưới một ánh sáng hơi khác thì đây là sự thanh tịnh, sự kiên nhẫn, tính hài hước, một mức độ khôn ngoan cao cả của Lão giáo. (La veillesse est source, page 71). La vieillesse est source de bien des douleurs, mais de bien des grâces aussi.Pour nous mettre à l’abri de nos problèmes et de nos souffrances, elle fait naỵtre en nous l’oubli,la fatigue et la résignation. Cela peut prendre la forme de l’indolence, de la sclérose, d’une indifférence atroce : mais sous l’ éclairage légèrement différent d’un autre instant, cela peut apparaỵtre comme la tranquilité, de la patience, de l’humour, un degré élevé de sagesse, le Tao. *Tuổi già giúp chúng ta vượt qua biết bao là hoàn cảnh. Khi một cụ già lắc đầu hay than thở một việc nào đó, có người thì cho đó là biểu thị của một sự khôn ngoan sáng suốt, còn kẻ thì cho đó là dấu hiệu của sự già nua. (La vieillesse est source, page 72). *Chỉ khi về già chúng ta mới nhận thấy rằng nét đẹp của tạo hóa rất ư là hiếm hoi. Chúng ta mới cảm nhận được sự nhiệm mầu của một đóa hoa hé nở giữa khung cảnh điêu tàn đổ nát vương vãi các khẩu đại bác, sự tồn tại của các tác phẩm văn chương giữa các trang báo và các tỷ giá hối đoái.(La vieillesse est source, page 71). *Kể cả trong những lúc không nghi ngờ, người già vẫn mãi lo tìm về quá khứ, về những gì đã bị đánh mất đi một cách vĩnh viễn rồi. Nhưng thật ra chả có gì là mất, chả có gì thuộc về quá khứ cả vì trong một vài hoàn cảnh chẳng hạn như qua văn chương, những vật đánh mất có thể được tìm thấy trở lại và chúng được khấu trừ mãi mãi khỏi thời quá khứ. (Le gỏt pour les habitudes établies et la répétition, page 142) Même lorsqu’ils ne s’en doutent pas,les gens âgé sont à la recherche du passé, de ce qui semble irrémédiablement perdu et qui pourtant n’est ni perdu ni forcément passé, car dans certaines circonstances, par exemple à travers la litérature, ces choses peuvent être retrouvées,soustraites pour toujours aux époques révolues. *Lúc già và khi đã chu toàn xong nhiệm vụ thì chúng ta có quyền tiếp cận cái chết trong sự yên lặng. (La vérité, page 144). *Mọi hành trình nhằm mục đích đưa ta vào buổi sáng ban mai hay vào đêm tối tĩnh mịch, đều dẫn đến cõi chết, một sự tái sanh đau đớn mà linh hồn rất e ngại. Nhưng khi đến được cuối hành trình, tất cả đều phải chết, đều tái sanh vì Mẹ vĩnh cửu luôn luôn đưa chúng ta trở lại cuộc sống đời đời.(Nous avons enduré maladies et souffrances, page 152) Tout cheminement, qu’il ait pour but le soleil ou la nuit, aboutit à la mort, à une renaissance douloureuse que l’âme craint. Mais les hommes font le chemin, tous meurent, tous renaissent car la Mère éternelle les ramène infiniment à la vie. Montréal Sept 29, 2010 Đọc thêm.-Chu Dung Cơ- Thanh Dũng dịch. Tâm sự tuổi già -Tiến sĩ Trần An Bài, Cảm nghiệm về tuổi già -Nguyễn Văn Sở, Già ơi, chào mi -Nguyễn Thượng Chánh *Bóng hoàng hôn
|