Home Đời Sống Tài Liệu Trong 5 Năm, Một Quyển Sách Làm Thay Đổi Trung quốc

Trong 5 Năm, Một Quyển Sách Làm Thay Đổi Trung quốc PDF Print E-mail
Tác Giả: Dane Crocker   
Thứ Tư, 03 Tháng 2 Năm 2010 13:29


Sách “Cửu Bình” đã được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng người Hoa ...

Hầu hết người ta đều biết rằng những quyền lực thống trị ở Trung quốc không buông tha những người bất đồng chính kiến; ví dụ nổi tiếng nhất cho điều này là cuộc thảm sát sinh viên năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn.

Còn những gì ít nổi tiếng mà người Tây Phương biết là các phong trào quần chúng của những người bất đồng chính kiến ở trong Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là của những người đã được thúc đẩy bởi quyển sách “Cửu bình cộng sản đảng” (tức là quyển “Chín bài bình luận về đảng Cộng sản”, gọi tắt là ‘Cửu Bình’)

Năm năm trước, vào tháng 11 năm 2004, sách ‘Cửu Bình’ đã được xuất bản. Quyển sách này đã vạch trần theo thứ tự về lịch sử của đảng cộng sản, đặc biệt là của đảng cộng sản Trung quốc, cùng với sự dựng nghiệp và thống trị của nó trong vòng 60 năm qua.  Những bài bình luận này cũng bàn thảo về ý thức hệ của đảng cộng sản Trung quốc trong phạm vi văn hóa Trung Hoa, cùng với chi tiết những tội ác, làm chấn động lòng người, mà đảng cộng sản Trung quốc đã gây ra cho người dân Trung Hoa.

Những tộc ác này là ngập trời khủng khiếp.  Quyển sách này cũng thường nói rằng trong 6 thập niên thống trị, đảng cộng sản Trung quốc đã giết nhiều người hơn là đảng Nazi của Đức và đảng cộng sản Xô Viết của Nga cộng lại

Sách “Cửu Bình” đã được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng người Hoa, ở cả quốc nội lẫn bên ngoài Trung hoa đại lục.

Mặc dù có nhiều sách chỉ trích về chế độ Cộng sản đã được xuất bản, nhưng không quyển nào có tác dụng bao trùm lên người dân Trung quốc như  quyển “Cửu Bình” đã làm.  Thực ra nhiều nhà báo và học giả Trung quốc nói rằng quyển sách “Cửu bình” này có tác dụng chuyển hóa đối với xã  hội Trung quốc.

Ông Wu Baozhang là một nhà báo, từng làm việc 27 năm cho báo Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Cộng.  Gần đây ông giữ chức vụ Giám đốc trong phân bộ Trung quốc của đài phát thanh Quốc Tế Pháp.

Ông nói với phóng viên của báo Đại Kỷ Nguyên, “Trong 5 năm qua, tôi đã giữ quyển “Cửu Bình” ở bên cạnh giường ngủ, rồi đọc đi đọc lại quyển sách này.  Trong những chữ của nó, tôi mơ hồ thấy được dấu hiệu của một nước Trung Hoa tự do dân chủ.”

Mặc dù cuốn sách không đưa ra những đề nghị cho một chế độ thay thế những gì hiện tại một cách đặc biệt, nhưng nó khẳng định rằng chế độ hiện thời đang thất bại và cũng đang kéo mọi người đi xuống cùng với nó.

Trong “Cửu Bình”, các tác giả viết rằng, “đảng Cộng sản Trung quốc đang bước dần tới sự giải thể hoàn toàn của nó.  Nhưng chẳng may, nó vẫn còn trói buộc số phận của nó với nước Trung Hoa trước khi nó bị sụp đổ.”

Cửu Bình còn mô tả rằng một trong những kết quả tai hại nhất dưới sự thống trị của đảng cộng sản Trung quốc đã đến từ tất cả các tuyên truyền thấm nhập vào đầu, trong nghệ thuật, trong  thông tin và giáo dục, mà đã tạo thành một “văn hoá đảng” hữu hiệu đối với dân Trung quốc, bắt buộc họ phải suy nghĩ trong vòng lý luận của đảng cộng sản.

Sách còn nói rằng người Trung quốc, “cần phải tự cứu mình; họ cần nhìn vào trong nội tâm của họ, và họ cần phải phá vỡ, rũ bỏ gông xiềng của đảng cộng sản Trung quốc trong đầu óc.”

Ông Wu đã nêu ra bằng chứng mà người dân Trung quốc bình thường đang bắt đầu làm như vậy.

Những người sống sót trong cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn đã kể lại rằng phần lớn các sinh viên lúc đó đều nghĩ là họ đang giúp đảng thực hiện sự cải tổ -- chứ không thực sự biểu tình để trực tiếp chống lại đảng thống trị.

Tuy nhiên, ở Trung Hoa ngày nay, ký giả đang chứng kiến những người phản kháng hô to các khẩu hiệu mà họ chưa từng bao giờ dám nói, ngay cả nói thầm về nó. Ông Wu đã kể lại các câu chuyện từ vài phóng viên người Pháp mà từ Trung Hoa trở về gần đây.

Ông bảo tại các cuộc biểu tình ở tỉnh Thượng Hải và Quảng Đông, “người ta đã la to, ‘đả đảo Trung Cộng!’......Họ cảm thấy một sự thay đổi lớn lao đang âm ỉ phát lửa trong xã hội Trung quốc.”  Ông Wu nói việc “châm ngòi” sự thay đổi này là nhờ vào công lao của Cửu Bình.

Bàn về phương diện Cửu Bình đã lan tràn khắp xã hội Trung quốc như thế nào, luật sư nhân quyền ở  Thượng hải, ông Zheng Enchong, đã nói với  báo Đại Kỷ Nguyên, ngay cả trong các trường Đảng (trường học được thành lập đặc biệt để huấn luyện các lãnh đạo mới trong đảng cộng sản Trung quốc) học trò cũng như các giảng viên, nhân viên của trường đều bí mật đọc Cửu Bình. 

“Khi tôi là giáo sư đại học phân khoa Văn Chương tại Hắc Long Giang, tôi có một nữ sinh viên đã từng là giáo sư của một trường đảng trong khu đô thị của tỉnh, và cũng là một giáo sư của đại học Kinh Tế và Mậu Dịch tại Bắc kinh.  Bà ta nói rằng các giáo sư tại trường của đảng đã đọc Cửu Bình,” ông Zhen cho biết.

Nhiều viên chức cao cấp rời bỏ Đảng, từ Trung quốc đến tỵ nạn chính trị trong những năm gần đây, đã cho biết, sau khi họ đọc xong Cửu Bình thì họ quyết định từ bỏ Đảng. Ví dụ như ông Jia Jia, một viên chức cao cấp từ tỉnh Sơn Tây, và Chen Yonglin, cựu Tham vụ Ngoại giao sứ quán đã bước ra khỏi tòa lãnh sự Trung cộng ở Úc Đại Lợi để xin tỵ nạn chính trị.

“Đảng cộng sản Trung quốc không dám công khai bàn luận những sự kiện đề cập trong Cửu Bình, và nó cũng không dám tranh cãi, chứng minh Cửu Bình nói sai.... Trung Cộng không đề cập đến Cửu Bình trong bất cứ tài liệu giáo dục nào được sử dụng trong các trường của đảng, giả vờ như là Cửu Bình không hiện hữu,”  ông Zhen đã nói vậy, và thêm rằng “đảng cộng sản Trung quốc rất sợ hãi.”

Cửu Bình là nguồn lực đáng kể đã khơi động nhiều phong trào của những người bất đồng ý kiến với chính quyền ở Trung quốc hiện nay.  Không nghi ngờ gì nữa, phong trào Thoái Đảng (hay từ bỏ Đảng) là phong trào nổi tiếng nhất trong số này.

Thoái Đảng, có nghĩa là từ bỏ đoàn Thanh Niên cộng sản, đội Thiếu Nhi Tiền phong, và đảng Cộng sản Trung quốc.  Vào lúc nào đó trong cuộc đời của họ, hầu như mỗi người công dân Trung quốc đều phải gia nhập một trong ba tổ chức này.

Theo mạng lưới điện tử Thoái Đảng, họ đã nhận hơn 60 triệu công bố từ những người tuyên cáo từ bỏ Đảng, mức độ hiện thời là có 50.000 công bố thoái đảng mỗi ngày.


Có lẽ bởi vì mạng lưới này không thể xác định sự chính xác của con số này, rất nhiều người, kể cả nhiều “chuyên gia về Trung quốc” ở phương Tây, đã bác bỏ nó hoàn toàn.

Tuy nhiên, ông Zhen nói ông tin rằng phong trào này thấm nhập rất rộng lớn

“Mặc dù họ chưa công khai thoái bỏ đảng cộng sản Trung quốc với tên thật hay tên giả của họ, trên thực tế, tôi nghĩ rằng số người ở đại lục mà thoái bỏ đảng cộng sản và các tổ chức liên hệ của nó còn vượt rất xa hơn con số đã được ghi chép ở hải ngoại.”

Ông Zhen đã nói đây là phản ảnh khả năng giải thể “văn hóa đảng” còn tồn tại trong đầu óc người dân, của Cửu Bình.  “Văn hóa Đảng” này không còn có thể đặt chân vững vàng giữa dân chúng.  Những gì văn hóa Đảng đưa cho công chúng là một văn hóa thối nát.”

Ông  mô tả “văn hóa Đảng” như là một văn hóa của bạo lực và đấu tranh giai cấp, và “chẳng có gì tốt lành trong văn hóa đảng này.”

Chuyên gia luật pháp Trung quốc, ông Yuan Hongbinh, là cựu giáo sư Luật khoa của Đại học Bắc Kinh, và cũng là tác giả của nhiều cuốn sách viết về đời sống tại Trung quốc dưới sự thống trị độc tài.

Nói về vấn đề tại sao Cửu Bình lại trở thành cây gậy sấm sét trong tay những người bất đồng chính kiến, ông Yuan đã nói là ông nghĩ rằng Cửu Bình là quyển sách dễ hiểu và đầy đủ bao quát nhất so với nhiều sách khác mà cũng tả chi tiết về sự độc tài của đảng cộng sản Trung quốc. 

Ông cũng nói rằng, “Sự lan tràn sâu rộng của Cửu Bình là không thể tách khỏi những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công.  Bởi vì trong nhiều năm cho tới hiện giờ, các học viên Pháp Luân Công đã bỏ công sức rất nhiều trong việc phổ biến Cửu Bình để hoàn thành mục đích của họ là làm cho người dân thức tỉnh.  Tôi nghĩ rằng việc phổ biến Cửu Bình cũng mang đầy đủ ý nghĩa như chính quyển sách Cửu Bình vậy.”

Rằng Cửu Bình có nhiều tin tức về cuộc bức hại Pháp Luân Công, một tội ác to lớn mà chế độ Trung cộng đang tích cực che dấu, cũng có thể giải thích sự cộng hưởng của họ.

Như ông Yuan nói, “Sự tàn bạo của cuộc bức hại này rất là ghê gớm.  Cuộc bức hại do đảng cộng sản Trung quốc làm đối với học viên Pháp Luân Công là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trong thời đại của chúng ta.”