Bảo lãnh con dưới 21 tuổi: Luật bảo vệ tuổi vị thành niên (CSPA) của Sở Di Trú Hoa Kỳ |
Tác Giả: Hà Ngọc Cư | |||
Thứ Sáu, 01 Tháng 1 Năm 2010 22:15 | |||
Luật Bảo Vệ Tuổi Vị Thành Niên (Child Status Protection Act, viết tắt là CSPA) mặc dầu đã ban hành trên 7 năm (ngày 6 Tháng Tám, 2002) nhưng đến nay vẫn có nhiều người không hiểu rõ nội dung của đạo luật này, do đó tạo ra nhiều ngộ nhận, kết quả là nhiều người bị tiền mất tật mang. Mặc dầu chúng tôi đã dịch văn bản của CPSA nhưng thấy vẫn nên phổ biến chỉ đạo mới của Sở Di Trú để giúp độc giả nào chưa có tài liệu này. Luật CPSA có hiệu lực từ ngày 6 Tháng Tám, 2002. Trước khi đạo luật này được ban hành thì tuổi vị thành niên (dưới 21 tuổi) của người xin định cư được tính vào lúc phỏng vấn ở tòa lãnh sự hoặc lúc phỏng vấn ở Sở Di Trú để lấy thẻ xanh. Vì thời gian chờ ngày ưu tiên visa của mình đáo hạn có khi kéo dài cả trên chục năm nên lúc được phỏng vấn đa số đã quá tuổi vị thành niên(age-out) nên bị từ chối visa hoặc thẻ xanh. Luật CPSA có mục đích tháo gỡ nỗi oan ức này. Luật này rất phức tạp nên ngay cả nhân viên của Sở Di Trú (từ nay xin được viết tắt là INS) phải công bố nhiều hướng dẫn để soi sáng các khúc mắc của CSPA. Dưới đây là những phần quan trọng của tài liệu hướng dẫn tức Chỉ Ðạo Mới do Sở Di Trú phổ biến ngày 06 Tháng Năm, 2008 Hỏi: Luật CSPA là gì? Ðáp: CSPA thay đổi định nghĩa về (nghĩa là ai được coi là) trẻ vị thành niên (dưới 21 tuổi) cho mục đích cấp visa bởi Bộ Ngoại Giao (do các sứ quán thực hiện) hoặc cho mục đích cấp thẻ xanh bởi Sở Di Trú. CSPA quy định rằng nếu bạn là công dân Hoa Kỳ và bạn nộp đơn bảo lãnh I-130 cho con dưới 21 tuổi, thì người con đó tiếp tục được coi là vị thành niên (dưới 21 tuổi) cho mục đích di trú kể cả trường hợp Sở Di Trú không giải quyết đơn bảo lãnh cho đứa nhỏ đó khi nó đã tới tuổi 21. Con của thường trú nhân cũng được hưởng quyền lợi của đạo luật này. H: Ai được hưởng các quyền lợi dưới Chỉ Ðạo Mới của CSPA? Ð: Theo Chỉ Ðạo Mới, người có đơn bảo lãnh đã được chấp thuận (Approved I-130) trước ngày CSPA có hiệu lực mà chưa nộp đơn xin quy chế thường trú (xin thẻ xanh hay xin visa di dân ) vào ngày CSPA có hiệu lực cũng được hưởng quyền lợi của CSPA. Trước khi có Chỉ Ðạo Mới (5 Tháng Sáu, 2008) INS không áp dụng điều này. Chỉ Ðạo Mới cho thêm nhiều người, kể cả những người sau khi có đạo luật CSPA mà chưa hề xin thẻ xanh hoặc đơn xin thẻ xanh đã bị bác vì lý do quá tuổi H: Có những cứu xét khác tác động đến các điều kiện thụ hưởng CSPA không? Ð: Có. - Chỉ Ðạo Mới không bao gồm những người mà trước ngày 06 Tháng Tám, 2002 (ngày CSPA có hiệu lực) đơn bảo lãnh (cho trẻ vị thành niên) đã được giải quyết chung cục. - Nếu đơn xin thẻ xanh nộp sau ngày CSPA có hiệu lực và bị từ chối thì sự từ chối đó phải hoàn toàn dựa vào việc đương đơn không còn là vị thành niên vì CSPA đã không được áp dụng. Ðơn xin thẻ xanh có thể bị từ chối dưới nhiều lý do khác lý do CSPA, trong trường này thì Chỉ Ðạo Mới CSPA không được áp dụng. Sau hết , nếu đơn xin Visa Di Dân được chấp thuận trước ngày 06 Tháng Tám, 2002 và đương đơn không nộp đơn xin thẻ xanh sau ngày CSPA có hiệu lực thì vẫn có thể được cứu xét nếu: (1) Nếu đương đơn là vợ/chồng hay bố/mẹ hay con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ. (2) Visa của mình đáo hạn (available) từ ngày 7 Tháng Tám, 2007 trở về sau và không nộp đơn xin thẻ xanh trong vòng 1 năm kể từ ngày đơn I-130 được chấp thuận và ngày Visa của mình đáo hạn. H: Có gì khác biệt nếu đứa trẻ tới 21 tuổi trước hay sau ngày CSPA có hiệu lực để được hưởng các quyền lợi của Chỉ Ðạo Mới? Ð: Không. Miễn là đương đơn chưa nhận được quyết định chung cục của INS trước ngày 06 Tháng Tám, 2002 về đơn xin thẻ xanh dựa trên đơn bảo lãnh I-130 mà đương đơn xin đi như một trẻ vị thành niên. H: Xin giải thích quyền lợi khác nhau giữa đơn bảo lãnh của công dân Mỹ và thường trú nhân Ð: Ðơn bảo lãnh cho con độc thân vị thành niên của bố/mẹ là công dân Mỹ Nếu đứa nhỏ còn dưới 21 tuổi vào lúc bố/mẹ nộp đơn bảo lãnh (mẫu I-130) thì đứa nhỏ không bao giờ bị quá tuổi (age out). Nó sẽ được cấp thẻ xanh theo diện ưu tiên của immediate relative (nghĩa là không phải xếp hàng cần chờ đợi visa, visa luôn luôn có sẵn cho diện immediate relative, xin nhắc lại: Immediate Relative là con độc thân dưới 21 tuổi; hay vợ/chồng; hay bố/mẹ của công dân Mỹ) miễn là INS chưa có quyết định chung cục trước ngày 06 Tháng Tám, 2002 cho đơn bảo lãnh cho con vị thành niên. Ðơn bảo lãnh cho con độc thân vị thành niên của bố/mẹ là thường trú nhân. Nếu đơn bảo lãnh (I-130) được chấp thuận (approved) và ngày ưu tiên visa đáo hạn trước khi đứa nhỏ tới 21 tuổi thì đứa nhỏ đó sẽ không bao giờ bị quá tuổi (age out), miễn là nó chưa nhận được quyết định chung cục trước ngày 06 Tháng Tám, 2002 của INS về đơn bảo lãnh của bố/mẹ (cho con vị thành niên còn độc thân). Ðể được hưởng quyền lợi của đạo luật CSPA thì nó phải nộp đơn xin thẻ xanh (hoặc xin phỏng vấn ở sứ quán) trong vòng một năm kể từ khi ưu tiên visa của nó đáo hạn. H: Ta tính tuổi CSPA như thế nào? Ð: Tuổi của người con thuộc diện phải chờ Visa đáo hạn hoặc con đi theo bố mẹ được tính theo ngày đáo hạn Visa của đương đơn chính (principal applicant) như sau: Tuổi CSPA của đứa nhỏ được tính bằng cách lấy số tuổi thực của đứa nhỏ vào ngày Visa của bố/mẹ đáo hạn trừ đi số ngày chờ Visa của bố/mẹ đáo hạn. Nếu “tuổi CSPA” dưới 21 thì đứa nhỏ không bị quá tuổi để được cấp thẻ xanh hoặc vào Mỹ. Thí dụ: Số năm chờ Visa đáo hạn là 10 năm; vào lúc Visa đáo hạn thì đứa nhỏ 27 tuổi. Vậy “tuổi CSPA” của nó là: 27-10=17. Như vậy đứa nhỏ vẫn còn là vị thành niên theo Luật Di Trú. Một cách cụ thể hơn: Thí dụ: Vào Tháng Chín, năm 2009 ngày đáo hạn Visa của bố/mẹ đứa nhỏ thuộc diện F-3 là 22 May 2001. Tuổi thực của nó vào Tháng Chín, năm 2009 (thí dụ nó sinh Tháng Giêng năm 1983) là 26 năm 4 tháng tuổi. Nếu đơn bảo lãnh của bố mẹ nó nộp vào Tháng Jan 2003, thì thời gian bố mẹ nó chờ Visa đáo hạn là 6 năm 4 tháng. Vậy tuổi CSPA của đứa nhỏ này là: 26 năm 4 tháng - 6 năm 4 tháng = 20 tuổi CSPA. Nó vẫn là vị thành niên. Trong thực tế Trung Tâm Chiêu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, viết tắt là NVC), khi gửi “bill” đóng Lệ Phí Visa họ đã tính tuổi CSPA cho mình rồi. Nếu bạn cảm thấy họ tính lầm thì có thể khiếu nại. Xin nhớ thẩm quyền cuối cùng thuộc về Sứ Quán Mỹ, vì thế trong thư gửi kèm theo bill, họ có nhắc nhở rằng: “Trẻ em qua 21 tuổi sau khi đơn bảo lãnh của bố/mẹ được INS chấp thuận sẽ không được vào Mỹ cùng với bố/mẹ theo đơn bảo lãnh này. Trong vài trường hợp, luật CSPA có thể cho phép trẻ em đã qua 21 tuổi, nếu bạn nghĩ rằng CSPA có thể áp dụng cho đứa nhỏ thì xin viết thư cho NVC với lời giải thích đầy đủ chi tiết. NVC sẽ chuyển đến Sứ Quán Mỹ để nơi đây quyết định. Ðộc giả có thể e-mail cho NVC ở địa chỉ: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it Ðịa chỉ và điện thoại của NVC: Attn WC Giáo Sư Hà Ngọc Cư là giám đốc điều hành cơ quan CISS, chuyên lo về di dân và tị nạn có văn phòng tại Houston, Texas.
|