35 năm, và những căn nhà của một di dân |
Tác Giả: Trần Kỳ Phong | |||||||||
Thứ Sáu, 12 Tháng 3 Năm 2010 19:39 | |||||||||
Để tóm gọn 35 năm đầu tiên của cuộc sống người Mỹ gốc Việt, tôi nghĩ đến mái nhà. Không chỉ theo ý niệm - và ý nghĩa về một cộng đồng được xây dựng trên nền tảng của sự mất mát và tái định cư - mà là gạch và vôi vữa để xây nhà thực sự. Những
Có thể nền kinh tế suy thoái bởi thị trường nhà cửa sụp đổ. Có thể mới đây nhà của tôi đã đóng hồ sơ tái tài trợ. Hoặc hai lần tu sửa lại chỉ trong vòng chưa đến 14 tháng. Nhưng, khi nghĩ lại 35 năm đã qua, tôi không ngừng tìm về những mái nhà nơi gia đình tôi từng sống qua, và nhớ lại rằng, mỗi nơi nói lên một câu chuyện về người Mỹ gốc Việt của chúng tôi. *** Mái ấm đầu tiên của chúng tôi là căn chung cư ở Huntsville, Alabama. Chúng tôi sống nơi đây một năm sau khi được bảo lãnh ra khỏi trại tỵ nạn ở Fort Chafee, Arkansas. Nhờ máy điện toán và sự màu nhiệm của Google Maps, tôi dò tìm lại được căn chung cư. Nó xấu xí, buồn tẻ, và nằm trụt vào bên trong một ngã tư lớn. Tôi nghĩ đến cha tôi. Người trở về sau mỗi ngày làm công việc rửa chén bát, còn mẹ thì từ một trường đại học cộng đồng. Tôi hình dung đến chị và anh tôi ở tuổi năm và bảy, sung sướng được tha hồ nói tiếng Việt sau một ngày ở trường mà mắt luôn mở trố, nhưng miệng lại ngậm câm. Còn tôi thì sao? Chỉ mới là một trẻ sơ sinh. Một bài báo kể rằng tôi là người Việt đầu tiên ra đời ở tiểu bang Alabama. Ở Alabama, chúng tôi chỉ là những nhà tiên phong bất đắc dĩ, không hơn không kém. *** Mái ấm đầu tiên thực sự thuộc về chúng tôi là một căn thuê ở Gardena, California. Cha mẹ tôi dọn về California ngay khi khả năng cho phép, để được hưởng nắng ấm và đoàn tụ với bà con thân thuộc. Một lần nữa, nhà chúng tôi nằm ngay trên một con đường lớn, xe cộ qua lại đông đúc, và tôi biết mẹ tôi cứ thường xuyên thấp thỏm sợ chúng tôi bị xe đụng. Hồi còn sống ở đó, tôi còn quá nhỏ nên hầu hết ký ức chỉ liên quan đến thời thơ ấu. Tôi nhớ lần đầu tiên được ngồi trên Big Wheel, xem phim quái vật vào những dịp nghỉ lễ, dự những tiệc sinh nhật dành cho trẻ con. Thuở ấy, mẹ tôi làm việc văn phòng, còn cha tôi thì làm chủ một cửa tiệm bán tủ giường. Một ngày nọ, tôi lái xe ngang qua ngôi nhà cũ đó. Bây giờ nó đã sơn lại màu khác và chung quanh có thêm một lớp rào. Điều làm tôi kinh ngạc nhất là nó trông nhỏ làm sao. Tôi thấy buồn cười nghĩ đến hai căn phòng chật hẹp và chiếc giường ba tầng mà cha tôi tự đóng cho chúng tôi. Anh tôi nằm sát trần, sát đến nỗi, có thể đưa tay là chạm được trần. Ở Gardena, chúng tôi đổ dồn tất cả cho cuộc sống. *** Căn nhà tôi biết rõ hơn hết là một căn duplex, hình hộp, màu vàng, nằm ở mạn Bắc thành phố Long Beach, California. Nó không thuộc loại mỹ miều nhất ở trong khu vực hết sức tráng lệ này, nhưng ít ra chúng tôi là chủ của nó. Mãi tới bây giờ nhìn lại, tôi vẫn thấy đó là một phép lạ, cha mẹ tôi mua được nhà chỉ năm năm sau khi chúng tôi đến định cư trên xứ sở này. Căn nhà này là 'trọng tâm' trong đời sống chúng tôi. Chúng tôi lớn lên ở đây, lấy được bằng lái xe, tốt nghiệp trung học, rồi lên đại học, tất cả đều ở đây. Ngôi nhà chứng kiến cuộc hôn nhân của anh chị tôi, sự ra đời của ba cháu trai và một cháu gái. Một thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ ba đang thành hình. Điều nổi bật nhất về ngôi nhà ba phòng ngủ với một vườn cây ăn trái lớn này là, biết bao người đã sống qua trong nhiều năm tháng. Vì chúng tôi đều là dân tị nạn nên mẹ tôi có liên hệ với nhiều người từ Việt Nam mới sang trong hai thập niên 80 và 90. Từ một bà cô vượt biên bằng thuyền, đến một cặp vợ chồng son với một em bé mới sinh, đến một người anh em họ ở trọ để học nội trú y khoa. Nói chung, có ít nhất là 20 người từng gọi nơi đây là nhà. Chúng tôi đã bén rễ ở Long Beach. *** Xong đại học, đám trẻ tụi tôi dọn đi tứ tán. Anh tôi lên Oregon, chị ở lại Nam California, còn tôi kiếm được việc ở Oakland, California và sống trong một ngôi nhà tồi tàn mà ngói trên mái thì 'cái sụt cái còn,' khiến nó trông như một lão già lôi thôi lếch thếch. Dầu rằng đây không phải là lần đầu tiên tôi ra sống tự lập, đây lại là lần đầu tôi phải sống xa nhà. Ở vùng Temescal, tôi khám phá thêm nhờ đi bộ, hiểu cách sử dụng phương tiện công cộng, và khuynh hướng chính trị cấp tiến. Tôi say mê chốn này, nếu không muốn nói rằng, tôi yêu nó. Về sau tôi dọn đến một chung cư tân thời nằm ở Lake Merritt, nơi đèn tím chạy vòng quanh hồ trông như một cái vòng xuyến đeo tay. Chính nơi đây, tôi theo học lớp viết văn, quyết định trở thành nhà văn, và tìm đến một cộng đồng bè bạn và giới nghệ sĩ trong tổ chức :Vietnamese Artists Collective.' *** Trong chuyến du hành đầu tiên mà cũng là duy nhất về Việt Nam, mẹ tôi và tôi lưu lại cùng con phố nơi mà bà và ba tôi đã sống trước khi họ vượt biên. Đó là quận 3, và cũng như những khu vực khác ở Sài Gòn, đây là nơi huyên náo và sinh động, hàng quán san sát, sạp bán thực phẩm khắp nơi, trẻ con nô đùa và xe gắn máy phóng ào ào. Mẹ tôi muốn tôi hiểu thêm về bà, về cuộc chiến và gia đình. Bà dẫn tôi đến ngôi giáo đường nơi ba mẹ tôi làm lễ thành hôn, đi thăm mộ ông bà, thăm lại ngôi nhà chúng tôi từng làm chủ, rồi bỏ lại mà đi, một căn lầu ba tầng đúc bằng xi-măng, trông có vẻ 'ngầu' và cách biệt. Một hôm cỡi xe đi cùng với người anh em họ, chúng tôi chạy ngang qua một tòa nhà xây bằng bê-tông. Anh ấy cho biết đấy là một bệnh viện nơi anh chị tôi ra chào đời, anh tiếp, 'Lẽ ra mày cũng ra đời ở đó.' Nghe vậy tôi thấy hơi 'căng.' Anh ấy như cảm được niềm cảm kích của tôi và rù máy dọt đi. Ở Sài Gòn, tôi tưởng tượng đến một đời sống chưa hề được biết đến. *** Tôi trở về Long Beach, với ngay chính ngôi nhà nơi tôi trưởng thành. Bây giờ nó trông khác đi nhiều. Không phải khác ở lớp sơn và sàn nhà mà tôi mới thay sau này, hay cái skylight làm sáng sủa cái hành lang một thời âm u, cũng không khác ở cái studio tân tiến do chính tay tôi làm để ngồi viết bài này. Chính sự trống vắng của căn nhà mà nay nó trở nên khác lạ. Anh tôi cùng gia đình hiện sống ở Oregon. Chị tôi cùng ba con dọn qua Hawaii. Thời gian đã làm thay đổi người Mỹ gốc Việt chúng tôi; chúng tôi không còn có người ngoài đến cùng sống chung và đã nhiều năm không hề có ai dọn đến. Giờ đây, chỉ còn tôi và cha tôi, nay đã 74 tuổi, tai đã lãng và bước đi khập khiểng sau một cơn đột quỵ vài năm trước đây. Mẹ tôi không còn nữa, bà ra đi hồi. Tháng Ba vừa qua, ba năm rưỡi sau một trận đột quỵ nặng. Đây là lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh và Tết Ta đầu tiên chúng tôi thiếu vắng bà. Trở lại Long Beach, chúng tôi học để chấp nhận sự mất mát. *** Một ngày nào đó, tôi sẽ đem rao bán căn nhà này hoặc đem cho thuê. Tôi muốn đến sống gần nước. Có thể tôi sẽ dọn trở về vùng Vịnh, hoặc phiêu lưu sang một nước khác. Tôi mơ tưởng đang bước đi nơi khu dinh điền cổ Bluff Park ở Long Beach. Hoặc sống trên một con đường đẹp đẽ có hàng cây viền hai bên ở vùng Alameda xinh tươi. Lái xe đi trên các thành phố cuồng nhiệt như Mexico City, Paris hay Sài Gòn. Trong căn nhà sắp đến, câu chuyện về người Mỹ gốc Việt của chúng tôi vẫn còn là đề tài để viết. *** Bản Anh Ngữ Thirty-five years of Vietnamese America through the homes of one writer By Ky-Phong Tran In trying to encapsulate the first 35 years of Vietnamese America, I think of home. Not just the concept - and what it means to a community that was founded on loss and resettlement - but the actual bricks and mortars of a house. The neighborhoods we grew up in. The rooms that hold so many memories. Perhaps it’s the economic recession brought on by the housing market crash. Maybe the recent close of my home refinancing. Or guiding two home remodeling projects in less than 14 months. But when I think of the last 35 years, I return again and again to the homes my family and I lived in and how each told a different story of our Vietnamese America. * * * Our first home was an apartment in Huntsville, Ala. We lived there for a year after we were sponsored out of the refugee camp in Fort Chafee, Ark. Thanks to the magic of Google Maps, I tracked down the apartment building on my computer. It is ugly and drab and sits just off a large intersection. I think of my parents retuning home, my dad from a day of washing dishes and my mom going to community college. I imagine my sister and brother, 5 and 7 years old respectively, happy to speak Vietnamese after a day of being wide-eyed and close-mouthed at school. Me? I am a newborn baby. A newspaper article says I am the first Vietnamese person ever born in the state of Alabama. In Alabama, we are reluctant pioneers. * * * The first house we ever lived in was a rental in Gardena, Calif. As soon as we could, my parents wanted to reunite with relatives and the warm weather of Cali. Again, the house is on a big, busy street, and I know my mom must have worried constantly about us getting hit by a car. Because I was so young when I lived there, most of my memories are of childhood. I remember my first Big Wheel. Monster movie marathons on holidays. Lots of birthday parties for us kids. By then, my mom worked in an office and my dad owned a furniture store. I drove past that house the other day. It’s painted another color and has a fence around it. But what surprised me most is how small it is. I laugh now, thinking of the crammed two bedrooms and the triple-level bunk bed my dad built for my siblings and me to sleep in. My brother slept so close to the ceiling he could reach up and touch it. In Gardena, we make ends meet. * * * The house I know best is a boxy, yellow duplex on the north side of Long Beach, Calif. It’s not the fanciest of houses in the most glamorous of neighborhoods, but we own it. In what I think is a miracle to this very day, my parents managed to buy a house just five years after moving to this country. This house centered us. We grew up here, got our drivers’ licenses, graduated from high school, went off to college. This house witnessed my brother and sister get married and the birth of my three nephews and a niece. A third generation of Vietnamese America becoming. But what’s most remarkable about this small three-bedroom house with its large backyard full of fruit trees is how many people have passed through it through the years. Because we were refugees, my mom could relate to all the newcomers from Viet Nam who came in the 1980’s and 90s. From an aunt who fled by boat to a newlywed couple and their newborn son to a cousin doing his medical school internship, it’s easy to say that at least two dozen people called this place home at one time or another. In Long Beach, we put down roots. * * * After college, the kids move all over. My brother to Oregon. My sister to Northern California. I take a job in Oakland, Calif., and live in a ramshackle craftsman with loose shingles that make it look like a scruffy old man. Though it’s not my first time living on my own, it is my first time living so far from home. In the Temescal area, I discover walking neighborhoods, how to use public transportation, and radical politics. I am enamored, if not in love. I later move to a modern apartment on Lake Merritt, where pink lights circle the lake at night like a bracelet. It’s there that I take writing creative writing classes for the first time, decide to become a writer, and find a community of friends and artists in the Vietnamese Artists Collective. In Oakland, I grow up. * * * On my first and only trip to Viet Nam, my mom and I stay on the very same street my parents lived on before they fled. It is in District 3, and like the rest of Sai Gon, it is rowdy and lively, packed with shops, food stands, kids playing and scooters racing. My mom wants me to understand her, the war, our family. To show me loss, she takes me to the church where she and my dad were married. To my grandparents’ graves. To the house we owned and abandoned. It is three-stories and made of cement, making it cool and distant. One day, riding with my cousin, we pass a concrete building. He tells me that it is a hospital, where my brother and sister were born. “You were supposed to be born there, too,” he says. I tense up. He senses my apprehension and speeds away. In Sai Gon, I imagine a life that never was. * * * I’m back in Long Beach again, the very same house I grew up in. It’s very different from then though. Not just the new paint or floors I recently had installed. Or the skylight that brightens a once-glum hallway. Nor is it the modernist studio I built and from where I’m writing this. It’s the emptiness of the house. My brother and his family live in Oregon now. My sister and her three kids moved to Hawaii. Times have changed in Vietnamese America; we don’t have people stay with us and haven’t for years. Now, it’s just me and my 74-year old dad, hard of hearing and walking with a limp from a stroke he suffered years ago. My mom is gone, having passed away this past March, three-and-a-half years after a major stroke. This will be our first Thanksgiving, Christmas and Tet without her. Back in Long Beach, we learn to accept loss. * * * One day, I’ll sell this house or rent it out. I want to live closer to the water. Maybe I’ll move back to the Bay. Or live out a dream and move to another country. In my next house, my story, our Vietnamese America is still to be written. Tác giả: Trần Kỳ Phong
|