Bổ như thịt vịt |
Tác Giả: tuanquang | |||
Thứ Sáu, 15 Tháng 5 Năm 2009 21:12 | |||
Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thuỷ, trừ nhiệt, bổ hư. Sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng thịt vịt giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần. Y học hiện đại cũng công nhận thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao. ịt có nhiều loại được chọn dùng tuỳ theo mục đích: vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện, vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc. Để làm thuốc nói chung thì nên dùng thịt vịt mái già. Mua vịt ở những nơi bán bảo đảm an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc hay từ thịt vịt: - Vịt hầm sa sâm dưỡng da: vịt già một con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt mổ bụng làm sạch (bỏ lòng) hai vị thuốc cho vào túi buộc miệng, nhét vào bụng, gập đầu vào bụng, buộc lại, hầm chín. Thích hợp với người da khô ráp, chảy máu cam, táo bón. - Canh vịt đỗ trọng hạ huyết áp: thịt vịt 100g nấu 30 phút, gia đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Nấu thêm 15 phút. Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Thích hợp với người bị huyết áp cao, đau đầu chóng mặt, mất ngủ. - Thịt vịt nước mía chữa hen suyễn: thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày ba lần, liền một tuần. - Thịt vịt đậu đỏ chữa thiếu máu: thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, đậu phộng 100g, vỏ bí đao 30g. Nấu thành canh để ăn. - Thịt vịt với tỏi trị viêm thận: vịt một con làm sạch bỏ lòng, cho vào bụng 50g tỏi (bỏ vỏ) khâu lại, nấu chín ăn cái uống nước, 2 - 3 ngày ăn một con. - Thịt vịt giảm lao phổi, ho sốt về chiều: vịt làm sạch hầm với chân giò heo hun (hoặc không) để ăn riêng, hoặc ăn với cháo. Có thể thêm mộc nhĩ trắng, củ cải. - Vịt hầm bách hợp bổ phổi: vịt mái già một con, bách hợp tươi 300g. Vịt mổ bụng bỏ lòng, cho bách hợp vào bụng, tưới hai muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Chưng cách thuỷ cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn, khạc ra máu, ho lao. - Vịt chưng bổ thận: vịt trống già một con, đông trùng hạ thảo 10g, rượu, gừng, hành, muối tiêu vừa đủ. Vịt làm sạch, rạch từ đầu thẳng xuống cổ, cho 3g đông trùng hạ thảo vào, lấy dây buộc lại. Còn lại tất cả cho vào bụng (đã bỏ hết lòng), để vào bát lớn, đặt vào nồi chưng. Món này thích hợp với người di tinh, yếu dương, lưng gối yếu mỏi, ra mồ hôi nhiều. - Canh vịt nấu đan sâm hoạt huyết: thịt vịt 100g, đan sâm 50g. Vịt làm sạch chặt miếng, nấu 60 phút cùng đan sâm bỏ vào túi vải, hoặc nấu đan sâm riêng 30 phút, chắt nước cho vào nồi canh vịt nấu thêm ít phút. Chia hai lần ăn sáng chiều. Thích hợp với người bị trúng phong bán thân bất toại. - Vịt ngọc trúc giảm tiểu đường: vịt mái già một con (1,5kg), ngọc trúc 50g, mạch môn đông 50g, rượu vang 30g. Thuốc cho vào túi vải buộc miệng ngâm nước lạnh ba phút rồi bỏ vào bụng vịt. Đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc lại đặt vào bát to rồi cho vào nồi chưng tới khi vịt chín mềm, bỏ túi thuốc ra vắt lấy nước. Thích hợp với người bị tiểu đường, âm hư miệng khát, uống nhiều nước. Những bệnh tưởng thường gặp Bệnh tim mạch: Chóng mặt, tim đập nhanh, lạnh run, sợ hãi Lo sợ: Bi bệnh thiếu máu não gây tai biến mạch máu não. Thực tế: Bệnh thiếu máu não gây tai biến mạch máu não thường xảy đến những người lớn tuổi vì bị chứng xơ vữa động mạch não, người trẻ không có nguy cơ bị bệnh này. Chóng mặt có thể do xáo trộn tiền đình (cơ quan trong tai có chức năng giữ thăng bằng). Khi tiền đình một bên bị viêm thì người bệnh bị chóng mặt, mất thăng bằng. Triệu chứng có thể hết một thời gian rồi tái phát. Tuy nhiên, bệnh này thường kèm theo chứng giảm kém thính giác và ù tai. Trong trường hợp này có thể chỉ do làm việc quá sức. Lời Khuyên: Nên thư giãn, thở đều, giảm bớt cơn lo sợ. Nếu chứng chóng mặt kéo dài có thể đề nghị bác sĩ cho toa thuốc giảm chóng mặt, dùng với liều lượng thấp. Nên làm các thử nghiệm tổng quát và đến bác sĩ tai-mũi-họng để được khám tai nếu chứng chóng mặt chưa dứt hẳn. Đau âm ỉ ở thắt lưng và hai bên gối cả ngày lẫn đêm Lo sợ: mắc bệnh gout. Thực tế: Gout thường xảy ra ở ngón chân cái, nhưng cũng xuất hiện ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay. Gout thường không xảy ra ở xương sống. Gout lúc đầu rất đau, các khớp xương bị gout sẽ sưng to, đỏ, nóng. Nhiều khi đau lưng cũng chỉ do các bắp thịt ở lưng bị co giãn quá sức. Lời khuyên: Nên khám lâm sàng, thử thần kinh, phản xạ đồng thời đến khám tại bác sĩ thần kinh nội khoa, chụp CT scan hoặc MRI cột sống để biết rõ hơn. Cũng nên chụp X-quang đầu gối. Có thể do dây thần kinh của đốt sống lưng bị chèn ép có thể do viêm khớp thoái hóa, gai xương, lòi địa sụn, hẹp ống tủy sống... Khi ngồi xổm hoặc nằm mà đứng dậy thường bị hoa mắt, chóng mặt Lo sợ: Rối loạn tuần hoàn não. Thực tế: Tình trạng này xảy ra là do thay đổi tư thế từ ngồi hay nằm sang đứng thẳng người lên, hay từ nằm sang ngồi máu trong cơ thể sẽ dồn xuống chân gây tình trạng hạ áp huyết và thiếu máu tạm thời ở não làm chúng ta cảm thấy choáng váng, chóng mặt hoặc đôi khi không thấy gì cả. Người lớn tuổi hệ thống tự luật hoạt động không còn tốt cũng có thể gây ra các triệu chứng trên. Lời khuyên: Khi thay đổi tư thế cần từ từ không nhanh quá, nhất là khi vừa ngủ dậy, hãy mở mắt quan sát xung quanh chừng 1- 2 phút hãy từ từ ngồi dậy. Nên uống nhiều nước tránh tình trạng cơ thể thiếu nước, hạ áp huyết. Bệnh đường tiêu hóa: Ngứa hậu môn Lo sợ: Ung thư hậu môn Thực tế: Có thể chỉ là do giun kim, nếu ngứa nhiều vào ban đêm hoặc do trĩ nếu kèm đau rát, chảy máu. Lời khuyên: Nên giữ vệ sinh hậu môn sạch và khô không mặc quần quá chật hay ẩm ướt. Các triệu chứng khác của ung thư hậu môn tùy thuộc từng giai đoạn của ung thư. Lúc đầu có thể là không có triệu chứng gì. Ở giai đoạn nặng hơn thì người bệnh bắt đầu bị sụt cân rõ rệt, người mệt mỏi chảy máu hậu môn (đây cũng là triệu chứng của trĩ khi sưng phồng và rách). Nên xét nghiệm máu để đo lượng CEA và các thành phần khác cùng với khám nghiệm hậu môn sẽ biết thêm là có bị ung thư hay không. Bệnh đường ruột: Đi ngoài phân lỏng vào khoảng thời gian nhất định. Ngoài thời gian đó không mắc chứng này Lo sợ: Mắc bệnh về đường ruột. Thực tế: Có thể chỉ là do ảnh hưởng tâm lý, khi thần kinh bị căng thẳng, lo lắng quá mức và ăn uống không điều độ cũng làm ruột bồn chồn khó chịu, gây tiêu chảy hoặc táo bón. Lời khuyên: Cố gắng ăn ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ và đầy đủ giữ cho tinh thần bớt căng thẳng và chỉ dùng những thức ăn hợp vệ sinh. Bệnh Thần Kinh: Khi mồ hôi tay chân ra nhiều Lo sợ: Bạn chắc rằng chắc mình bị bệnh phong thấp. Thực tế: Có thể bạn chỉ bị tăng tiết mồ hôi, mồ hôi ra nhiều trong vài bệnh nội tiết, xúc cảm mạnh hoặc do tác dụng vài loại thuốc... Lời khuyên: Hiện nay, giải phẫu có thể giải quyết tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều ở từng vùng nhưng sau khi mổ có thể bị ra mồ hôi nhiều hơn ở thân mình hoặc ở lưỡi. Sản phụ khoa: Huyết trắng đục và có mùi hôi, nhức ở vùng chậu phía dưới Lo sợ: Mắc ung thư cổ tử cung. Thực tế: Huyết trắng bình thường thì chỉ xuất hiện khi gần có kinh nguyệt, không có màu, không mùi hôi, không gây đau, không gây đỏ âm đạo, không ngứa nhiều (có thể hơi ngứa nếu không vệ sinh tốt). Viêm âm đạo thì tùy loại vi trùng hay ký sinh trùng mà dịch tiết có màu (vàng, hoặc xanh, hay lợn cợn như sữa...) hoặc có bọt, có mùi hôi, ngứa nhiều, âm đạo bị đỏ, nóng... Đây là những biểu hiện đặc thù nhưng phải thử dịch tiết. Dịch tiết của viêm âm đạo có thể ra bất cứ lúc nào không nhất thiết phải có kinh nguyệt. Lời khuyên: Nên giữ vùng âm đạo luôn khô sạch, mặc quần lót rộng, thoải mái, chất liệu cotton là tốt hơn cả. Nếu dịch tiết nhiều, gây khó chịu thì nên đi khám bác sĩ. Không nên có quan hệ tình dục khi có nhiều dịch tiết bởi đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Ở tuổi trẻ, nguy cơ bị ung thư tử cung rất thấp. Bệnh tai mũi họng: Nổi hạch cổ Lo sợ: Mắc lao hạch. Thực tế: Ai cũng có hạch ở cổ. Những hạch này lớn lên và đau khi có bệnh nhiễm trùng ở vùng họng. Khi nhiễm trùng dứt thì hạch nhỏ lại, nhưng có khi không nhỏ hẳn, nhưng không còn gây đau nhức. Nếu sức khoẻ vẫn tốt và hạch không tăng trưởng, không đau nhức thì không có vấn đề gì. Hạch cổ và dưới hàm, ho, đau họng, khạc đờm lẫn máu Lo sợ: Bị ung thư vòm họng. Thực tế: Có thể là mắc viêm họng cấp và viêm phế quản nhẹ. Nổi hạch cũng là một phương thức để ngăn chặn sự lan truyền của vi khuẩn. Nếu khạc ra đờm có lẫn máu: máu này có thể đến từ viêm cuống họng hoặc từ phổi. Viêm cuống họng có thể chữa khỏi bằng kháng sinh. Lời khuyên: Khám tai mũi họng, nhất là làm sinh thiết tế bào hạch ở cổ. Nhiều đờm, khạc nhổ suốt ngày, đâu ngực Lo sợ: Mắc lao phổi. Thực tế: Một bệnh rất thông thường là bệnh dị ứng vùng mũi gây ra tiết chất nhờn chảy xuống sau cổ họng, chảy suốt ngày đêm gây ra khạc nhổ, nhất là sau khi ăn xong. Lời khuyên: Dùng thuốc chống dị ứng. Nhổ ra máu, tức ngực Lo sợ: Mắc bệnh về thực quản như chảy máu hay ung thư thực quản. Thực tế: Có thể là chỉ bị viêm xung huyết đường hô hấp trên. Do khạc nhổ liên tục, quá mạnh nên làm vỡ các mao mạch vùng hạ họng gây chảy máu. Khi ho khan, khạc nhổ nhiều sẽ tác động đến lồng ngực và cuống phổi, làm đau tức ngực, sưng cuống phổi. Lời khuyên: Khám bác sĩ tai mũi họng. Cần tránh môi trường bụi bặm, đi ra ngoài đường thì mang khẩu trang để lọc bớt bụi.
|