Thư rơi |
Tác Giả: Nguyễn Hưng Quốc | |||
Thứ Sáu, 21 Tháng 10 Năm 2011 13:37 | |||
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của người Việt là sự chia rẽ.
Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của tệ nạn chia rẽ ấy là hiện tượng thư rơi. Gần đây, lại thêm một hình thức mới: gửi qua email. Ở cả hai hình thức, truyền thống và hiện đại, thư rơi đều có những đặc điểm giống nhau: vu khống và hèn hạ. Bởi, nếu không vu khống và nếu có bằng chứng đàng hoàng, hẳn không ai chọn hình thức tố cáo nặc danh như thế. Và nếu không hèn hạ thì cũng không ai chơi cái trò ném đá giấu tay như thế. Dĩ nhiên, chỉ tương đối thôi. Ở Tây phương, người ta vẫn chơi xấu nhau. Nhưng không chơi xấu theo kiểu thư rơi: lợi bất cập hại. Sau này, nghỉ làm báo, sang Úc dạy học, thỉnh thoảng tôi hỏi một số bạn bè trong báo giới ở Úc và ở Mỹ về tình trạng của các bức thư rơi như thế. Hầu như ai cũng trả lời giống nhau: Thì cũng vậy! Ở Úc, cách đây nhiều năm, có một tiểu bang định phát triển ngành Việt ngữ và Việt học trong các trường trung và tiểu học. Đó là một cơ hội quý báu cho cả cộng đồng. Để trẻ em còn có cơ hội duy trì tiếng Việt. Một giáo sư được Bộ giáo dục đề cử với nhiệm vụ quản lý dự án ấy. Việc bổ nhiệm chưa được công bố, tin đã xì ra ngoài. Gần như ngay tức khắc, Bộ giáo dục tiểu bang nhận được vô số thư rơi tố cáo vị giáo sư ấy là... Việt cộng. Sợ phiền, Bộ giáo dục bèn đổi ý, giao chức vụ quản nhiệm ngành Việt ngữ lại cho một người... Ý. Và cái người Ý ấy, thay vì tìm cách phát triển môn tiếng Việt lại lo phát triển môn tiếng Ý. Kết quả là, mấy năm sau, ở tiểu bang ấy, tiếng Ý thì phát triển như vũ bão còn tiếng Việt thì, dù dân số người Việt rất đông, vẫn cứ lẹt đẹt mãi. Với dân số người Việt khoảng 70,000 người, cả Melbourne có khoảng gần 10,000 học sinh Việt Nam đang học tiếng Việt, từ lớp 1 đến lớp 12. Ai cũng thấy đó là điều cực kỳ may mắn. Thế nhưng không phải ai cũng biết trân quý sự may mắn ấy. Một hôm, người ta nhận được những tờ thư rơi hoặc bỏ ở các cửa tiệm hoặc gửi qua email tố cáo trường này là cộng sản, trường nọ là tham nhũng. Và kêu gọi phụ huynh tẩy chay các trường ấy. Các đây khá lâu, tôi có một người bạn làm việc trong ngành truyền thông được chính phủ Úc tài trợ. Anh ấy là một ký giả xuất sắc. Rời Việt Nam sang Úc định cư lúc còn nhỏ (mới 13 hay 14 tuổi gì đó), anh vừa giỏi tiếng Anh vừa giỏi tiếng Việt. Lại được rèn luyện trong môi trường giáo dục Tây phương, các bài viết của anh đều có tính khoa học cao: tài liệu cập nhật và chính xác, được diễn dịch một cách khách quan và phân tích một cách sâu sắc. Nhưng khi tiếng tăm của anh càng nổi, anh nhận được càng nhiều những bức thư rơi tố cáo anh là Việt cộng! Thời ấy, computer chưa phổ biến, hầu hết thư rơi đều viết tay. Có điều, dù ký nhiều tên khác nhau, các bức thư ấy đều có cùng một nét chữ. Anh bạn của tôi giữ tất cả các bức thư ấy để làm... kỷ niệm. Mấy năm sau, do một dịp tình cờ, anh phát hiện ra người viết các bức thư nặc danh tố cáo anh là Việt cộng ấy chính là một người quen của anh. Cũng nét chữ ấy. Cũng giọng điệu ấy. Anh hỡi ơi! Chủ yếu là do người ấy dốt computer. Tưởng cứ việc bịa ra một địa chỉ email giả là tha hồ gửi thư rơi bêu xấu thiên hạ. Ông ấy không biết phần lớn các hồ sơ trong computer đều mang danh tính của chủ nhân. Chính vì thế, sau đó, ông bị bắt quả tang. Đó là ai? Không phải là một Việt cộng đâu. Mà là một thầy giáo. Hậu quả là ông ấy bị đuổi việc và phải rời khỏi văn phòng, trả computer lại cho nhà trường, cấm sử dụng email của nhà trường, gần như ngay tức khắc.
|