Home CĐ Việt Xây Dựng CĐ Việt Phỏng Vấn Đức Ông Phạm Quốc Tuấn: Cộng Đoàn Việt Đang Lớn Mạnh

Phỏng Vấn Đức Ông Phạm Quốc Tuấn: Cộng Đoàn Việt Đang Lớn Mạnh PDF Print E-mail
Tác Giả: Tường Chinh   
Chúa Nhật, 16 Tháng 10 Năm 2011 13:20

Cộng đoàn Giáo dân Việt Nam được thành lập 23 năm tại Nhà thờ Thánh Linh (Holy Spririt Church).

 Tọa lạc tại thành phố Fountain Valley, cách khu Little Sàigòn khoảng 5 phút lái xe, ngôi thánh đường nhỏ này lại có sức thu hút hàng trăm ngàn giáo dân mỗi năm đến đây tham dự các Thánh lễ hàng tuần.


Đức Ông Phạm Quốc Tuấn.

Theo anh Nguyễn Tri Phong, chủ tịch cộng đoàn Thánh Linh cho biết: Mỗi tuần, nhà thờ đón từ 8,000-10,000 giáo dân thuộc đủ mọi sắc tộc như Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Mỹ và phần lớn gíáo dân là người Mỹ gốc Việt chúng ta cho tổng cộng 10 thánh lễ Chúa Nhật. 

Bên cạnh giáo dân Công Giáo, có khoảng 289 Linh Mục thuộc các sắc dân bao gồm Giám Mục Tod Brown, hai Giám Mục phụ tá là Dominic Mai Thanh Lương và Cirilo Flores, và có khoảng 45 Linh Mục Việt Nam cho Quận Cam.

Cộng đoàn Việt Nam với con số khá khiêm nhường là 14, tuy nhiên tinh thần Công Giáo của mỗi giáo dân thể hiện rất cao, thông qua việc siêng năng đi nhà thờ mỗi tuần bên cạnh sự tham gia đóng góp công sức và tiền bạc vào việc phụng sự Chúa cũng như các công việc bác ái chung của mỗi cộng đồng nói riêng và cho toàn cả Giáo Hội Công Giáo nói chung. Sự đóng góp tích cực vào công việc chung cho Giáo Hội Công Giáo của giáo dân Việt Nam ngày càng tạo nên sự tin tưởng và ngưỡng mộ của các vị Linh Mục và bề trên. Do đó, Giáo Hội Công Giáo ngày càng có thêm nhiều vị linh mục và tu sĩ trẻ là người Mỹ gốc Việt.

Điều đáng mừng là đáng được người Việt nam chúng ta lấy làm hãnh diện cho cộng đồng Việt nói chung và các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nói riêng, đó là chúng ta có thêm một vị linh mục được phong danh hiệu Đức Ông bên cạnh vị linh mục đầu tiên được phong Đức Ông chính là Đức Ông Tiến. Đức Ông Phạm quốc Tuấn là vị linh mục thứ hai được phong danh hiệu Đức Ông và hiện đang là Cha Chánh Xứ tại nhà thờ Thánh Linh.

Sau đây, Tường Chinh xin trân trọng giới thiệu cuộc phỏng vấn Đức Ông Phạm Quốc Tuấn về danh hiệu cũng như công việc mà Đức Ông đang làm cho toàn thể cộng đồng Việt Nam nói chung và cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa nói riêng:

Tường Chinh (T.C): Kính Thưa Đức Ông, xin Đức Ông cho biết rõ hơn về danh hiệu “Đức Ông” là gì?

Đức Ông (Đ.Ô):   Theo lịch sử, ngay từ thế kỷ 14, danh từ “Đức Ông” hay tiếng Pháp là “Monsignor” có nghĩa là “My Lord,” là một tước hiệu dành riêng cho một số linh mục làm việc trong Giáo Triều. Theo thời gian, Giáo Hội mở rộng và tước hiệu này được dùng tại các Giáo Phận ở mọi nơi. Tại Âu Châu và Châu Mỹ La Tinh, tước hiệu này ít được xử dụng, nếu có thường thì dành cho các Linh Mục lớn tuổi có công với Giáo Phận, nên được dịch nôm na là “Đức Ông”. Riêng tại Hoa Kỳ và một số các nước khác, tước hiệu này chỉ dành riêng cho một số linh mục giữ chúc vụ trong Giáo Phận, như Giám Đốc Chủng Viện, Cha Chính Địa Phận, Cha Sở nhà thờ Chính Tòa, Bí Thư Giám Mục, Giám Đốc Nhân Sự Giáo Sĩ, Tu Sĩ. Tước hiệu này được chinh Đức Giám Mục Giáo Phận đệ đơn xin.

TC: Xin Đức Ông cho biết hiện công việc chính của Đức Ông là gì?

Đ.Ô:  Tôi vừa mới mừng kỷ niệm 17 năm chịu chức Linh Mục. Nhiệm sở đầu tiên là Cha Phó nhà thờ Thánh Linh, rồi được chuyển đến nhà thờ St. Columban, nhà thờ St. Nicholas. Sau đó, Đức Giám Mục chuyển về Tòa Giám Mục làm Tòa Án Hôn Phối, Trung Học Mater Dei Highschool, Bí Thư cho Đức Cha và Giám Đốc Nhân Sự Giáo Sĩ Tu Sĩ. Sau 13 năm rời Giáo Xứ Thánh Linh, giờ đây Đức Giám Mục chỉ định tôi về làm Cha Xứ ngôi nhà thờ Thánh Linh này, nơi mà tôi đã bắt đầu làm Linh Mục cách đây 17 năm.

T.C: Được biết Đức Ông vừa về Việt Nam cùng với một phái đoàn, xin Đức Ông cho biết mục đích của chuyến đi đó là gì?

Đ.Ô:   Đức Cha Tod Brown, thư ký mới của Ngài là cha Nguyễn Tiến Bình, Đức Cha Daniel Walsh, và tôi vừa mới thực hiện chuyến đi Mục Vụ tại Tổng Giáo Phận Hà Nội là Giáo Phận Anh Em kết nghĩa do chinh Đức Tổng Kiệt và Đức Cha Tod Brown liên kết. Chuyến viếng thăm hầu như hằng năm nhằm tiếp tục tình liên đới giữa hai Giáo Phận Kết Nghĩa. Phái Đoàn đã viếng thăm Đại Chủng Viện, một vài Giáo Xứ tại Nam Định, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, và Dòng Xitô Châu Sơn, và đã được gặp Đức Tổng Kiệt.

T.C: Với kinh nghiệm làm việc chung với các giáo dân bản xứ và các giáo dân thuộc các sắc tộc khác, Đức Ông có thấy sự khó khăn và thử thách nào đáng kể và cần phải quan tâm đến?

Đ.Ô:   Với sự đa dạng của Giáo Xứ gồm nhiều sắc dân, chắc chắn là phải có nhiều khó khăn và thử thách để đem lại sự HIỆP NHẤT với nhau, vì tất cả đều là anh em một nhà, có chung một người Cha. Đối với tôi, thay vì là một khó khan hay thử thách, với ơn Chúa, mọi người có thể biến sự đa dạng này là một cái hay cái đẹp, trăm hoa đua nở trong vườn hoa của Thiên Chúa. Bản thân tôi cũng ngày càng cố gắng học hỏi nhiều ngôn ngữ khác nhau, tôi có thể giảng đạo bằng ba ngôn ngữ như Spanish, English và tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của tôi. Học thêm ngôn ngữ khác, cũng là cách tôi có thêm cơ hội hiểu và giúp đỡ thêm cho những Giáo Dân của mình dù họ không phải là người Việt Nam.

T.C: Xin Đức Ông cho biết nhận xét chung về tinh thần Công Giáo của những giáo dân mà Đức Ông đã và đang tiếp xúc hàng ngày?

Đ.Ô:   Hằng ngày tôi được dâng Thánh Lễ tại Giáo Xứ Thánh Linh tôi thấy các Thánh Lễ ngày thường mà cũng đông lắm! Các Thánh Lễ Chúa Nhật cũng khá đông đảo. Giáo Xứ rất năng động và có rất nhiều hội đoàn, đoàn thể. Đời sống đạo của Giáo Dân tại đây chinh là một khích lệ cho chính ƠN GỌI LINH MỤC của mình.

T.C: Theo Đức Ông thì mỗi giáo dân công giáo gốc Việt nói riêng và các giáo dân đa chủng tộc khác nói chung nên có thái độ tích cực cụ thể như thế nào cho công việc chung của giáo hội bên cạnh việc đi lễ thường xuyên, đúng giờ và đông đủ?

Đ.Ô:  Mục đích chính của mọi người, bất kể ngôn ngữ và phong tục, là Ca Tụng Thiên Chúa. Qua bí Tích Rửa Tội, mọi người trở nên một chi thể của Gia Đình. Mọi người đóng góp tích cực và rất nhiệt tâm trong mọi sinh hoạt của Giáo Xứ.

T.C: Xin Đức Ông cho biết những công việc và phương hướng cụ thể cho công việc thờ phụng Chúa cũng như các hoạt động bác ái mà ĐO đã, đang, và sẽ làm?

Đ.Ô:   Tôi được thừa hưởng tất cả những gì các thiền nhiệm để lại, một Giáo Xứ năng động với nhiều mục vụ khác nhau. Giáo Xứ đã có rất nhiều sinh hoạt mục vụ cũng như những tổ chức trong công việc bác ái. Cụ thể nhất là “His Hands” (bàn tay của Thiên Chúa) là một chương trình thực hiện mỗi ngày nhằm giúp đỡ người nghèo tại đạc phương. Giáo dân ở đây rất lài rộng rãi mỗi khi được mời để đóng góp trong nhiều công việc bác ái tại Việt Nam, Ấn Độ, và nhiều nơi khác.

T.C: Theo Đức Ông thì giữa các giáo dân Công Giáo Việt Nam và các giáo dân thuộc các sắc tộc khác có sự đồng nhất và hòa nhập chung trong các sinh hoạt cồng đoàn cho công việc chung của nhà thờ nói riêng và cho các hoạt động chung của Giáo Hội Công Giáo nói chung?

Đ.Ô:   Là Cha Xứ, trách nhiệm của tôi là đem lại sự HIỆP NHẤT VÀ YÊU THƯƠNG trong Giáo Xứ. Tôi phải luôn nhắc nhở mình phải là khí cụ bình an cho Giáo Xứ. Sự bất đồng và chia rẽ sẽ không đem lại ích lợ linh thiêng, nên nhiều lúc phải cầu nguyện thật nhiều để mọi người biết thong cảm, tha thứ, và chấp nhận  nhau. Giáo Xứ là một thành phần của Giáo Phận, và mỗi Giáp Phận là thành phần của Giáo Hội. Chúng ta phải bắt đầu sự HIỆP NHẤT ngay trong Giáo Xứ mới có thể đóng góp và xây dựng Giáo Hội.

Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến một cách khách quan, sự chia sẻ tâm tình chân thành, và sự ưu ái dành thời gian quí báu của Đức Ông cho cuộc phỏng vấn. Kính chúc Đức Ông thật nhiều sức khỏe, bình an, và tràn đầy hồng ân Thiên Chúa!