"Windy monkey là con gi' hả mẹ?"
Khỉ là con vật giống người nhất, nhưng chẳng đẹp đẽ gi' "xấu như khỉ" mà (ấy lầ quan niệm của loài người đối vối loài khỉ thôi đầý nhé) nên các cụ không muốn nhắc đến tên nó sợ xui, "có kiêng có lành ", đó cũng là lời các cụ nói, kẻo đang lúc kinh tế suy thoái này, chẳng may nhận được giâý báo dãn việc thì vỡ nợ. Ấy thế mà, nghiệp dư cũng không tránh khỏi. Số là, một hôm cả nhà đi chơi về, tôi loay hoay mở mãi không được cái khóa ở cưả trước. Trời hơi lành lạnh, nhà tôi rét run, càu nhàu "đồ cái khóa khỉ gió, ngày mai gọi thợ thay đi cho rồi".
Tối đó trong bữa cơm, con gái tôi ngập ngưng hỏi mẹ nó: "VVindy monkey là con gi' hả mẹ?" Cả tôi và nhà tôi đều ngẩn ngưòi, không hiêủ ý nó muốn nói gi'. Thấy thế nó nhắc lại: " Thì hồi chiều mẹ nói đó " Vỡ lẽ ra tôi và nhà tôi cười rũ rượi. Cái con "khỉ gió". Giải thích thế nào nhỉ? Ngẫm nghĩ lại tôi càng thấy lạ lùng cho ngôn ngữ Việt. Tôi đã nghe tiếng khỉ gió này hồi nào, hiểu ý nghiã của nó mà chẳng cần nhờ ai giảng giải. Còn con tôi, còn thê' hệ của nó thì sao? Thế nào là khỉ gió, khỉ khô, khỉ ướt, khỉ tầu, khỉ đột, khỉ tườu, khỉ mốc. Tôi giảng giải lẩn thẩn một hồi, chẳng đi đẽn đâu cả. Kể cũng lạ, cái con khỉ nó ở mãi trên rừng, tại sao tên nó lại trở nên quen thuộc đến thế nhỉ? Bà nào, cô nào mặt mày suốt ngày cau có khó' chịu thì được ví von ngay là "nhăn nhó như khỉ ăn gừng" hoặc "nhăn nhó như khỉ ăn mắm tôm", quí vị nào nhà có nuôi con khỉ, nghịch ngợm quẹt chút mắm tôm vào miếng lá đưa cho nó mà xem, nó nhăn nhó khọt khẹt đến là hay, tha hồ ôm bụng mà cười, cái bộ tịch con khỉ lúc đó thật ngộ nghĩnh, thấy là biết liền nhưng diễn tả thì thật khó.
Còn nhớ ở Việt Nam, thỉnh thoảng nhà ai kiếm được con khỉ về nuôi, thế nào cũng đóng cho nó một cái bục gỗ gác trên cây xoài, cây ổi trước nhà, rồi xích nó vào gốc cây để nó trèo lên tuột xuổng nhảy nhót cho vui. Báo hại, đám nhỏ trong xóm bu lại, nhi nhô chọc ghẹo con khỉ suốt ngày, ồn ào như họp chợ. Những lúc đám nhỏ đi học vắng, con khỉ được yên thân, ngồi trên bục gỗ ngó lom lom vào trong nhà như rình rập thành tử mới có câu: "nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà “ ám chỉ’có kể xâú rình chờ cơ hội hãm hại minh, dù mình có công nuôi nấng giúp đỡ nó. Những kẻ hay dọa nạt người khác một cách vô lý, được cho là “rung cây nhát khỉ”, nhưng nếu mắng nhau là “đồ khỉ”, thì chẳng có gì là xấu cả, chỉ là giỡn yêu nhau đấy thôi, cũng như "đồ khỉ gió" vậy mà. "Của khỉ" là cái vật chẳng ra gì cả, "cái của khỉ này mà cõng về nhà làm gì, đem vứt đi cho rồi". "Làm trò khỉ" thì ý nghiã của nó mênh mang vô cùng, tùy đối tượng áp dụng: đối với đôi trai gái yêu nhau thì có thể là màn hôn hít, trửng giỡn, hay gì gì khác, tùy óc tưởng tượng xấu xa hay lành mạnh của người nghe; đối với đám con nít thì có thể là một trò chơi vô hại, rắn mắt nào đó, đối vối người đã trưởng thành thì có thể là một hành động lố bịch trái tai gai mắt. Còn mắng mỏ nhau một cách nhẹ nhàng thì ôi thôi, vô số kể nào là "đổ khỉ giỏ", "con khỉ khô", "đổ khỉ tấu", "con khỉ đỏ đít", "con khỉ đột", "khỉ ơi là khỉ", "đười ươi giữ ống",
Cái con đười ươi này kể cũng lạ, to xác mà ngu, tục truyền rằng ở miền thượng du ngoài Bắc có loài đười ươi to Iớn (chắc là con dã nhân, gorilla) thường hay bắt người ăn thịt, nhưng nó có tật lạ là khi bắt được ai, nó túm chặt lâý, ngửa mặt lên trời cười khoái trá hồi lâu, rồi mới xé xác ra ăn thịt. Biết được nhược điểm này, người đi rừng thủ sẵn hai ống nứa, mỗi khi gặp đười ươi thì luồn tay vào ống nứa rồi đưa cho đười ươi nắm. Lợi dụng khi nó mải ngửa mặt cười, người ta lừa rút tay ra và nhẹ nhàng trốn mất. Cười xong đười ươi cúi xuống thì chỉ còn trơ hai ống nứa. Chắc mặt nó lúc đó phải ngẩn ngơ tức cười như mặt anh chàng "cả thộn" nào đó nên người ta mớì có câu chế riễu trên.’
Khỉ có tật hay bắt chước. Hễ thấy loài khác làm hành động gì, không biết hay, dở, xấu tốt, khỉ phải làm theo cho bằng được, do đó mới có câu ”bắt chước như khỉ". Người đẹp Tây Thi, khi đau bụng, nhăn mặt cũng được ca tụng là đẹp; các bà các cô đọc sử sách thấy nói vậy, cũng bắt chước nhăn mặt, xem chồng có yêu thêm chút nào không, ai ngờ người đấ xấu, nhăn nhó chỉ tổ xấu thêm. Rố là "khỉ hoàn cốt khỉ".
Người và Khỉ.
Theo thuyết tiến hóa và loại trừ của Darwin thì khỉ vốn là tổ tiên của loài người. Loài khỉ ở rừng, leo trèo mãi, rối lần mò xuống đất, kiếm ăn; trước còn bò bốn chân sau vì phải kiễng với, vặt lá, hái trái nên dần dần đứng thẳng trên hai chân, tập dùng dụng cụ, sống thành đoàn lũ, bộ lạc, rụng lông rụng lá, mà thành con người. Nghe qua cũng có lý, vì chẳng lế con người tự nhiên sanh ra từ đất cát, cỏ cây. Nhưng nói tới cùng lý thì thử hỏi đầu tiên con khỉ ở đâu mà ra. Tuy nhiên cũng chẳng ai có bằng cớ gì để bài bác thuyết của Darwin vì hồi hồng hoang thiên địa sơ khai ai ở đó mà chứng kiến hàng chục triệu năm trôi qua con khỉ biến thành con người. Nhưng người Thiên Chúa Giáo thì phản đối kịch liệt vì theo Thánh kinh, nguồn gốc con người cao quý hơn nhiều, là con cháu của Thượng Đế, đâu phải con cháu của lũ khỉ vượn lông lá gớm ghiếc kia. Một bên nêu giả thuyết, một bên bài bác, nhưng không ai đưa ra được bằng chứng cụ thể nào cả, chẳng biết ai phải ai trái, trong khi đó con người vẫn tiếp tục sống phây phây nơi thành phố, còn các cụ tổ tiên lông lá kia vẫn nhởn nhơ chốn rừng sâu.
Phật giáo, ba phải hơn, vốn tin tưởng là con người tạo nghiệp ác thì có thể đầu thai thành thú vật, hoặc thành các loài ngạ quỷ, côn trùng sâu bọ gớm khiếp nữa kìa, chứ ba con khỉ đột đâu đã nhằm nhò gì, nên chẳng phản đối, ngoài trừ ngụ ý chê thầm loài khỉ, ưa phá phách leo trèo nhảy nhót, không lúc nào tỏ ra trầm tĩnh nghiêm túc cả, bằng cách ví von: "tâm viên, ý mã", ý nói tâm trí con người thay đổi, đầu óc không lúc nào yên, lúc nghĩ chuyện nầy, lúc nghĩ chuyện khác, lăng xăng như khỉ truyền, như ngựa chạy, cần phải ngồi thiền để tìm về chánh định.
Cũng xin nói thêm là đạo Phật chẳng bận tâm nhiều là có phải con người do con khỉ biến hóa ra hay không, cũng chẳng thắc mắc con người hay con khỉ từ đâu mà ra, vì đạo Phật là đạo thực tiễn, tiền kiếp đã qua rồi, hơi đâu ở đó mà thắc mắc, có thắc mắc chăng là sự tu hành, tạo nhân lành ngay tại kiếp này, để ảnh hưởng tới kiếp sau, đời người vốn ngắn ngủi, thắc mắc vô bổ chỉ có hại, tỷ như anh chàng bị mũi tên độc, không cần tìm hiểu mũi tên làm bằng gỗ gì, tẩm thuốc độc loại nào, ai bắn, tại sao lại bắn mình, mà phải tìm ngay thuốc, thầy để chữa trị.
Truyện bên Tầu thì anh khỉ nổi tiếng nhất là anh khỉ đã hấp thụ tinh khí trời đất, nứt ra từ trứng đá, Tề Thiên Đại Thánh, biến hóa thần thông nên được tôn là ông Tề. Ông Tề, mắt lưả tròng vàng, tay cắp gậy sắt, chân nhảy lom xom, miệng kêu khọt khẹt, nhưng tinh quái vô cùng, trừ yêu, chém chằng, phò thầy Tam Tạng thỉnh kinh, lại chuyên ăn hoa quả thanh tịnh nên dễ đắc đạo, hơn hẳn anh heo ăn tạp, Trư Bát Giới.
Bên trờì Tây thì có anh King Kong, to lớn dị thường, nhưng si tình đáo để. Bị bắt bỏ chuồng vì trót yêu chị đầm tóc vàng, da trắng. Về đến thành phố Nữu Ứớc, thuốc mê tan, King Kong tỉnh dậy, phá chuồng đi tìm người yêu, đạp đổ building, phá nát xe lưả, gây kinh hoàng cho dân thành thị. Đến khi bị bắn tử thương, ngã xuống từ nóc nhà chọc trời, Kinh Kong cũng cố đợi cho đến khi người yêu bé nhỏ, tới khóc cho vài giọt nước mắt cá sấu, tỏ lòng thương xót mới yên tâm nhắm mắt lià trần, nào có thua gì anh hùng Từ Hải chết đứng. Câu chuyện King Kong lâu lâu lại xuất hiện trên màn ảnh, làm say mê hàng triệu khán giả, thời này qua thời khác.
Gần thời đại chúng ta hơn, có "nhà báo gái" Bút Trà, gây sôi nổi dư luận miền Nam một thời về chuyện khỉ Cà Mâu lâý người, rồi người đẻ ra khỉ, khỉ đẻ ra người tùm lum. Báo chí dạo ấy khai thác đề tài nầy, chửi bới nhau ỏm tỏi, thật là nhiễu sự, nhưng mục đích của chủ báo, chỉ cốt báo bán chạy là được, nên ông bà chủ báo cứ vừa đếm bạc vừa cười, mặc kệ độc giả điên đầu vì chuyện khỉ đẻ.
Thật ra trong huyên thoại cũng có những chuyện tương tự, như bên Tầu, Tô Vũ đi đầy nơi xứ tuyết, chăn dê đực, lâý vợ đười ươi, đẻ được hai con (không biết anh người tuyết một dạo đã làm chấn động dư luận, sống tại Hy Mã Lạp Sơn có phải là cháu, chắt, chút, chít gì của Tô Vũ không). Bên ta thì có chuyện Mạc Đĩnh Chi, đậu trạng nguyên đời Trần, tướng người xấu xí, nên có kẻ xấu mồm đồn là mẹ ông đi hái củi trong rừng bị con khỉ độc làm ẩu, thụ thai rồi sinh ra ông. Khi có dịp đi sứ sang Tầu, ông ứng đối hùng biện, khiến Tầu phục lăn, lại nhân một vị công chúa Tầu chết, vua Tầu thương tiếc lắm, ông làm bài thơ ai điếu có những câu sau đây, khiến danh tiếng ông nổi như cồn:
Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Giao trì nhất phiến nguyệt
Ô hô!
Vân tán!
Tuyết tan!
Hoa tàn!
Nguyệt khuyết!
Xin dịch ý như sau
Giữa trời xanh có một đám mây
Bên lò lửa hồng có một mảnh tuyết
Trong vườn thượng uyển có một đóa hoa
Dưới đáy hồ, có bóng trăng soi
Than ôi!
Mây rồi tan, tuyết sẽ chảy, hoa phải tàn, trăng cũng lặn!
Bài thơ diễn tả cảnh vạn vật vô thường, tựa như một bài kệ nơi cửa thiền, ấy thế mà có tác dụng làm nguôi lòng đau khổ của vua Tầu. Quan lại Tầu lấy làm lạ tại sao tướng ông xẩu xí mà lại có tài, hay là quí tướng ẩn nơi đâu; mới cho người theo dõi ngày đêm, kể cả lúc đại, tiểu tiện. Quân hầu rình mãi, báo cáo là ông đại tiện ra phân vuông. Quan Tầu vỗ đùi, khoái chí: "Có thế chứ, ẩn tướng là ở chỗ đó”.
Dĩ nhiên đây chỉ là huyền thoại, kể cho vui lúc trà dư tửu hậu, chứ làm gì có người ruột vuông, phải không quí bạn
Khỉ và Người
Đoạn trên có nói "xâú như khỉ", nhưng đó chỉ là ý kiến của loài người mà thôi. Kể ra quan niệm về cái đẹp thì vô cùng. Đôí với con cóc đực thì con cóc cái đẹp nhất. Loài khỉ cũng vậy; đối với nó loài người là một sinh vật thật xâú xí: không có đuôi nầy, không có lông, đi đứng vụng về chậm chạp, yêú đuối, thịt da trắng bềnh bệch, không biết làm sao để kiếm ăn, sống chui rúc trong những cái hộp, và nhất là "bắt chước như người" "people see, people do" mà. Biết đâu trong giới khỉ cũng có nhà học giả Darwin đưa ra giả thuyết rằng: ngày xưa con người sinh ra yếu đuối, không có lông, đi đứng lòng khòng, rồi nhờ luật tiến hóa của thiên nhiên, loài người tự thích ứng và biến cải, thân thể mọc lông để che chở chống với cái nghiệt ngấ của khí hậu, biết leo trèo nhanh nhẹn để kiếm sống, và từ từ mọc đuôi để đi đứng, trèo leo cho được thăng bằng, vừa làm vật trang điểm cho thêm phần duyên dáng; thay vì sống chui rúc trong hộp, loài người tiến dần vào rừng hòa mình với thiên nhiên và trở nên đẹp đẽ như... loài khỉ ngày nay; trong khi đó không thiếu gì người không hội nhập được với đà tiến hóa, vẫn giữ thân hình xấu xa và còn sinh sống trong các thành thị như xưa.
Đọc đến đây có lẽ một sô' độc giả cho rằng tác giả đã phịa một cách quá đáng, làm gì có chuyện ấy. Không tin quí bạn cứ xem loạt phim tựa đề "Planet of the Apes" mà xem. Trong phim các nhà bác học khỉ cũng đi săn bắt loài người nhốt vào lồng sắt để nghiên cưú như chúng ta nhốt khỉ ở sở thú vậy.
Người ăn khỉ
Trở lại chuyện loài người, tuy yếu đuối hơn khỉ nói riêng và các loài vật khác nói chung, nhưng nhờ trí óc khôn ngoan xảo quyệt, con người làm chủ vũ trụ, khai thác triệt để tạo vật chung quanh để phục vụ cho bản thân, nào là phá rừng là nơi sinh sống của loài khỉ để trồng hoa mầu ruộng rẫy, cướp sữa của bò con, lấy trứng của gà mẹ, bắt các loài súc vật như trâu bò ngựa làm nô lệ, nuôi nấng thú vật để ăn thịt dần, lâu lâu còn săn bắn, ăn thịt cả khỉ.
Món óc khỉ được coi là trân quí hơn cả. Từ Hi Thái Hậu, trong bữa tiệc kéo dài liên tiếp ba ngày tiếp đãi phái đoàn ngoại giao các nước Âu Tây, đã đưa ra món óc khỉ đặc biệt. Những con khỉ được cho mặc quần áo như người và mang tên những tên gian thần độc đáo trong lịch sử Tầu như Tần Cối, Tào Tháo..., được nhốt trong chiếc lồng con chật hẹp, chỉ vừa đủ chỗ để đứng lom khom. Trên nóc chuồng có khoét một lỗ tròn, mà vì lồng quá chật nên con khỉ phải nhô nưả đầu vào đúng lỗ hổng âý. Khi từng chiếc lồng được đặt trước mặt khách quý, người cũng như khỉ chưa hiểu ất giáp gì, thì những tên hầu bàn đấ nhanh tay vung đao chặt đứt một phần sọ dừa con khỉ. Sau đó khách được hướng dẫn cách ăn bằng cách dùng muỗng đổ nước dùng nóng sôi vào sọ dừa khỉ để múc ra món óc tái, ăn cho bổ. Vua quan Tầu vừa húp sì sụp, vưà khen rối rít "Hẩu, hẩu", báo hại quan khách ớn muốn chết mà vẫn phải múc ăn một cách rụt rè.
Thịt khỉ dai nhách, không ai ăn, kể cả bợm nhậu, lâu lâu được cho trẻ con ăn cho hết sài đẹn, kinh phong, nhưng xương khỉ nấu thành cao gọi là "cao khởi" lại được ưa chuộng, bổ máu, bổ gân chữa chứng tê thấp. Trong nhà Phật có kể truyện loài vượn, (có họ hàng với khỉ) tình mẫu tử thật thắm thiết, khi vượn mẹ bị trúng tên, nó hú gọi vượn cha tới, trao vượn con cho chồng bồng đi, rồi mới buông tay ngã xuống. Thợ săn mổ thịt mới hay ruột nó đứt thành từng khúc vì đau xót cho vượn con bị mồ côi mẹ, không người chăm lo cho bú mớm "như vượn thương con đỏ, khúc khúc đoạn can trường " đó là xuất sứ của thành ngữ "đoạn trường" trong văn chương ta vậy (Đoạn Trường Tân Thanh, chẳng hạn)
Khỉ ăn người.
Thật ra khỉ là loài ăn uống thanh tịnh, nhỏ như khỉ, to lớn như dã nhân, chỉ ăn rau cỏ, hột, vỏ cây V.V., đôi khi ăn một vài loại sâu bọ nhỏ (trừ có loài khỉ đột (chimpanzees), biết săn hươu nai còn nhỏ, lợn lòi hoặc khỉ con, xé xác ra ăn thịt, nhưng rất hiếm thấy), nói chi đến ăn thịt người. Thế thì tại sao lại có tiểu đề trên. Thật ra chỉ cốt để đối với tiểu đề "người ăn khỉ", và đồng thời gây tò mò cho độc giả mà thôi. Đáng ngạc nhiên hơn cả là loài dấ nhân to lớn là thế, bộ tướng hung dữ, dễ sợ lại chỉ hoàn toàn ăn lá cây, vỏ cây, chút it trái cây để sinh tồn. Từ khi mới đẻ ra, nặng chỉ 4 pounds (1 ký 8), mười năm sau đã nhân cân nặng tới 350-450 pounds (160-200 ký), cao khoảng 1 mét 7. Sức rất khỏe, có thể xé xác con báo làm hai mảnh, nhưng chúng rất hiền lành, không gây sự gì với người, chỉ muốn được yên thân.
Tuy nhiên cho tới vài chục năm gần đây, người ta vẫn lầm tưởng loài dấ nhân rất hung dữ. Đó là nguồn gốc của câu truyện đười ươi tại Việt Nam cũng như huyền thoại về King Kong bên trời Tây. Thức ăn chính của dã nhơn là cỏ, rau, dây leo, vỏ cây, mỗi ngày trung bình tiêu thụ 60 pounds (27 ký) rau cỏ. Phải chi con người ta, ăn cỏ và lá cây rừng mà vẫn sống khỏe mạnh như dã nhân thì sướng biết mấy, điều nầy chắc quí vị đi cải tạo ước mơ nhiều nhất, tha hồ trốn trại.
Khỉ học chữ.
Đúng ra phải nói là dã nhân (gorilla); vi nó giống người hơn cả, lại tỏ vẻ thông minh nhất. Giới khoa học cố gắng dạy nó nói, nhưng sau nhiều thất bại đành chịu thua. Không nản, người ta lại dạy dã nhân học bằng cách ra dấu. Ngôn ngữ này gọi là Ameslan (American Sign Language). Năm 1972 nhà thiên nhiên học Penny Patterson tại đại học Stanford, California, đã huấn luyện KoKo, con dã nhân mới được 10 tháng tuổi, tập truyền thông với loài người bằng dầu hiệu Ameslan, giống như người điếc xử dụng thủ hiệu vậy. Được ba tuổi, Koko biết 180 thủ hiệu. Năm 6 tuổi (tuổi trưởhg thành của loài này), Koko biết 500 thủ hiệu, dư sức giúp nó nói chuyện với huấn luyện viên của nó hàng ngày. Đôi khi Koko còn biết khôi hài, và nói dốì nưấ. Hiện nay Koko vẫn còn sống. Cách đây vài năm nó xin Patterson cho phép nó nuôi một con mèo làm bạn. Thử tưởng tượng một con dấ nhân 400 pounds đùa giỡn với một con mèo bằng nắm tay. Ai cũng sợ nó làm con mèo bị thương hoặc hứng chí lên, dám sơi tái con mèo. Nhưng không, Koko đùa chơi rất nhẹ nhàng với con mèo mà nó đặt tên là Ball. Ít tháng sau con mèo không may bị xe cán chẽt. Khi hay tin, Koko rất buồn và khóc. Cuối cùng nó ra dấu "Mèo ơi, hãy ngủ yên" (Sleep, cat).
Nói về khỉ mà quên không minh oan, phục hồi danh dự cho họ hàng nhà khỉ thì qủa là một điều bất công. Thử hỏi bất cứ một hướng đạo sinh nào, Đông cũng như Tây, về tính tình loài vật trong rừng xem họ trả lời ra sao. Chắc chắn là chó sói đứng hàng đầu vì' đức tính sống theo đoàn, có kỷ luật, có tinh thần hợp quần, có chỉ huy và có tôn ty trật tự, do đó mới có danh từ sói, sói con, "den mother"... Sau đó, các loài vật khác, tùy đức tính hợp quần, được dùng đặt tên cho tổ, cho nhóm nhỏ hơn. Nhưng khỉ thì hoàn toàn bị loại khỏi danh sách. Dưới mắt hướng đạo sinh, khỉ là con vật ồn ào, phá phách, vô kỷ luật.
Quả là oan Thị Kính. Ồn ào thì có, nhưng phá phách, vô kỷ luật thì không. Những sinh vật nhảy nhót, khọt khẹt, đùa giỡn, kiếm ăn trên vòm cây cao kia, mới trông qua, tưởng là vô kỷ luật, mạnh ai nấy sống, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, thật ra đang sinh hoạt trong một cấu trúc xã hội rất cao, có kỷ luật, có tôn ty, thứ bực đâu ra đó. Thông thường đoàn khỉ gồm từ 20 đến 40 con, đứng đầu là con khỉ đực to lớn, mạnh khỏe nhất và khôn ngoan nhất. Thứ đến là cỡ 10 đến 15 khỉ cái, 2/3 số nầy đang nuôi con nhỏ, cộng thêm lớp khỉ nhi đồng độ 5, 7 con, mới lớn được vài ba năm, còn quanh quẩn bên mẹ, và chót hết là 9, 10 chú khỉ đực choai choai. Con khỉ đầu đàn có uy quyền rất lớn, nó quyết định khu vực kiếm ăn, hướng di chuyển của đàn, giờ ăn, giờ ngủ v.v. Chỉ cần nó quắc mắt hoặc nhe răng đe dọa, là lũ con nít đang chơi giỡn ồn ào phải im bặt, lũ khỉ choai choai đương đánh lộn giành ăn cũng phải ngừng. Rất ít khi nó phải ra tay trừng phạt, tuy nhiên kỷ luật vẫn được duy trì, cấp bậc trong đòan vẫn được tôn trọng. Trách nhiệm lớn nhất cùa nó là bảo đảm an ninh, sự sống còn cho cả đoàn. Nó dùng kinh nghiệm, sự khôn ngoan sắc bén để tiên đoán, khám phá những hiểm nguy đang rình rập, báo động cho lũ khỉ cái và khỉ con kịp thời chạy trốn. Lúc bình thường nó dẫn đầu, nhưng khi có nguy biến nó đi đoạn hậu cùng với đám khỉ đực thanh niên để bảo vệ, chống kẻ thù. Khi cả đoàn đang bận rộn kiếm ăn trong khu vực ấn định, nó cắt đặt vài con canh gác vòng ngoài để kịp thời báo động, cũng như chính bản thân nó thường ngồi ở đọt cây cao nhất với nhiệm vụ kiểm soát tổng quát.
Một ngày hoạt động của đàn khỉ bắt đầu từ lúc hừng đông. Khỉ chúa hướng dẫn đàn đến một địa điểm có hoa trái trong mùa để kiếm ăn. Cả đàn tản mát trên một khu vực rộng, hái trái, hái lá, bẻ đọt non, bắt sâu bọ, đôi khi ăn cả trứng chim hay chim non còn trong tổ, vừa di chuyển theo khỉ chúa. Tiếng khọt khẹt ồn ào, chính là phương tiện thông tin của đoàn để khỏi lạc nhau. Kiếm ăn độ 3 tiếng, đàn khỉ nghỉ ngơi theo lệnh khỉ chúa, hoặc ngủ trưa, hoặc ngồi phơi nắng bắt chấy rận cho nhau. Nghỉ khoảng 2 tiếng, chúng lại lên đường. Rau lá ít chất bổ dưỡng nên chúng phải tiêu thụ số lượng nhiều do đó suốt ngày bận rộn tim kiếm mưu sinh. Chiều tàn, khỉ chúa lựa một địa điểm an toàn để cả đàn ngủ qua đêm. Mỗi con tự hái lá, bẻ cành làm thành chiếc ổ tạm thời trên cành cây. Ngày này qua ngày khác, đàn khỉ di chuyển thường xuyên, không ở một nơi cố định.
Chức vị chỉ huy hoàn toàn dựa trên sự khôn ngoan và sức khỏe của khỉ chúa; nếu ngày nào nó không còn đủ khôn ngoan để tránh lưới, bẫy của thợ săn, hay nanh vuốt của loài khác, cũng như già yếu không đủ sức khỏe chống lại kẻ thù, trong đám khỉ choai choai sẽ có một con mạnh khỏe nhất lên thay. Không con nào có quyền làm "tông tông suốt đời" như trong một vài xã hội loài người.
Khỉ đột hay dấ nhân cũng có cơ cấu tổ chức tương tự, tuy nhiên đoàn thường nhỏ hơn chỉ gồm độ 10, 15 con. Bà Dian Fossey, nhà thiên nhiên học, dành suốt đời theo dõi và ghi chép đời sống loài dã nhân trong môi trường thiên nhiên tại Phi Châu, cho hay loài dấ nhân sống chung rất hoà bình. Sau 3,000 giờ quan sát liên tiếp một toán dấ nhân, bà chỉ ghi nhận được 5 phút ẩu đả, bạo hành mà thôi. Tương tự loài vật khác, toán dã nhân thanh niên thường xuyên nhòm ngó, tranh giành chức vị chỉ huy khi có dịp, không ngần ngại thách thức, thử sức con đầu đàn. Thông thường đây chỉ là một màn biểu diễn sức mạnh, hù nhau kiểu "rung cây nhát khỉ", hơn là đánh nhau thật sự. Tuy nhiên nếu không tránh khỏi thì màn đánh nhau cũng ngắn ngủi, cốt xem ai mạnh ai yếu, ai xứng đáng chỉ huy, chứ không phải thù hằn, ẩu đả đến chết. Đây không phải là tranh giành vì danh vọng quyền lợi, mà là luật đào thải thiên nhiên, chọn lọc kẻ khỏe mạnh, khôn ngoan nhất để truyền giống, bảo vệ sự sống còn cho cả một chủng tộc. Khi kẻ yếu chịu thua, bỏ chạy, cuộc thử sức kết thúc, không có tù đầy, bắt bớ hành hạ dấ man như trong xã hội loài người. Dữ tợn như hổ, báo, chúng chỉ giết vì phải ăn để sống, hoàn toàn không vì thú vui giải trí như người (săn bắn), và đặc biệt là trong muôn loài chỉ có loài người có khả năng giết đồng loại.
Ngoài những án mạng lẻ tẻ xẩy ra trong xấ hội hàng ngày, nhân danh chủ nghiã chính trị, tôn giáo, quyền lợi, con người đã tạo ra những cuộc chiến tranh thảm khốc tiêu diệt biết bao sinh mạng và trớ trêu thay, kể gây chiến được ca tụng như các vị anh hùng. Loài người vẫn tự cho mình là sinh vật thượng đẳng, thông minh, sống trong một xã hội văn minh, trật tự, công lý, liệt các loài khác vào hàng hạ đẳng, nhưng sau khi đọc những giòng này chắc chẳng còn bao nhiêu để hãnh diện nữa.
Phiếm luận đôi hàng về khỉ cốt “Mua vui cũng được một vài trống canh”