main billboard

Ngày Hiền Mẫu hay Ngày Của Mẹ (tiếng Anh: Mother's Day) được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Năm nay -2013- là năm đầu tiên, anh em chúng tôi cùng nhau thực hiện Slideshow “MẸ TÔI”, coi như Bó Hoa dâng kính các Đấng Sinh Thành.

_____________________________________________________

metoi

______________________________________________________

 
Thưa các bạn,

Ngày Hiền Mẫu hay Ngày Của M (tiếng Anh: Mother's Day) được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật th nhì của tháng 5. Năm nay -2013- là năm đầu tiên, anh em chúng tôi cùng nhau thực hiện Slideshow “MẸ TÔI”, coi như Bó Hoa dâng kính các Đấng Sinh Thành.

Hình ảnh “MẸ TÔI’ mà các bạn sẽ thấy trong slideshow, là hình ảnh MẸ của một số các anh chị em trong Gia Đình Luật Khoa Bắc Cali.
MẸ, có thể còn đang sinh hoạt cùng chúng tôi – dù tuổi hạc đã cao-, có thể đang nằm trên giường bệnh, hay đang yên nghĩ nơi Cõi Vĩnh Hằng hoặc phiêu diêu nơi Miền Cực Lạc. Dù còn sống hay qua đời, MẸ vẫn luôn hiện diện trong trái tim của chúng tôi.

Nhân ngày Hiền Mẫu, trang web "luatkhoasanjose.com" kính chúc
quý cô, quý chị, một tuần lễ thật trọn vẹn hạnh phúc.

Chúc mừng những Ai đang còn M
đóa
hoa Hồng vừa cài lên áo đó anh!
đóa hoa Hồng vừa cài lên áo đó em!

Mời bạn cùng chúng tôi " Mơi, đây một đóa Hồng, con dâng lên Mẹ ghi công Sinh Thành"


                     MẸ TÔI

Viết nhân ngày giỗ Mẹ lần thứ 9 (11-5-2004 – 11-5-2013)
và vào dịp lễ Mother Day 12-5--2013

                                                               Nguyễn Vạn Bình


Trong buổi lễ phát tang của Mẹ Tôi tại nhà quàn ở Denver, Colorado vào tối ngày 13-5-2004, trong phần phát biểu, sau khi cảm tạ các quan khách đến thăm viếng, tôi đã nghẹn ngào hát bài Mẹ Tôi của nhạc sĩ Nhị Hà để nói lên niềm kính yêu, sự thương tiếc và để tiễn đưa Mẹ tôi:

 

Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày .
Mẹ tôi đau buồn nặng trĩu đôi vai .
Bao năm nuôi đàn trẻ thơ nhỏ dại .
Cầu mong con mình có một ngày mai
Mẹ tôi nắng mưa chẳng ngại nhọc nhằn.
Mẹ tôi mỉm cười nhìn bóng con ngoan.
Không than không phiền dù lâm hoạn nạn.
Lòng tin con mình xứng thành người dân.
Chiều chiều, bên liếp lều tranh.
Mẹ tôi đứng đợi đàn con .
Trước gió tóc trắng loa xòa.
Đôi mắt dịu hiền như bể tình thương .
Lòng người mong ước ngày sau.
Đàn con xứng thành người dân .
Nhưng nay con đã nên người.
Thì nay còn đâu bà mẹ hiền xưa.
Chiều nay đốt hương tưởng niệm trước mồ
Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa.
Công ơn sinh thành ngày nao đền trả.
Mẹ ơi  con nguyền nhớ lời mẹ khuyên.

Mẹ tôi, cụ bà Nguyễn Vạn An, nhũ danh Doãn Thị Hảo đã từ giả cỏi đời vào ngày 11-5-2004 sau hơn 1 năm nằm liệt giường tại nhà kể từ khi bị gãy xương hông và vì tuổi già sức yếu. Mẹ tôi hưởng thọ được 90 tuổi. Bà ra đi để lại cho con cháu chúng tôi nhiều tấm gương sáng, bao nỗi tiếc thương và sự kính yêu.

Mẹ tôi sinh ngày 21-7-1915 tại Hải Phòng. Bà lập gia đình với Ba tôi, nhà báo Nguyễn Vạn An tại Hải Phòng, Bắc Việt. Ba Mẹ tôi có 10 người con, hai người con gồm chị tôi và anh tôi thì mất hồi còn trẻ. Tôi là người con thứ 7 trong gia đình.

Năm 1942, Ba Mẹ tôi vào Nam lập nghiệp và sinh sống tại Gia Định. Anh trai kế tôi cùng các em tôi đã được sinh ra tại đây.

      Ba tôi với lợi tức ít ỏi của một nhà báo và đồng lương khiêm nhường của một công chức làm việc tại Bộ Thông Tin, nên việc chi tiêu khá chật vật trong một gia đình đông con. Vì thế, Mẹ tôi đã phải làm nghề đan áo lạnh cho trẻ con và đi bán cho các gian hàng tại chợ Bến Thành, Sàigòn. Các chị, chị dâu, cùng các em gái tôi cũng góp sức phụ giúp Mẹ tôi trong công việc nầy. Riêng tôi thì đi Gò Vấp lấy chỉ đan hoặc chở Mẹ tôi trên xe Honda Dame đến chợ Bến Thành để giao hàng. Anh cả của tôi là nhà báo Nguyễn Vạn Cường thì nối nghiệp nghề báo của Ba tôi. Riêng ông anh kế tôi, tôi và em trai của tôi thì được Mẹ cùng các chị rất cưng được miễn nhiều công việc nhà và chỉ cần lo ăn học.

Mẹ tôi là bổn đạo mới sau khi lập gia đình với Ba tôi là một người Công Giáo, nhưng Mẹ tôi là một con chiên rất ngoan đạo. Mẹ tôi vào mỗi tối bắt cả mọi người trong gia đình phải đọc kinh chung và lần một chuổi mân côi. Bà rất siêng năng đi lễ và rất sùng kính Đức Mẹ Maria. Bà có ước vọng có một người con trai làm linh mục. Vì thế, Mẹ tôi đã gởi anh tôi và tôi lên tu viện Dòng Đồng Công ở Thủ Đức học bậc tiểu học cùng chung các chủng sinh nhằm cho anh tôi và tôi có dịp làm quen với nếp sống của các tu sĩ. Nhưng vì không có ơn kêu gọi, anh tôi và tôi đã rời trường Đồng Công sau một thời gian học và trở về Gia Định để tiếp tục việc học.

Mẹ tôi cho anh chị em chúng tôi vào học  trường tiểu và trung học Cấp Tiến nơi chợ Bà Chiểu, gần nhà. Thật là may mắn, ngoài tình thương yêu của Ba Mẹ tôi cùng các anh chị em trong nhà, tôi lại được các thầy, các cô dạy học tại đây rất là thương yêu. Tôi vẫn nhớ những lời dạy dỗ của các thầy Giàu, thầy Tước dạy Việt Văn cùng những cái vuốt ve đầu của tôi một cách thương mến của cô An dạy môn sử địa mỗi khi cô vào lớp dạy.

Tôi thi đậu Trung Học đệ nhất cấp với hạng Bình Thứ và sau đó ghi danh vào học lớp đệ tam tại trường trung học Chu Văn An. Nhờ thế, mà đã làm nhẹ đi phần nào gánh nặng cho Mẹ tôi. Sau khi thi đậu Tú Tài II ban B, tôi ghi danh vào học đại học Khoa Học lớp Dự Bị Y Khoa với hy vọng sau nầy trở thành một bác sĩ. Nhưng học được một thời gian, tôi lại ghi danh vào trường Luật, nơi mà tôi cảm thấy thích hợp và đã tốt nghiệp Cử Nhân Luật vào năm 1971. Nhờ sự quen biết của Ba tôi với giáo sư Nghiêm Xuân Việt nên thầy Việt đã nhận tôi làm Luật Sư Tập Sự vào tháng 12 năm 1971.
Sự việc nầy đã làm cho Ba tôi và nhất là Mẹ tôi rất là vui mừng và tôi cũng lấy làm hãnh diện.

Trong cuộc sống, tôi thường trò chuyện với Mẹ và các anh chị em.
Đối với Ba tôi và ông anh cả, tôi đã được truyền dạy những kiến thức sống ở đời, nhiều kinh nghiệm trong nghề báo chí.
Nhưng đối với Mẹ tôi, tôi lại chịu nhiều ảnh hường của Bà trong cuộc sống tâm linh: biết kính yêu Thiên Chúa, Mẹ Maria và yêu mến anh chị em trong nhà cùng tha nhân. Bao nhiêu năm sống bên cạnh Mẹ, tôi chưa bao giờ bị Bà la mắng hay đánh đập. Bà chỉ thường khuyên bảo tôi là phải cố gắng học hành, giữ đạo nghĩa, siêng năng cầu nguyện  và phải thương yêu anh chị em trong nhà. Tuy tôi đã lớn tuổi, ngay cả lúc còn ở VN hay sang Mỹ, Mẹ tôi vẫn thường gọi tôi là:"Thằng cưng Bình của Má".

Chiến tranh khốc liệt xảy ra tại Việt Nam sau mùa hè đỏ lửa năm 1972, tôi phải bỏ dang dở tập sự luật sư và gia nhập vào quân đội. Cuối năm 1972, sau khi tốt nghiệp khóa 1/72 sĩ quan Trừ B
Thủ Đức, tôi được bổ nhiệm về tiểu đoàn 407 ĐPQ lưu động của tiểu khu Phong Dinh. Thời gian tôi theo đơn vị đi tác chiến tại Cần Thơ, Chương Thiện, đã làm cho Mẹ tôi và cả nhà rất lo lắng. Mẹ tôi cùng các anh chị em trong nhà thường cầu nguyện cho tôi. Những lúc tôi được phép từ Cần Thơ về Sàigon thăm gia đình, Ba Mẹ tôi và mọi người trong nhà gặp tôi đều rất mừng.

Biến cố đau thương 30-4-1975 xảy ra,tôi cùng gia đình vợ tôi phải chạy di tản rời khỏi Sàigon vào đêm 29-4-1975 trong cảnh bom đạn và rối loạn.
Sau 8 ngày lênh đênh trên biển, tôi và gia đình vợ tôi đã đến Phi Luật Tân, và sau đó là đảo Guam. Lòng tôi thật rối loạn, ngoài việc không biết tương lại của mình ra sao với cuộc sống mới tại Hoa Kỳ trong khi Liễu, vợ tôi thì đang mang bầu thằng con trai được 6 tháng. Tôi cũng lo lắng cho Ba Mẹ cùng các anh ch em của tôi không biết họ có bị kẹt lại quê nhà hay không?. Trong khi đó, Mẹ tôi cùng các anh chị em cũng đã đến đảo Guam, riêng Ba tôi và cô em gái kế tôi thì lại bị kẹt ở lại VN. Mãi cho đến khoảng tháng 6 năm 1975 khi Mẹ tôi cùng gia đình vợ tôi đến trại tỵ nạn Ft Chaffee ở Arkansas thì tôi và Mẹ tôi mới liên lạc được với nhau.

Gặp lại nhau, Mẹ tôi kể cho tôi nghe về câu chuyện thương tâm đã xảy ra trong chuyến di tản. Mẹ tôi thì lo giữ sửa cho cháu nội, trong khi ấy chị dâu của tôi thì tay ẩm đứa con trai mới sanh được 3 tháng. Nhưng sau đó, Mẹ tôi và chị dâu tôi bị tách rời ra. Đứa bé vì không có sửa bú mà đã chết một cách đau thương.

Thời gian sống tại Colorado Springs, sau nầy là Denver, thuộc tiểu bang Colorado, Mẹ tôi luôn lo lắng cho Ba tôi và em gái của tôi. Bà thúc đẩy anh chị em chúng tôi phải gởi tiền, quà, cầu nguyện và mau làm thủ tục bảo trợ cho Ba tôi và gia đình em gái tôi được sang Mỹ đoàn tụ.
Tại quê nhà, trong khi chờ đợi để được đoàn tụ cùng Mẹ tôi, Ba tôi đã làm bài thơ: “Xuân Về Nhớ Bạn Đời” gởi đến Mẹ tôi như sau:

 

Chợt thấy mùa hoa nhớ bạn đời
Mấy năm xa cách,vạn trùng khơi
Quê người mình cảm khi mưa tuyết
Đất mẹ ta buồn lúc lá rơi
Bao độ thăng trầm không lẻ bước
Đời phen vinh nhục chẳng dời đôi
Gởi mình lời chúc lời ân ái
Chúa xuống hồng ân độ phước Trời

***
Chúa xuống hồng ân độ phước Trời
Cho mình hạnh phúc chẳng xa vời
Tuổi chiều không lắng tình son thép
Trăng sáng nào soi bóng lẻ loi
Ai đem thời gian khêu lửa sống
Ai đem tâm sấm hương đời
Xuân về mong ước ngày sum họp
Biển cả chung lòng tát phải vơi

Thông thường mỗi năm, Mẹ tôi cũng ráng thu xếp từ Denver bay sang San Jose để thăm gia đình tôi. Mẹ tôi rất thương yêu ba đứa con của tôi. Dịp nầy, gia đình tôi đã đưa Mẹ tôi đi thăm những thắng cảnh tại Cali, cũng như đi thăm Disneyland và Las Vegas .Vì thế, Mẹ tôi rất vui.

Ngày 6-4-1989, đứa con gái út của tôi là Nguyễn Phương Duyên qua đời trong một tai nạn  khi bé chỉ mới 11 tuổi. Đây là một mất mát to lớn nhất trong cuộc đời của vợ chồng tôi. Bé Duyên rất xinh xắn, có đôi má lúm đồng tiền, có nét đẹp giống của tôi và của cả Liễu, vợ tôi. Bé rất ngoan, học giỏi và thường quấn quít bên vợ chồng tôi. Trước khi lên giường ngủ vào mỗi tối, bé Duyên có lệ chạy đến hôn lên má tôi và nói lời chúc Ba ngủ ngon. Bé Duyên qua đời đã được 24 năm, nhưng hình ảnh của bé không bao giờ phai nhạt trong đầu óc của vợ chồng tôi. Ngày đám tang bé Duyên, Mẹ tôi cùng các anh chị của tôi cũng có mặt. Trong nhà quàn ở Oak Hill, San Jose, Mẹ tôi ngồi thừ ra với vẻ mặt rất buốn khi phải mất đứa cháu nội của mình. Mẹ tôi đã nói với tôi: Tội nghiệp bé Duyên quá! Má không ngờ Lá Vàng lại phải đưa Lá Non ngày hôm nay. Má thật rất  buồn !
Sau đó, thì nhạc phụ của tôi là đại tá Mã Sanh Nhơn qua đời vào ngày 13-1-1990, sau cái buồn ray rứt vì mất đi đứa cháu ngoại cưng của ông và cũng vì bệnh tim.

Qua năm 1992, Mẹ tôi mừng rỡ được đón tiếp Ba tôi từ VN sang sau 17 năm xa cách. Đến năm 1993, thì Mẹ tôi lại đón gia đình cô em gái của tôi từ VN sang sau 18 năm đợi chờ. Thế nhưng niềm vui của Mẹ tôi kéo dài chưa được bao lâu thì những tang thương đã xảy đến cho gia đình tôi.

Ngày 27-2-1993, ông anh cả của tôi là nhà báo Nguyễn Vạn Cường qua đời sau một cơn bạo bệnh. Ông anh cả tôi được xem là đứa con trai mà Mẹ tôi thương yêu nhất trong các anh chị em của tôi. Vì ông anh của tôi lúc còn ở VN rất đứng đắn, chửng chạc và phụ giúp Mẹ tôi rất nhiều trong việc nuôi nấng và dạy dỗ các em. Hơn nữa ông anh của tôi rất thương yêu Ba Mẹ tôi và các em. Ông anh cả tôi mất đi đã làm cho Ba Mẹ tôi buồn rất nhiều.

Ngày 7-6-1997, trong một tai nạn xe hơi sau khi đi dự một đám cưới tại Denver đã đánh mất đi mạng sống của bà chị dâu là vợ của ông anh cả. Cũng vì tai nạn nầy, Ba tôi đã bị thưong và qua đời sau ba tháng điều trị tại nhà thương. Ba tôi mất vào ngày 16-9-1997 hưởng thọ được 87 tuổi.

Với những mất mát liên tục xảy ra trong gia đình của tôi đã làm cho Mẹ tôi càng buồn nhiều hơn. Mẹ tôi từ một người có trí nhớ rất tốt. Bà nhớ tất cả ngày, giờ sanh của từng đứa con cả ngày tây và ngày ta. Bà nhớ số điện thọai của nhiều người thân và ngày giỗ của mọi người trong thân tộc. Nhưng sau khi Ba tôi mất đi, mọi trí nhớ của Mẹ tôi hầu như biến đi đâu mất. Những ngày tháng cuối của cuộc đời, trí nhớ của Mẹ tôi lại càng tệ  hơn. Theo như lời cô em của tôi kể lại: ngay cả việc Ba tôi mất, Mẹ tôi cũng không còn nhớ. Thỉnh thoảng Mẹ tôi lại hỏi anh chị em tôi:
-“Ba đâu rồi?”.
Chúng tôi trả lời:
-”Ba đi chơi rồi.”
Mẹ tôi lại hỏi:
-“Sao lâu quá Ba chưa về nhà”.
Nhưng lại có lúc Mẹ tôi lại nhớ rất rõ là Ba tôi mất ngày nào, năm nào. Những lần tôi cùng vợ tôi từ San Jose bay sang thăm Mẹ tôi ở Denver, tôi nhiều lần hỏi Mẹ tôi:
-“Má biết ai nói chuyện với Má không?”.
Mẹ tôi ngồi trên xe lăn, nhìn tôi rồi nói:
-“Thằng cưng Bình của Má chứ ai “.

Thời gian trôi qua, sức khỏe của Mẹ tôi càng suy kém sau khi bị gãy xương hông vì bị té. Bà đã không còn đứng và ngồi được nữa. Thời gian nầy, chị Tú của tôi, tuổi cũng lớn, thật là cực nhọc khi phải chăm sóc Mẹ tôi. Chính vì điểm nầy, các anh chị em của tôi rất thương yêu chị Tú là người chị rất có hiếu và chăm sóc Ba Mẹ tôi rất tận tình cũng như rất thương yêu các em trong nhà. Chị Tú và anh Cường quả rất xứng đáng là hai người con mà Ba Mẹ tôi rất yêu thương .

Ngày 11-5-2004, Mẹ tôi từ giã cõi đời tại nhà của chị tôi ở Denver, Colorado vào lúc sáng sớm, hưởng thọ được 90 tuổi.


Để nói lên niềm cảm xúc khi mất Mẹ, cậu em trai út của tôi là nhà báo Nguyễn Vạn Thắng đã làm bài thơ khi đi viếng mẹ tôi như s
au:
THĂM MỒ MẸ YÊU
                                  
Chiều hôm qua con đến mồ thăm M
Để nhớ ngày Hiền Mẫu kính dâng hoa
Nhưng Mơi! lệ con bỗng nhạt nhòa
Nhìn mộ Mẹ con cúi đầu lặng l

Con làm dấu, đọc kinh lời thật kh
Cho Mẹ hiền an giấc ngủ ngàn thu
Hè chưa sang, còn vương chút sương mù
Lòng đau xót thương Mẹ hiền đã khuất

Ngày Mđi lòng con buồn ray rứt
Giòng thơ nầy con viết tặng Mẹ yêu
Mà giđây nhìn mộ Mẹ tiêu điều
Tim đau xót chạnh lòng thương tiếc nh

Gió vi vu, chỉ mình con bên m
Giọt lệ buồn con khóc để tiếc thương
Tình Mẹ con, chia cắt nỗi đoạn trường
Ơn nghĩa M, bao giờ con quên được

Mẹ ra đi sao ngăn giòng lệ khóc
Mắt lệ nào vùi lấp nỗi đau thương
Chiếc khăn tay con lau giọt lệ trào
Giòng nước mắt... cho Mẹ hiền yêu dấu

 

Mẹ tôi ra đi đã để lại cho tất cả mọi người trong gia đình nhiều nổi thương tiếc. Riêng tôi, có Mẹ là một điều thật diễm phúc và mất Mẹ quả là một mất mát to lớn trong đời./.

NGUYỄN VẠN BÌNH