Kéo chiếc tàu đi hơn 650 cây số, Mực Sư Trí Nguyễn cho biết mình không dấn thân vào chính trị nhưng muốn bày tỏ cảm xúc của mình khi đọc tin tức về tình trạng tồi tệ các người tầm trú đang bị Úc cầm giữ tại đảo Christmas và Manus.
Một người tị nạn Việt Nam sống tại Úc đang tìm cách gây chú ý bằng cách kéo một chiếc tàu đi từ Melbourne đi Canberra (dài hơn 400 miles, tức 650 cây số) để cám ơn người Úc.
Một kẻ qua cầu trước tìm cách xin chính phủ Úc cũng cho “trâu chậm” bớt phải uống nước đục.
Người này tính chuyện về kinh đô để đánh tiếng chuông cầu cứu bằng “việc làm điên rồ.”
Mục Sư Trí Nguyễn. (Hình: Báo The Age)
***
Vào năm 1980, một chú bé lên 10 xuống tàu vượt biên. Con tàu chở theo 68 người tầm trú - như chữ báo chí Úc bây giờ đang dùng – bị hư máy và trôi giạt bốn ngày trên biển Ðông.
Sau bốn ngày, thuyền cặp vào bãi cát. Thuyền vỡ. Mọi người bơi chừng tiếng đồng hồ mới vào đảo. Hòn đảo tuyệt đẹp trong mắt chú bé Việt Nam lên mười.
Nhưng chưa hết choáng ngợp trước cảnh đẹp, chú bé ấy đã thấy một nhóm người trang bị súng ống xông tới. Bọn này trói trẻ em và dẫn đàn ông đi chỗ khác. Người trên đảo nhốt người “tầm trú” vào nhà kho và mỗi ngày cho mỗi người một chút cơm. Khi đêm xuống, chúng sờ nắn thân thể và khám xét từng người để tìm vàng bạc. Trong bóng đêm hãi hùng đó, có phụ nữ đã bị chúng làm hỗn....
Ngày nay, chú bé lên 10 ấy thành mục sư trong hội thánh Tin Lành Baptist tại Moonee Ponds, phía Bắc thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc.
Mục Sư Trí Nguyễn luôn ghi nhớ tấm lòng của người Úc tỏ ra với người tị nạn nói chung và với ba cha con ông gồm thân phụ và chị gái 11 tuổi khi họ đặt chân lên đất mới.
Gia đình người tị nạn này đến Úc vào năm 1982 và sống những ngày đầu tiên tại đất nước “phước đức” ở bên trong Midway hostel tọa lạc tại khu vực Maribyrnong, cũng về phía Bắc thành phố Melbourne.
Vào những năm 1980, người Úc quả là dễ thương. Dân sống chung quanh Midway hostel tình nguyện vào bên trong trại dạy Anh văn. Họ còn khuân hàng mớ quần áo, thức ăn và vật dụng tặng cho người mới đến.
Người Úc tìm cho thân phụ của chú bé (tên là Nang) một việc làm trong bưu điện Úc. Lo cho ba cha con (ông Nang, con gái tên Trang và con trai tên Trí) xong, nhà thờ Tin Lành Baptist ở Moonee Ponds còn giúp gà trống và hai con côi cút được sum họp với mẹ và hai em khác còn kẹt lại tại Việt Nam.
Tám năm sau khi ba cha con đến Úc, họ đã ra phi trường đón mẹ và hai em. Lúc đó là 2 giờ sáng và có hơn 60 người vừa Úc vừa Việt Nam chờ sẵn tại phi trường Tullamarine (Melbourne) đón ba mẹ con từ Việt Nam đến.
Chú bé tị nạn năm nay 42 tuổi tóm tắt quãng thời gian ấy như sau: “Chúng tôi đã đau khổ và đã qua đoạn đường hết sứt gian nan nhưng chúng tôi lại được ấp ủ trong tình thương và được ấm áp nhờ người Úc đón nhận.”
***
Ðể cám ơn người Úc và để quyên tiền giúp cho chương trình xây dựng nhà ở dành cho người tầm trú, Mục Sư Trí Nguyễn đang kéo chiếc tàu đi từ Melbourne qua đoạn dường dài hơn 650 cây số.
Mục Sư Trí Nguyễn đã lên đường vào ngày 16 tháng 3, 2014.
Ông dự trù mất 35 ngày mới đến thủ đô Liên Bang Úc Canberra. Nếu đến được Canberra vào Thứ Sáu tuần thánh 18 tháng 4, 2014, ông sẽ kéo chiếc tàu có ghi hai chữ “Thank you, cám ơn” vào tòa nhà Quốc Hội liên bang Úc và tặng chiếc tàu cho Quốc Hội.
Kéo chiếc tàu đi hơn 650 cây số, Mực Sư Trí Nguyễn cho biết mình không dấn thân vào chính trị nhưng muốn bày tỏ cảm xúc của mình khi đọc tin tức về tình trạng tồi tệ các người tầm trú đang bị Úc cầm giữ tại đảo Christmas và Manus.
Ông nói “Tôi rất tức và cũng rất buồn khi người tầm trú mới đến không được đón tiếp như tôi đã được.”
Người viết bài này đã gởi email cám ơn người tị nạn Trí Nguyễn. Quý độc giả có thể liên lạc với 'người kéo tàu' tại
Có thể bạn không đồng ý với cách làm của người tị nạn này khi “điên rồ” kéo chiếc tàu do cha mình đóng đi từ Melbourne lên Canberra.
Chính mục sư Trí Nguyễn cũng nghĩ là “điên rồ” nhưng ông nói: Ðôi khi phải làm chuyện điên rồ để gây chú ý.