"Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau", tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay,
BS Phạm Đức Vượng, Tân Hội Trưởng, nói mấy lời cùng đồng hương & quan khách và giới thiệu Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới. Trong Ban Chấp Hành ngoài ông Tân Hội Trưởng rất quen thuộc với các sinh hoạt công đồng, người ta còn ghi nhận có những người thường sinh hoạt cùng đồng hương trong nhiều năm như Hội phó Nội Vụ Ông Trần Chánh Tùy, Tổng Thư Ký nhà thơ Chinh Nguyên...…v.v.
Cali Today News - Vào lúc 6:0pm ngày thứ Sáu 28/2/2014 tại nhà hàng Dynasty, đường Story Rd., San Jose, Hội Ái Hữu Đồng Hương Khánh Hòa - Nha Trang tổ chức tiệc họp mặt Tân Niên mừng Xuân Giáp Ngọ. Có khoảng hơn 300 đồng hương, quan khách đến tham dự. Trong số đó có nhiều hội ái hữu cựu quân nhân và đồng hương các nơi: Liên Hội Cựu Quân Nhân - Ông Lê Đình Thọ, Hội Nhân Sĩ Diên Hồng - Cụ Phạm Văn Tường và Ông Chu Tấn, Đền Thờ Đức Thánh Trần Hương Đạo - Ông Nguyễn Hữu Lục, Hội Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện CSQG, Quỹ Tương tế CSQG - Ông Nguyễn Ngọc Thụy, Ông Trần Đức Túc, Ông Lê Văn Thụy, Ông Nguyễn Tấn Lực, Ông Thaí Văn Hòa, Hội Điạ Phương Quân & Nghĩa Quân - Ông Triệu Hà, Ông Nguyễn Văn Khánh, Hội Biệt Động Quân, Hội Thiết Giáp - Ông Phạm Huy Khuê, Hội An Giang - Ông Nguyễn Tấn Thuận, Ông Trần Phước Toàn, Ông Dư Quang Nê, và nhiều hội đoàn ái hữu Nha Kỹ Thuật, Biệt Kích, Lôi Hổ...v.v.
Lễ chào cờ và mặc niệm diễn ra lúc 7:30pm. Trong phần tưởng niệm có nhác đến các vị có công đóng góp cho hội nhà như Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn…v.v.
Ngày hội Khánh Hòa - Nha Trang trên đất Bắc Cali
Một đại diện của ban Tổ Chức ngỏ lời chúc mừng năm mới, chúc sức khoẻ đồng hương và quan khách. BS Phạm Đức Vượng, Tân Hội Trưởng, nói mấy lời cùng đồng hương & quan khách và giới thiệu Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới. Trong Ban Chấp Hành ngoài ông Tân Hội Trưởng rất quen thuộc với các sinh hoạt công đồng, người ta còn ghi nhận có những người thường sinh hoạt cùng đồng hương trong nhiều năm như Hội phó Nội Vụ Ông Trần Chánh Tùy, Tổng Thư Ký nhà thơ Chinh Nguyên...…v.v.
Sau đó BTC có lời cảm ơn vị cựu Hội Trưởng, Ông Victor Wang, và trao quà lưu niệm.
Phát lộc đầu năm cho các cháu, và sau đó là phần văn nghệ đón Xuân với cá vũ nhạc do con em đồng hương Nha Trang Khách Hòa trình diễn. Xen kẻ có phần xổ số lấy hên đầu năm vơi các phần quà giá trị như vòng ngọc, dây chuyền hột xoàn, tiền mặt….v.v. Giá vé số là $5/vé. BTC xổ số trước là lấy hên và sau là gây quỹ cho Hội.
Như những cuộc vui họp mặt năm mới, người đến dự là đồng hương và một số quan khách “trả lễ” trong các tiệc tùng trong năm theo cổ tục “Bánh đúc trao đi, bánh quy trao lại” để “đáp lễ” trong việc giao tế. Một tập quán “làng xã” rất đẹp để tạo sự đoàn kết xóm làng. Nhưng khi đã ra “làng” thì “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, đó cũng là một nét đẹp xưa cần giữ gìn. Ngày nay thế hệ trẻ “văn minh” không còn cảnh “chiếu trên chiếu dưới” của đình làng, nhưng chào hỏi, “tay bắt mặt mừng”, “cách cho quý hơn của cho” vẫn là nét văn hóa mà nhiều người cao niên vẫn khuyên bảo con cháu trong các buổi họp mặt với khẩu hiệu “Giữ gìn văn hóa Việt”…...v.v.
Tưởng cũng nên biết thêm một đôi nét về Khánh Hòa, Nha Trang. Truyền Hình Cali Today đã đưa tin: Tham dự Tất Niên với đồng hương Nha Trang, người ta không quên Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Việt. Khánh Hòa có bờ biển dài hàng trăm cây số, bờ biển tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, khí hậu và địa hình của biển Nha Trang có các điều kiện cho việc du lịch và nghiên cứu hải dương học.
Và theo tài liệu sử địa: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Phần, Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, phía Đông là biển Đông. Tỉnh Khánh Hòa có mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Đông trên đất liền của nước ta. Dân số tỉnh Khánh Hòa (năm 2009) là 1,160.100 người. Diện tích tự nhiên gồm cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5,197 km2. Bờ biển dài 385 km, với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, Khánh Hòa có quần đảo Trường Sa, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu.
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Khánh Hoà luôn chan hòa ánh nắng, nhiệt độ trung bình hàng năm 26oC, thuận lợi cho phát triển du lịch. Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chánh của tỉnh Khánh Hòa
Về lịch sử: Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau", tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
Về địa danh "Nha Trang", trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17 đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang). Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ 17 mang tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang). Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh nổi tiếng này.
Trong Phủ Biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như "đầm Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang".
Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm (hay còn gọi là Bà Bật) quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần đã sai quan cai cơ Hùng Lộc Hầu đem 3000 quân sang đánh. Thất bại, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía bắc (nay là các huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh) và phủ Diên Ninh gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía nam (nay là các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận), giao cho Hùng Lộc làm thái thú. Từ đó, vùng đất này đã trở thành lãnh thổ Việt Nam và công cuộc khai khẩn lập làng của người Việt được đẩy mạnh. Dân cư sống tập trung tại các vùng hạ lưu sông Dinh và sông Cái. Đến năm 1690, phủ Thái Khang được đổi tên thành phủ Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh.
Vào năm 1771, ba anh em Tây Sơn dấy binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận. Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh lấy lại được hai vùng trên. Tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang.
Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Nguyễn Ánh sai người xây thành Diên Khánh, lập xưởng đóng thuyền. Sau đó, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu còn hai lần đem quân vào đánh nữa vào các năm 1794, 1795 nhưng đều không thành.
Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lỵ đã được chuyển từ đây sang phủ Diên Khánh. Năm 1808, Dinh được đổi thành Trấn. Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa, còn phủ Bình Hòa trở thành phủ Ninh Hòa.