Home Gia Đình CSQG Hình Ảnh Sinh Hoạt Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Bắc Cali Mừng Tân Niên

Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Bắc Cali Mừng Tân Niên PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Bình   
Thứ Bảy, 25 Tháng 2 Năm 2012 09:11

Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia, Hội Ái Hữu Học Viện CSQG, và Quỹ Tương Tế CSQG đã rộn ràng tổ chức tiệc họp mặt mừng năm mới Nhâm Thìn.

Vào lúc 11:00am ngày Chúa Nhật 19/2/2012 tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose, Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia, Hội Ái Hữu Học Viện CSQG, và Quỹ Tương Tế CSQG đã rộn ràng tổ chức tiệc họp mặt mừng năm mới Nhâm Thìn. Trên sân khấu thiết trì một bàn thờ Tổ Quốc, trang trí cờ Việt Mỹ cùng hoa mai hoa đào. Không khí thật náo nhiệt.

Hiện diện trong buổi tiệc có khoảng gần 300 cựu CSQG và quan khách tham dự. Trong số đó có cựu Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình Tư lệnh CSQG, cựu Đô Đốc Trần Văn Chơn Tư lệnh Hải Quân, GS Nguyễn Văn Canh, TS Trần An Bài, BS Trần Công Luyện, BS Phạm Đức Vượng, cựu Trung tá Lương Văn Ngọ Tập Thể CSVNCH, cựu Trung tá Đỗ Hữu Nhơn LLĐB, Thiếu tá Trần Ngãi LLĐB, Ông Phan Tấn Ngưu Tổng Hội Trưởng CSQG, cụ Nguyễn Hữu Hản Hội Người Việt Cao Niên, ông  Mai Khuyên Khu Hội, các hội đoàn quân đội: Hội BĐQ, Hội TQLC, Hội LLĐB, Hội Nữ Quân Nhân, Hội ĐPQ&NQ, Khối 8406, Liên Hội CQN Bắc Cali, Hội Pháo Binh, Hội Thiết Kỵ, Hội Bình Điền; các hội đoàn dân chính: Hội Quảng Ngãi, Hội Tây Sơn Bình Định, Hội An Giang, Hội Lão Thành, Hội Tương Trợ Lạc Việt, Ủy Ban Chống Cộng Bắc Cali, Hội Cao Niên Stockton…các cơ quan truyền thông báo chí

Ông Thái Văn Hòa, thay mặt BTC, chào mừng chúc tết cảm ơn quan khách, thân hữu và đọc chương trình buổi lễ. Tiếng trống lân dồn dập hòa lẫn với tiếng nổ của 10 ngàn trái pháo và nghi lễ chào cờ bắt đầu.

Lễ khai mạc trang trọng với nghi thức chào quốc kỳ Việt Mỹ, phút mặc niệm tưởng nhớ đồng bào, quân dân cán chính VNCH, và 58 ngàn quân nhân Mỹ hy sinh tại VN để bảo vệ tự do Ông Nguyễn Ngọc Thụy điều khiển. Hai hàng quân danh dự trong bộ lễ phục đại lễ dàn chào trước lễ đài, ban hợp ca cùng cất cao tiếng hát bài Quốc Ca VNCH. Phút truy điệu đặc biệt do ông Thái Văn Hòa đọc trong tiếng nhạc đệm bài hồn tử sĩ gây xúc động lòng người.

BTC mời Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đô Đốc Trần văn Chơn, TS Trần An Bài, GS Nguyễn Văn Canh, Ông Phan Tấn Ngưu, Ông Trần Đức Túc, Ông Nguyễn Ngọc Thụy niệm hương trước bàn thờ. Bản hợp ca Cả Nước Đấu Tranh do ban hợp ca CSQG trình bày để chấm dứt phần nghi lễ khai mạc.

Sau nghi lễ khai mạc, Ông Trần Quốc Nại và Nguyễn Bạch Túc giới thiệu thành phần quan khách tham dự.

Ông Trần Đức Túc, Hội Ái Hữu LL/CSQG Bắc Cali, thay mặt BTC đọc diễn văn chào mừng quan khách. Ông trình bày mục đích của buổi tiệc là để tạo điều kiện cho các  thành viên của đại gia đình CSQG gặp mặt nhau trong những ngày đầu năm thăm hỏi chúc tết, tâm tình cùng nhau. Cũng trong dịp này ông trình bày các sinh hoạt của 3 hội:  Ái Hữu CSQG, Học Viện CSQG, Quỹ Tương Tế. Ông cũng khái lược về tổ chức của CSQG. Theo đó, LL/CSQG của VNCH có nhiều nhiệm vụ đặc biệt hơn là người ta biết. CSQG là lực lượng giữ gìn an ninh, thi hành luật pháp quốc gia, chống tình báo xâm nhập…v.v.

Sau bài diễn văn chào mừng là lời Chúc Xuân, những bài ca Xuân. Trong chương trình ngoài phần văn nghệ còn có phát thưởng cho các em học sinh xuất sắc, phát hành đặc san Phượng Hoàng Xuân Nhâm Thìn, xổ số may mắn đầu năm.

Nhìn chung, tiệc tân niên của các hội đoàn người Việt tại địa phương đều mang hình thức giống nhau, chào xuân, đón năm mới, chúc tết…nhưng các hội đoàn quân đội, cảnh sát còn mang sắc thái đấu tranh giữ gìn truyền thống của một tổ chức mang nặng hoài bảo giải phóng đất nước được tự do no ấm. Lực Lượng CSQG trong dịp đầu Xuân đã có những bài ca đấu tranh cho tự do, cho nhân quyền; đặc biệt là bài ca Anh Là Ai  của nhạc sĩ Việt Khang vừa bị bắt tại VN do ông Nguyễn Ngọc Thụy trình bày. Trong dịp này, người cựu Tư Lệnh CSQG, Tướng Nguyễn Khắc Bình trả lời một cơ quan truyền thông cho biết Lực Lượng CSQG  trong vai trò của mình vẫn cố gắng đóng góp phần mình trong công cuộc đấu tranh đem tự do no ấm cho đất nước.

Vài nét về Cảnh Sát Quốc Gia

Nói đến Ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nhiều người chỉ hiểu về những người chỉ có Nhiệm Vụ Giữ Gìn An Ninh Trật Tự, hoặc Điều Hòa Lưu Thông ở khắp các Thành Phố, Thôn Xóm...Theo một số tài liệu có thể hiểu khái quát ngành CSQG Việt Nam Cộng Hòa thành hình như sau.

Năm 1946, Pháp đã chiếm lại một số lãnh thổ trên các Miền Bắc, Trung và Nam đặt lại nền đô hộ trên các phần đất chiếm lại. Tại các địa phương đó, Pháp đã trao lại cho các Chính Khách thân với họ để lập nền Hành Chánh địa phương. Tại mỗi địa phương đều thành lập 1 Cơ Quan An Ninh riêng để giữ gìn an ninh và trật tự cho chính quyền địa phương và bảo vệ phần nào dân chúng trở về sau cuộc chiến.

Năm 1948, vua Bảo Ðại đứng ra thành lập một Chính Phủ Lâm Thời và giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng. Sắc Lệnh Số 48/SG ngày 18/2/1948 tổ chức các Cơ Quan trực thuộc Thứ Trưởng Nội Vụ, trong đó có một “Ty Giám Ðốc Cảnh Sát và Mật Thám Quốc Gia”.

Nghị Ðịnh Số 59/BNV ngày 24/4/1950 của Thủ Tướng, quy định việc tổ chức Ngành Công An và Cảnh Sát Quốc Gia.

Sắc Lệnh Số 81/CA ngày 29/11/1951 thiết lập các Ngạch Cảnh Sát và Công An, ấn định thể thức tuyển dụng, ngạch trật...v.v.

Ngày 23/6/1954 Ông Ngô đình Diệm về nước lập Chính Phủ với tư cách Thủ Tướng do Quốc Trưởng Bảo Ðại chỉ định. Nền Hành Chánh, Quân Sự và Cảnh Sát Công An tại Bắc Phần và các tỉnh Bắc Trung Phần đều triệt thoái vào Nam, từ Vĩ Tuyến 17 trở xuống.

Ngày 7/10/1954 các Cơ Quan An Ninh Pháp hoàn tất việc chuyển giao Cảnh Sát Công An cho Việt Nam. Thời kỳ này, Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An là Ông Lai Văn Sang đảm trách.

Sắc Lệnh Số 120/CV ngày 25/10/1954 thiết lập các Ngạch Điều Khiển và cải tổ Ngành Cảnh Sát Công An.

Ngày 26/3/1955 Nha Cảnh Sát Ðô Thành (Sài Gòn) được thành lập, chỉ thuộc quyền Ðô Trưởng mà không thuộc quyền Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An.  Ðại Tá Nguyễn Ngọc Lễ do Nghị Định ngày 24/4/1955 của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thay thế Ông Lai Văn Sang.

Ngày 28/5/1955, đánh dấu giai đoạn chuyển hướng nền Hành Chánh, nói chung, và Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Trong chiều hướng canh tân.

Ngày 8/12/1956, Ðại Tá Phạm Văn Chiểu thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ.

Ngày 6/6/1960, bắt đầu phát thẻ căn cước bọc nhựa cho dân chúng Ðô Thành do Cảnh Sát Công An đảm trách.

Ngày 13/11/1961, Ðại Tá Nguyễn Văn Y được cử làm Tổng Giám Ðốc thay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là. Dưới thời Ðại Tá Y nhiều thay đổi quan trọng trong Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Ngoài những nhiệm vụ thường lệ, còn có thêm một Cơ Quan Tình Báo khác, đó là Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo.

Theo Sắc Lệnh Số 146/NV ngày 27/6/1962, Ngành Cảnh Sát và Công An được hợp nhất và cải tổ thành Cảnh Sát Quốc Gia có nhiều khối:

 Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt: Nghiệp vụ về Tình Báo và Phản Tình Báo, để ngăn ngừa và đối phó với những hoạt động xâm nhập và phá hoại của Cộng Sản  Khối Tư Pháp: Cấp phát Căn Cước, Tổng Văn Khố, Giảo Nghiệm, Cảnh Sát Hành Chánh, điều tra Tư Pháp và Ngoại Kiều. Khối Hành Chánh: Nhân Viên, Kế Toán, Tiếp Liệu, Truyền Tin, Nội Dịch và Huấn Luyện.

Sắc Lệnh Số 19/NV ngày 27/1/1965, qui định việc thành lập Cảnh Sát Dã Chiến tại Tổng Nha. Sau đó, do Sắc Lệnh Số 42/NV ngày 17/7/1965, quy định tại Tổng Nha có thêm Khối Yểm Trợ, gồm có Lực Lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Giang Cảnh. Một Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến được thành lập tại Ðà Lạt.

Vào năm 1965, Tổng Nha được tuyển dụng những nhân viên có bằng cấp Tú Tài trở lên được theo học các Khóa Sĩ Quan Cảnh Sát để thành những cấp chỉ huy tương lai. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được thành lập để đào tạo những người này thành những Biên Tập Viên (có Tú Tài II) và Thẩm Sát Viên (có Tú Tài I) và phải qua một kỳ thi tuyển. Cho đến ngày 12/3/1966, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia mới được hợp thức hóa bằng Nghị Ðịnh Số 416/NÐ/NV. Thời gian học của các Sĩ Quan này là 1 năm. Khóa 1 Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng ngày 1/3/1966 tại Trai Lê văn Duyệt, trong khu Biệt Khu Thủ Ðô Sai Gòn. Viện Trưởng Học Viện đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Ðàm Trung Mộc

Sắc Lệnh Số 17A/TT/SL ngày 1/3/1971 thành lập Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia thay Tổng Nha trước đây và các hệ thống trực thuộc như sau:

-Bộ Tư Lệnh.

-Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Khu I, II, III, IV và Thủ Ðô.

-Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia của Tỉnh, Thành Phố biệt lập (như Ðà Nẵng, Vũng Tàu...) hay các Quận ở Thủ Ðô.

-Bộ Chỉ Huy Quận của các Tỉnh hay các Thành Phố biệt lập.

-Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia ở Xã hay Phường ở Thủ Ðô.

Sắc Lệnh Số 59/SL/NV ngày 22/6/1971, ấn định cấp bậc, chỉ số lương, cấp hiệu nhân viên các cấp của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia giống như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm có: Cảnh Sát Viên-Trung Sĩ, Thượng Sĩ Cảnh Sát.-Thiếu Úy, Trung Úy, Ðại Úy Cảnh Sát.-Thiếu Tá, Trung Tá, Ðại Tá Cảnh Sát.-Chuẩn Tướng, Thiếu Tướng, Trung Tướng Cảnh Sát.Mỗi cấp có nhiều bậc, để được cứu xét trong mỗi kỳ thăng thưởng hàng năm hay đặc biệt (đặc cách vì chiến công).

Việc cải chuyển từ Ngạch cũ ấn định bởi Sắc Lệnh 81/CA ngày 19/11/1971 qua cấp bậc mới cho Nhân Viên Cảnh Sát Quốc Gia và cho Nhân Viên Biệt Phái được thực hiện từ tháng 7 năm 1971. Ngày 1/6 hàng năm được ấn định là Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia từ năm 1971.

Nhân số Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã tăng đến 135, 000 người vào năm 1975 để đáp ứng với nhu cầu