Home Biến Cố CG SJ Sinh Hoạt Tưỏng niệm ông Seaman, Rể Mỹ của Cộng Đồng Công Giáo Việt

Tưỏng niệm ông Seaman, Rể Mỹ của Cộng Đồng Công Giáo Việt PDF Print E-mail
Tác Giả: Tiến Sĩ Trần An Bài   
Chúa Nhật, 26 Tháng 9 Năm 2010 14:05

 Lời tâm tình của Tiến Sĩ Trần An Bài trong lễ An Táng ông Mark Lee Seaman.

LỄ AN TÁNG ÔNG MARK LEE SEAMAN
(December 30, 1947 - June 16, 2009)
tại Đền Thánh Tử Đạo VN ngày 27-6-2009

Ca dao VN mình có câu:

"Con gái là con người ta,
Con dâu mới thật mẹ cha mua về."

Ý nghĩa câu ca dao này ngày nay chắc không còn đúng nữa, nhất là đối với các gia đình VN tỵ nạn trên đất Hoa Kỳ này. Trong nhiều gia đình, con gái quán xuyến mọi việc, còn con trai, chẳng làm nên tích sự gì.

Riêng đối với trường hợp ông Mark Seaman thì câu ca dao rõ ràng không đúng, vì kể từ khi kết hôn với bà Hương thì ông Mark bỏ nếp sống Mỹ và hoàn toàn sống theo phong tục, văn hóa VN. Cho nên, chắc câu ca dao ấy phải đổi lại như sau:

"Con trai vứt bỏ ngoài đường,
Con rể mới thật vợ thương đem về."

Đúng vậy, trước tiên, khi kết hôn với bà Hương, ông Mark trở lại Đạo Công Giáo. Sau đó, ông tập ăn cơm bằng đũa, tập ăn rau muống, ăn cà ghém mắm tôm và nước mắm.

Nhà của ông bà Seaman ở Monterey vào năm 1975 chật ních những người Việt tỵ nạn đến tạm trú.

Khi về San Jose, ông Mark Seaman gia nhập Cộng Đồng CG VN và tham dự các sinh hoạt như một tín hữu VN:

- Ông đi lễ Việt Nam.
- Ông gia nhập Đoàn LMTT.
- Vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo VN, ông mặc áo quan VN, đội mũ cánh chuồn, đi rước kiệu.
- Thứ Năm Tuần Thánh, ông mặc áo tang, tay đánh trắc, vai khênh quan tài Chúa vào Mồ Thánh.
- Trong các thánh lễ Chúa Nhật, ông cầm giỏ đi xin tiền. Nhiều giáo dân VN rất ngạc nhiên và hỏi nhau: "Ông Mỹ này là ai vậy?" Tôi trả lời: "Ông ta là rể của Cộng Đồng VN đấy!"
- Và khi ông chết, các lời kinh, các bài hát, các nghi thức cũng đều bằng tiếng VN và do các Linh Mục VN cử hành.

Tóm lại, ông Mark Seaman tuy hình dạng bề ngoài là nguời Mỹ, nhưng trái tim ông đã hoàn toàn là người VN rồi. Nếu CĐ người Việt tỵ nạn đã coi các linh mục Đỗ Minh Trí và Jo Devlin là những ân nhân vĩ đại của họ thì ông Mark Seaman cũng xứng đáng được tôn vinh như vậy.

Khi còn sống, ai cũng thấy bà Hương là người rất hạnh phúc. Ông săn sóc bà như thể "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Nhìn cung cách ông dìu bà từ bãi đậu xe vào chỗ ngồi trong Đền Thánh, nhiều người vợ VN cũng muốn được hưởng niềm hạnh phúc như bà Hương. Bà Hương kể với tôi rằng vào buổi sáng ngày ông Mark qua đời, ông hôn bà và nói: "I love you". Và bà cũng hôn ông: "I love you, too". Và đó là những lời cuối cùng hai người trao đổi với nhau trước khi ông âm thầm lặng lẽ về bên kia thế giới.

Tôi nhớ đến một câu thơ tiếng Mỹ không rõ tác giả:

Perhaps my time seemed all too brief,
Don't lengthen it with undue grief.
Lift up your hearts,
and share with me,
God wants me now…
He's set me free.

Thưa Bà Hương,

Chúng tôi xin chia sẻ nỗi buồn và sự mất mát to lớn của bà. Nhưng, là người Công Giáo, tôi tin rằng bà hiểu điều này: Hạnh phúc không phải chỉ là có được những gì người ta mong muốn, mà nhiều khi còn là can đảm và vui vẻ chấp nhận những gì xảy ra trong cuộc đời - có khi ngược với ý muốn của mình - và tin rằng đó là do Thiên Chúa an bài.

Bố mẹ ông Mark Seaman đã qua đời. Ông bà có 2 người con: Đó là bà Sherril Seaman và ông Mark Seaman. Bà Sherril có chồng và 2 con cũng đang hiện diện trong Thánh lễ này.

To the Seaman family,

    On behalf of the Vietnamese community, thank you for joining us today to honor the life of Mark. I am happy to see that you are wearing the white headband. It is a Vietnamese custom and I know that this is what Mark would have wanted... because Mark had a Vietnamese heart. He was never a stranger to anyone that came into his life. He always smiled and never complained about anything. Mark is an excellent example to all of us. We all carry and will continue to carry our great memories of him.

Mark, Rest in peace. Xin hãy an nghỉ bình yên. I love you...  We all love you.